![]() |
Hàng loạt cao ốc, chung cư với hàng nghìn căn hộ được xây dựng trong các hẻm nhỏ đã gây ra thảm cảnh ùn tắc giao thông thường xuyên và nguy hiểm nhất là rủi ro khi có sự cố cháy nổ. Tình trạng này đang xảy ra nhiều nơi ở TP.HCM.
![]() |
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, con hẻm nhỏ trên đường Tô Hiến Thành (quận 10) chỉ vài mét, dọc 2 bên hẻm nhà cửa san sát nhau với lưu lượng người xe lúc nào cũng tấp nập.
![]() |
Tuy nhiên ngay ở cuối con hẻm chỉ vừa đủ chiếc xe hơi lưu thông này, một chung cư cao hơn 10 tầng có diện tích 1200m2 với 50 căn hộ, trung tâm thương mại...đã đi vào hoạt động, khiến giao thông qua khu vực này luôn trong tình trạng quá tải.
![]() |
Trong con hẻm nhỏ số 262 trên đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú, hàng loạt căn hộ chung cư đã hoàn thành, đang thi công và sắp triển khai khiến người dân sống ở khu vực này vô cùng bất an, lo lắng.
![]() |
"Hẻm nhỏ chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân xưa nay. Thế nhưng hàng loạt căn hộ, chung cư được xây dựng, tương đương với lượng cư dân đổ về đông đúc, trong khi đường xá không mở rộng thì làm sao không quá tải, không ùn tắc. Điều lo lắng nhất là nếu xảy ra thảm họa cháy nổ thì hậu quả sẽ rất thảm khốc", người dân ở hẻm 262 Lũy Bán Bích, bày tỏ.
![]() |
Theo ghi nhận của Kiến Thức, trong con hẻm 262 chỉ rộng chưa đến 5m nói trên, đang có 3 chung cư mọc lên san sát nhau. Đó là chung cư Lotus Garden 2 block cao 21 tầng với gần 600 căn hộ; 1 chung cư đối diện với 523 căn hộ, 1300 chỗ đậu xe máy và ô tô. Cạnh đó là 1 chung cư cao hàng chục tầng đang rầm rộ xây dựng.
![]() |
Theo ông Đinh Duy Trinh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn bất động sản Việt Nam, việc xây dựng các cao ốc, chung cư trong các con hẻm nhỏ là rất nguy hiểm. Không chỉ làm quá tải hạ tầng giao thông, gây kẹt xe, ngập nước; quá tải về hạ tầng dịch vụ y tế, giáo dục...mà còn ảnh hưởng đến an toàn PCCC.
![]() |
"Khi xảy ra sự cố, phương tiện cứu hỏa sẽ khó tiếp cận vì con hẻm đã nhỏ hẹp, người dân còn cơi nới, lấn chiếm. Trong khi đó tại các chung cư, cao ốc hiện nay, các phương tiện chữa cháy chưa thể tiếp cận được các tầng cao nhất của tòa nhà", ông Trinh chia sẻ thêm. Hình ảnh dự án căn hộ trong con hẻm số 239 đường Khuông Việt, quận Tân Phú.
![]() |
Ông Lê Hòang Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, việc nhiều chung cư, cao ốc chen trong các con hẻm nhỏ là hệ lụy từ việc cấp phép quy hoạch trên giấy, dựa vào quy hoạch đường dự phóng chứ không phải dựa trên thực tế.
![]() |
Theo ông Châu, có những con hẻm trong quy hoạch là 20 - 30m, tuy nhiên thực tế chỉ 4 - 5m và khi doanh nghiệp xin phép làm dự án, cơ quan có thẩm quyền chỉ căn cứ vào quy hoạch và cấp phép mà không có sự kiểm tra thực tế xem hạ tầng khu vực đó có bảo đảm hay không. Ông Châu đề nghị thành phố cần siết lại việc cấp phép xây dựng. Chỉ cấp phép ở những khu vực được kết nối hạ tầng tốt để tránh tình trạng kẹt xe, ngập nước và đặc biệt là an toàn PCCC.
