Trước đó, không thi đỗ đại học, anh học một trường cao đẳng gần nhà. Suốt thời sinh viên, anh không cố gắng học hành, liên tục bị nợ môn. Sau nhiều lần gia đình hối thúc, anh mới chú tâm học tập và ra được trường.
Chúng tôi quen nhau khi cùng làm chung tại công ty của người họ hàng anh. Thời gian đó, ấn tượng bởi vẻ ngoài đẹp trai cùng tính cách phóng khoáng, tôi đồng ý hẹn hò chỉ sau một thời gian ngắn anh theo đuổi.
![]() |
Chúng tôi cưới nhau khi tôi mang thai đã sang tháng thứ 5. Nếu cuộc sống trước khi cưới vui vẻ, thoải mái bao nhiêu thì sau hôn nhân, chúng tôi chỉ toàn cãi vã, bất đồng.
Anh không chí thú làm ăn. Khi tôi phàn nàn, anh kêu việc ở công ty cũ không hợp, đòi nghỉ việc. Sau khi nghỉ việc, anh đi phỏng vấn vài nơi nhưng không chỗ nào giữ được chân anh lâu.
Cuối cùng, anh đòi mở một quán cà phê để kinh doanh. Bao nhiêu vàng cưới và tiền được mừng của 2 vợ chồng, anh đều đổ vào đó. Ngoài ra, chồng tôi còn vay mượn thêm bạn bè, người thân. Nhưng công việc kinh doanh không thuận lợi, chỉ sau hơn 1 năm, anh đành phải sang nhượng cửa hàng, chấp nhận thua lỗ.
Sau việc đó, anh chán nản, không còn muốn làm gì. Hằng ngày, cuộc sống 2 vợ chồng chỉ trông chờ vào khoản lương của tôi. Có thời gian nhàn rỗi, anh lại sa đà vào lô đề, cờ bạc.
Khi tôi phát hiện ra, khoản nợ của anh đã lên tới 500 triệu đồng. Lúc này, vừa nuôi con nhỏ vừa gánh khoản nợ của chồng, cuộc sống của gia đình tôi rất ngột ngạt.
Anh khóc lóc, xin lỗi tôi vì đã gây ra chuyện tày đình này. Tôi quá buồn, không thể nói được gì hơn. Hai vợ chồng tìm mọi cách để xoay tiền trả nợ nhưng lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền chúng tôi lo được chẳng đáng là bao.
Vừa rồi, bố tôi bán được miếng đất có vị trí đẹp ở quê trị giá 1 tỷ đồng. Đây là miếng đất cả đời ông bà gom góp mua được.
Chồng tôi nghe chuyện bố vợ bán đất thì vui vẻ hẳn ra. Anh có ý định vay ông bà số tiền đó để trả nợ. Sau này, anh sẽ phấn đấu làm ăn rồi trả lại ông bà.
Anh khẳng định như đinh đóng cột điều ấy nhưng tôi không tin tưởng anh. Bản tính không kiên trì, không chí thú làm sao anh có thể ‘lội ngược dòng’ như vậy.
Nếu lỡ anh không trả được khoản nợ, tôi mặt mũi nào nhìn bố mẹ? Là con gái, đi lấy chồng, chưa thể báo hiếu được cho ông bà nay còn lấy tiền của bố mẹ đi trả nợ lô đề cho chồng, tôi không đành lòng.
Nhưng chồng tôi không hiểu điều đó. Anh trách móc tôi không biết thương chồng. Sau đó, anh trực tiếp gọi điện về cho bố tôi để vay mượn.
Biết bản tính chồng tôi bốc đồng, ham chơi, bố tôi không đồng ý. Ông hứa chia đều 500 triệu cho 3 con (trong đó có tôi), số tiền còn lại ông bà sẽ gửi ngân hàng phòng lúc tuổi già ốm đau.
Chồng tôi nghe thấy vậy đã tỏ thái độ hậm hực. Trước mặt tôi, anh liên tục dùng những từ ngữ không hay để nói về gia đình vợ. Anh cũng tuyên bố sẽ không bước chân đến nhà bố mẹ vợ nữa.
Thậm chí, anh còn đổ lỗi cuộc đời anh khó khăn, vất vả là vì không lấy được người vợ biết vun vén, hỗ trợ chồng và nhà vợ thì không giúp đỡ được gì.
Tôi cảm thấy rất căng thẳng. Tôi biết, chúng tôi sẽ chẳng thể ở cùng nhau lâu dài. Tôi chỉ chia sẻ lên đây để được nhẹ lòng hơn, cảm ơn mọi người đã lắng nghe câu chuyện của tôi.
Sau trận cãi vã giữa bà nội và bà ngoại, gia đình nhỏ của tôi đứng trên bờ vực tan vỡ.
" alt=""/>Chuyện đau lòng sau khoản tiền tỷ bán đất của người bố vợLúc khách khứa về gần hết, chỉ còn vài thanh niên ngồi lại, chồng tôi cứ khua chân múa tay gọi tôi mang rượu ra. Tôi không đáp lời thì anh tự đứng lên, lấy rượu.
Lúc đó, vì đã quá giận nên bố tôi giằng lấy chai rượu từ tay anh, bảo anh và mọi người không nên uống nữa, giữ sức khỏe cho bản thân.
