
Để nhận biết các loại rau quả nhiễm các hoá chất độc hại bằng mắt thường thì chỉ những người có chuyên môn trong ngành bảo vệ thực vật (BVTV) và các nhà dinh dưỡng có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được.
Ví dụ như rau quá xanh hoặc xanh đen là rau nhiễm độc đạm nitorat (NO3), giá đỗ có mầm to mập, không rễ là do dùng hóa chất độc hại khi ngâm ủ... Riêng các loại hoá chất BVTV (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...), hàm lượng kim loại nặng, dư lượng của đạm nitorat, vi sinh vật gây bệnh thì phải qua phân tích bằng các thiết bị hiện đại mới phát hiện được.
![]() |
Vì vậy để hạn chế tác hại của các loại hoá chất nông nghiệp độc hại trong rau quả thì người tiêu dùng cần tuân thủ các yêu cầu sau:
Chỉ nên mua rau quả ở những nơi bán có uy tín, rau quả phải còn tươi ngon, không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quá xanh mướt, đây là loại rau bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá. Khi sử dụng, sau khi loại bỏ rễ và lá vàng úa cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím 1%. Rửa rau quả trong vòng 25 - 30 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hoá chất BVTV còn tồn dư bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ... bị phân huỷ một phần ở nhiệt độ cao.
Nên nấu kỹ rau quả nhằm tăng độ an toàn. Đối với các loại rau gia vị và rau sống (xà lách, mùi, tía tô...) cần rửa kỹ dưới vòi nước chảy và ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30 - 40 phút. Chú ý không nên ngâm quá lâu vì các chất vitamin và các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua màng tế bào tan vào trong nước.
Hạn chế sử dụng các loại rau quả trái mùa, không nên mua các loại rau quả có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống còn tươi vì đó là các loại rau quả không an toàn do sử dụng các hoá chất BVTV có độ độc cao để bảo quản và phòng trừ sâu bệnh. Cần rửa sạch cuống quả vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn và hoá chất độc hại.
Lưu ý, các loại nước rửa rau quả có bán trên thị trường hiện nay, nước muối, dung dịch thuốc tím loãng chỉ loại bỏ được một phần các vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc có bám trên bề mặt rau quả. Chúng không thể loại bỏ hoàn toàn các loại thuốc BVTV, kim loại nặng, đạm nitorat như trong quảng cáo.
(Theo Sức Khỏe Đời Sống)
" alt=""/>4 cách làm sạch hóa chất độc hại trong rau quảKhông chỉ người Paris, mà cả các chính khách, người nổi tiếng thế giới đều cảm thấy sốc, buồn vì địa danh nổi tiếng bị cháy. Tổng thống Mỹ chứng kiến sự việc qua theo dõi truyền thông cũng ngay lập tức lên tiếng. Ông đăng trên Twitter rằng: "thật kinh khủng khi chứng kiến đám cháy lớn tại Nhà thờ Đức Bà ở Pari. Có lẽ sử dụng tàu bay chở nước bay để dập tắt lửa. Phải hành động nhanh chóng!".
Tuy nhiên, những chuyên gia cứu hoả đã gọi đề xuất của ông Trump là thiếu thực tế. Việc triển khai các loại máy bay được sử dụng để chữa cháy rừng sẽ rất nguy hiểm ở khu vực thành thị. Dội bom nước trên không là một biện pháp cứu hoả chính ở Mỹ sử dụng trong các vụ cháy rừng.
Cơ quan an ninh dân sự Pháp cho biết cứu hoả Nhà thờ Đức bà "bằng mọi cách", ngoại trừ máy bay dội bom nước từ trên không.
Bộ Quốc phòng Pháp giải thích rõ hơn: Dội bom nước không phù hợp với các vụ hoả hoạn như vụ cháy Nhà thờ Đức bà vì nước đổ vào tòa nhà có thể khiến toàn bộ công trình sụp đổ ngay.
Wayne McPartland, tiểu đoàn trưởng của Sở Cứu hỏa Thành phố New York đã nghỉ hưu, nói với CNBC rằng dội bom nước trên không không phải là giải pháp cứu hoả Nhà thờ Đức Bà.
"Nếu bạn dội hàng tấn nước từ trên cao, thì toàn bộ cấu trúc toà nhà sụp đổ và làm cho tình hình tồi tệ hơn", ông nói. "Còn nếu nước từ trên không dội xuống sai mục tiêu thì lại nguy hiểm cho người dân trên đường phố".
Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình tôn giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp, cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1163 và hoàn thành năm 1345.
" alt=""/>Tại sao không dội bom nước cứu Nhà thờ Đức bà Paris?