Theo Kiến thức
Tại các ngõ nhỏ ở Hà Nội, việc chung cư nối đuôi nhau mọc dày đặc đang bức tử quy hoạch, dồn gánh nặng lên hạ tầng.
" alt=""/>Thảm cảnh hẻm nhỏ dày đặc chung cư, cao ốc ở TP.HCMThông tin từ Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm hiện nay có 21/79 công trình chủ đầu tư đã khắc phục xong và được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC, tuy nhiên, vẫn còn 58/79 công trình chưa thực hiện xong.
Cảnh sát PCCC Thành phố đã tham mưu UBND Thành phố, Cục Cảnh sát PCCC và CHCN - Bộ Công an ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với chủ đầu tư của 48/58 công trình với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC với tổng số tiền 3,4 tỷ đồng.
![]() |
Tòa nhà HH1 đường Đại Mỗ, phường Đại Mỗ của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Alaska đình đã bị đình chỉ hoạt động xây dựng. |
Trực tiếp ban hành và phối hợp với chính quyền địa phương ban hành quyết định đình chỉ hoạt động 25 hạng mục công trình thuộc các dự án: Dự án chung cư CT1, CT2,3 khu đô thị Dream Town (chủ đầu tư Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ); tòa nhà Golden West (Công ty Cổ phần phát triển thương mại Việt Nam); Nhà ở kết hợp văn phòng Sakura Tower (Công ty cổ phần Hùng Tiến Kim Sơn); Toà nhà CT8, CT10 ở Tả Thanh Oai (Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên thuộc Tập đoàn Mường Thanh)…
17 hạng mục công trình bị tạm đình chỉ hoạt động thuộc dự án Chung cư CT1 Usilk City (Công ty CP Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư) tạm đình chỉ hạng mục tầng hầm 1,2; Tòa nhà chung cư 89 Phùng Hưng (chủ đầu tư Công ty cổ phần thương mại Hà Tây) tạm đình chỉ hạng mục tầng hầm 1, 2A, 2B, 3 và các tầng khối đế từ tầng 1 đến tầng 5…
5 công trình bị đình chỉ gồm Trung tâm thương mại và nhà ở cao tầng của Công ty TNHH một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội (27 Lạc Trung, Vĩnh Tuy), Nhà ở chung cư cao tầng kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH Dịch vụ đô thị Hancic (Số 46/230 Lạc Trung phường Thanh Lương), Chung cư CT5AB Văn Khê, Chung cư CT6 tại KĐT Văn Khê, phường La Khê của Công ty Cổ phần của Công ty Cổ phần Hà Châu OSC, Chung cư BMM tại tổ dân phố 19, Phường Phúc La của Công ty sản xuất Thương mại BMM.
Một số dự án vi phạm về PCCC bị phạt tiền gồm Khối đế và tháp B -Tòa nhà hỗn hợp HH1 do Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư, nhà ở cho cán bộ chiến sỹ Tổng cục V – Bộ Công an (chung cư T6/08) do Ban quản lý dự án T6/08 – Tổng cục V – BCA làm đơn vị chủ quản, tòa nhà CT5 (Yên Xá, Tân Triều) của Tập đoàn Mường Thanh.
![]() |
Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên thuộc Tập đoàn Mường Thanh đứng đầu danh sách có nhiều dự án vi phạm PCCC với 13 dự án (Ảnh: Dự án VP6 trong danh sách vi phạm PCCC bị đình chỉ hạng mục tầng hầm và các tầng dịch vụ thương mại). |
Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên thuộc Tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản đứng đầu danh sách có nhiều dự án vi phạm PCCC với 13 dự án gồm: Tòa nhà CT5 (Yên Xã, xã Tân Triều), tòa CT8, CT10 (Tả Thanh Oai), chung cư cao tầng CT11 – Khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ, tòa VP3, VP5, VP6 (Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai), tòa CT1, CT2, CT3, CT4, CT6, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp khu đô thị Xa La (Xa La, Hà Đông).