Nhóm thanh niên trẻ không dám cãi lời bố nên xin phép ra về. Nhưng chồng tôi thì khác, anh tuyên bố giữa nhà rằng bố mẹ vợ coi thường anh, nghĩ anh là kẻ nát rượu nên cư xử với anh rất tệ.
Nói xong, anh lấy xe máy về Hà Nội một mình. Tôi giữ anh không được.
Từ đó, anh không bao giờ bước chân về nhà tôi nữa. Đám cưới em trai, mẹ tôi gọi điện cho anh, nhưng anh không đến, cũng không hỏi han.
Cả nhà tôi đều chán nản, trách móc anh rất nhiều khiến tôi đau lòng đến mức đã ra tòa nộp đơn ly hôn. Tuy nhiên, vì các con đang tuổi lớn, tâm lý nhạy cảm nên tôi cố giữ lại gia đình.
Gần đây, bố tôi ốm nặng. Lúc nói chuyện với tôi, bố bảo, bố vẫn ân hận vì một chút ứng xử không khéo đã khiến vợ chồng tôi không vui vẻ với nhau. Bây giờ, bố chỉ muốn gặp mặt đầy đủ các thành viên trong gia đình, ăn một bữa cơm đầm ấm.
Tôi thương bố trào nước mắt. Về nhà, tôi nói với chồng về việc bố ốm nặng. Nhưng anh không quan tâm, cũng không nhắc đến chuyện về thăm bố.
Tôi bức xúc lắm. Càng bức xúc bao nhiêu thì tôi lại thương bố bấy nhiêu.
Tôi phải làm gì lúc này? Chẳng lẽ, vì mong muốn lúc cuối đời của bố, tôi phải van xin anh ta đến thăm ông hay sao?
Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Sáng nay, chồng tôi xách vali ra khỏi nhà sau khi ký vào đơn ly hôn. Tôi khá hụt hẫng nhưng cũng không muốn giữ anh ta ở lại nữa.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ có chồng 10 năm không nhìn mặt bố vợHai vợ chồng tôi như hai cây trụ cùng chống kinh tế gia đình, không được quyền nghỉ ngơi. Nhà cửa, con cái, trách nhiệm với anh em, cha mẹ.. cứ ầm ập tới khiến chúng tôi chẳng đỡ nổi. Đến ngày cơ thể "giơ cờ trắng" đầu hàng thì vợ chồng tôi đồng loạt phải từ bỏ công việc để nghỉ dưỡng thương.
Chồng tôi xưa cũng làm việc đến nỗi có lần không lái xe đi làm nổi, phải nhờ tôi chở đi. Đến chỗ làm thì anh gục luôn, may mà tôi chở thẳng vào bệnh viện kịp thời. Vậy mà vừa truyền nước, tỉnh dậy cái là chồng nằng nặc tới công ty vì đơn hàng phải xuất cho kịp. Vì điều này mà gia đình tôi suýt đổ vỡ.
Có ngày chồng nuốt gần chục viên thuốc chống đau đầu. Lúc đầu tôi khuyên thì anh phản ứng lại rất gay gắt, tôi cũng bị trầm cảm theo vì vừa phải cáng đáng việc nhà, con cái, nội ngoại để gánh vác ngang ngửa với chồng. Thú thật, có lúc tôi chỉ trông cho anh bệnh một trận "sống chết" cho tỉnh ra.
>> Tôi thức ba ngày hai đêm chạy deadline, chồng làm việc 18 tiếng mỗi ngày
Ước đâu có đấy, rồi ngày ấy cũng đến: chồng nằm một tháng không dậy nổi. Lúc nghe chồng hỏi ý "cho phép" anh nghỉ làm mà tôi "mừng gần chết". Tôi đáp: "Tụi mình cũng đủ sống rồi, nghỉ ngơi giữ sức khỏe chứ anh có gì thì 'ruộng người ta cày, con người ta sai, vợ người ta xài', lúc đó hối không kịp". Vậy là chồng cười ha hả và ở nhà vui vẻ nấu cơm, lau nhà, rửa chén, dạy con...
Cũng may nhờ dừng đúng lúc mọi thứ đến nay đã ổn, vào guồng hết. Ngẫm lại, nếu sống cho riêng mình thôi thì chẳng cần "làm tới chết" như thế. Nhiều khi ôm đồm, lo cho gia đình, cha mẹ, anh em, con cái chu toàn quá cũng là cái dở.
Thiết nghĩ, các bạn trẻ ngày nay cứ cố chịu mang tiếng ích kỷ một chút mà lo cho bản thân còn hơn. Cái gì quá sức thì thôi không quản nữa, biết cách từ chối hay thương lượng lại với những nhu cầu từ người thân, báo hiếu cũng trong giới hạn khả năng chứ đừng vì cha mẹ kỳ vọng mà cố, anh em hỗ trợ được thì vui còn không thì "ai có phận nấy"... Làm "bán sống bán chết" thì tới chừng đổ bệnh nan y có khi lại gây khổ thêm cho người nhà. Lúc đó thấm tình đời "rét lạnh" còn tuyệt vọng hơn nữa.
" alt=""/>Tôi 'mừng gần chết' khi chồng chịu từ bỏ công việc