Với những lỗi vi phạm, doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Mường Thanh bị phạt tổng cộng hơn 1 tỷ đồng. Đồng thời, một số hạng mục của các công trình vi phạm bị cơ quan chức năng ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Ngoài ra, có 4 công trình chung cư cao tầng vi phạm về PCCC mới phát sinh: Tòa C - Chung cư và dịch vụ Star Tower của Công ty cổ phần đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam - VIDEC (Số 283 Khương Trung), Tòa nhà Capital Garden của Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô (Ngõ 102 Trường Chinh), Tòa nhà hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê của Công ty Cổ phần bất động sản Hà Nội Sông Hồng ( Số 4 Chính Kinh, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân), Tổ hợp dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở chung cư PVV- VINAPHARM của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex –PVC (Số 60 Nguyễn Huy Tưởng).
Phòng Cảnh sát PCCC số 8 đã ban hành quyết định đình chỉ hoạt động công trình của Công ty Cổ phần bất động sản Hà Nội Sông Hồng tại số 4 Chính Kinh.
Theo yêu cầu của lãnh đạo Hà Nội, ngoài công khai danh tính chủ đầu tư vi phạm PCCC, các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc khắc phục các vi phạm về PCCC (15 ngày/lần), lập biên bản; nêu rõ việc thực hiện những cam kết của chủ đầu tư; ra thông báo tạm đình chỉ, đình chỉ. Sau khi xử phạt xong, nếu chủ đầu tư “chây ì” không khắc phục, đề xuất chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế…
Hồng Khanh
10 dự án này đã thi công xong nhưng chưa đảm bảo về phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) như lối thoát nạn, các giải pháp ngăn cháy, hệ thống PCCC, chống tụ khói...
" alt=""/>Hà Nội Hàng loạt dự án vi phạm PCCC bị đình chỉCũng thời điểm này, chiếc tivi trong nhà chị đang phát cảnh hàng triệu học sinh trên cả nước tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Nhìn cảnh học sinh đến trường, ánh mắt của chị S. thoáng nét đượm buồn.
Chị S. từng học chuyên ngành Tiểu học của một trường đại học tại TP Đà Nẵng. Sau 4 năm đại học, chị trở về quê với mong muốn được theo đuổi giấc mơ gõ đầu trẻ. Với tấm bằng tốt nghiệp loại Khá, chị may mắn hơn bạn bè đồng trang lứa khi nhanh chóng được tiếp nhận vào một trường tiểu học.
Sau đó, chị S. lập gia đình và sớm sinh em bé. Những tưởng công việc giảng dạy sẽ giúp chị có thu nhập ổn định và thời gian chăm sóc gia đình nhỏ, thế nhưng chị sớm “vỡ mộng” khi trường nơi chị giảng dạy chuyển qua học bán trú với nhiều áp lực về thời gian và thu nhập.
“Lương giáo viên tiểu học của chúng tôi, mỗi tháng, trừ tất cả chi phí được hơn 4 triệu đồng. Mức lương này xét về nhiều mặt, cũng gọi là tạm được. Tuy nhiên, giáo viên phải chịu rất nhiều áp lực về công việc, thời gian… Sau vài năm, tôi bắt đầu nghĩ đến việc chuyển nghề”, chị S. chia sẻ.
Theo chị S., những năm dịch Covid-19, do ảnh hưởng của dịch và không phải đến trường dạy tập trung, chị bắt đầu dành thời gian quan tâm, tìm hiểu công việc bán hàng online.
“Lúc đầu, nhờ người quen ở nước ngoài gửi một số hàng về, tôi đăng bán trên facebook cá nhân. Dần dần, các món hàng được bạn bè tin dùng, giới thiệu cho nhau nên mỗi tháng tôi thu được từ 7-10 triệu đồng”, chị S. chia sẻ.
Cũng theo nữ giáo viên này, khi nguồn thu nhập từ bán hàng online bắt đầu ổn định, cuối năm 2022, chị chia sẻ ý định xin nghỉ đi dạy và được gia đình ủng hộ. Từ đó, chị bắt đầu mở rộng thị trường, xây nhà xưởng và phát triển hệ thống bán hàng.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2022 - 2023, toàn quốc có 9.295 giáo viên nghỉ việc. Trước đó, năm học 2021-2022, có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.
Trong báo cáo gửi các ĐBQH, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết đối với cơ sở giáo dục công lập, tình trạng giáo viên nghỉ việc là do chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống.
“Giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống khá cao. Điều này khiến một số giáo viên phải chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn”, ông Sơn phân tích.
Mặt khác, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác cho đội ngũ giáo viên. Thêm vào đó, một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc đối với giáo viên còn lớn.
Luân chuyển để giảm áp lực, cải thiện thu nhập cho giáo viên
Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Tân – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, địa phương có 127 giáo viên xin nghỉ công tác giảng dạy. Trước đó, trong năm 2022, toàn tỉnh có 81 trường hợp giáo viên nghỉ việc.
Đa số giáo viên nghỉ việc đều thuộc bậc học mầm non và tiểu học, rất ít xảy ra ở những bậc học còn lại. Theo Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, nhiều nguyên nhân khiến giáo viên nghỉ việc nhưng phần lớn là do áp lực công việc và chế độ chính sách, thu nhập chưa đáp ứng đời sống sinh hoạt. Một số giáo viên khác nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân, như lấy chồng xa, đoàn tụ với người thân ở nước ngoài...
“Thực trạng này khiến những người làm quản lý như chúng tôi rất áy náy. Với những trường thuộc quản lý của sở, sau khi hiệu trưởng làm tờ trình gửi phòng tổ chức cán bộ, tôi trực tiếp mời giáo viên có ý định xin nghỉ việc lên gặp trao đổi trực tiếp, nắm bắt tâm tư.
Có nhiều giáo viên, sau khi lắng nghe trao đổi, họ đã thay đổi ý định và đồng ý ở lại cống hiến cho ngành giáo dục”, ông Tân chia sẻ.
Cũng theo Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, về lâu dài, sở đang có chủ trương rà soát lại những giáo viên thuộc diện kinh tế, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đi dạy xa nhà… Nếu họ có nguyện vọng, chúng tôi sẽ luân chuyển để có thể dạy gần nhà, giảm bớt áp lực.
“Đối với các cấp học mầm non, tiểu học, THCS thuộc thẩm quyền tuyển dụng và quản lý của UBND huyện, thị xã, thành phố, Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế sẽ tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch về việc luân chuyển này.
Đồng thời, sở cũng sẽ đề nghị tỉnh có chủ trương cải thiện chế độ chính sách để tăng thu nhập cho giáo viên”, ông Tân cho biết thêm.
Bộ GD-ĐT mới đây, cho biết thời gian qua, trong quá trình địa phương thực hiện việc chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc do việc sửa đổi, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc phân chia các khu vực hành chính.
Bên cạnh đó, theo thống kê, tổng thu nhập (bao gồm tiền lương và các phụ cấp) của giáo viên mầm non, tiểu học chưa tương xứng với hoạt động nghề nghiệp, chưa đủ để đảm bảo mức sống cho giáo viên và đáp ứng nhu cầu về an sinh xã hội.
Áp lực về thu nhập là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng giáo viên bỏ nghề, chuyển việc, bỏ việc, thiếu nguồn tuyển, không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm.
Trên tinh thần kế thừa những quy định đã có và đang phù hợp, Bộ GD-ĐT đang đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, tiểu học để phù hợp với đặc thù của ngành học, cấp học; phù hợp với quy định về trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019; phù hợp với chủ trương của Ban Chấp hành T.Ư tại Nghị quyết 27 ngày 21/5/2018 và bảo đảm tính toàn diện, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học với mức tăng từ 5-10% nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non và giảng dạy, giáo dục học sinh tiểu học.
Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT đã nhận được sự đồng thuận của các bộ, ngành liên quan. Bộ GD-ĐT cho biết thời gian tới, sẽ tiến hành quy trình xây dựng dự thảo Nghị định trình Chính phủ quy định về nội dung này.
Mới đây, ngày 18/8, tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 do Bộ GD-ĐT tổ chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên; có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non; nâng cấp, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị 2 Bộ trưởng của Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính gặp nhau khẩn trương để xem xét về phụ cấp cho giáo viên.
" alt=""/>Hàng loạt giáo viên ở Huế xin nghỉ, giám đốc sở nói 'Chúng tôi rất áy náy'