![]() |
Nhiều bạn trẻ thường lợi dung xe buýt đông để trốn vé. (Ảnh minh họa) |
Nhiều trường hợp đi chui không mất tiền mà phụ xe buýt cũng chẳng cách nào biết được. Có lẽ vì quen với hành động "lách vé" như thế mà cô gái trong câu chuyện dưới đây đã không ngần ngại cầm vé tháng của bạn trai để đi xe buýt.
Cô gái không tiếc tiền bỏ ra để đi ăn, đi chơi cùng bạn, thế nhưng lại tiếc 7 nghìn tiền đi 1 chuyến xe buýt.
Câu chuyện được chia sẻ trên diễn đàn Bus Confessions có nội dung như sau:
"Hôm ý là tối ngày 22/1/2016. Mình bắt bus 02 từ viện 108 tới Đại học Hà Nội. Vừa lên xe tầm 3p, anh phụ xe sau khi soát vé nói với một bạn nữ cuối xe:
- Em bỏ vé cho anh xem?
Bạn nữ ngồi lặng thinh
- Anh nói là em bỏ vé cho anh kiểm tra. Anh phụ xe nói to hơn một chút
Cả xe đổ dồn ánh mắt xuống cuối xe. Bạn nữ lôi vé tháng ra, lấm lét đưa cho anh phụ xe
Sau chừng 5 giây kiểm tra, anh ý bước lên giữa xe (xe khá ít người hình như không ai phải đứng cả), anh ý nói:
- Em có biết không? Hôm nay là gần hết thời gian anh làm phụ xe bus. Chỉ còn 2 ngày nữa, tức là 24 tiếng nữa, anh sẽ nghỉ không làm công việc này nữa.
Vì chỉ 24 giờ nữa anh đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm và anh đủ điều kiện để nghỉ. Nhưng em có biết chỉ vì em tiếc 7000 đồng của em mà có thể anh sẽ bị mất 15 năm công sức không...
Nếu em không có tiền, lên xe bus, anh có thể cho em 7000 đồng để em đi. Nhưng em rất thiếu ý thức vì là bạn nữ, nhưng lại dùng vé tháng của bạn trai mình để đi...
Cả xe im lặng...
Anh ý tiếp tục nói:
- Nếu ai cũng như em thì bao giờ mới xây dựng được cái gọi là "Văn minh xe bus". Anh sẽ không đuổi em xuống xe bây giờ nhưng anh muốn nhắc nhở em hãy tôn trọng người khác và đừng bao giờ lặp lại chuyện này !!!
Sau sự việc này mình rút ra 3 nhận xét với cả bài học:
- Thứ nhất, cách hành xử của anh phụ xe rất lịch sự
- Thứ hai, bạn nữ kia thực sự rất kém cỏi khi không biết xin lỗi một lời và trả tiền cho anh phụ xe (nếu có tiền)
- Đừng bao giờ dùng vé bus tháng của người khác".
(Theo Thế giới trẻ)
5 kiểu độ xe phí tiền" alt=""/>7 nghìn đồng và hành động quá tồi của cô gái trên xe buýt
Biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh hơn, quy mô lớn hơn, đẩy Trái đất rơi vào tình trạng báo động. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm cứu vãn tình thế, và gần đây là xu hướng kêu gọi mọi người chuyển sang ăn chay, bớt ăn thịt lại để giảm tải cho môi trường.
Lý do được đưa ra là vì thống kê cho thấy nền công nghiệp sản xuất thịt còn tạo ra lượng khí nhà kính nhiều hơn toàn bộ các phương tiện giao thông trên thế giới. Tuy nhiên theo Frank M. Mitloehner - giáo sư tại ĐH California, Davis, thì mọi chuyện không hoàn toàn là như vậy.
Nghiên cứu của Mitloehner tập trung vào ảnh hưởng của các hoạt động nông nghiệp đến quá trình biến đổi khí hậu. Và kết quả, nếu như chúng ta từ bỏ thịt để chuyển sang ăn rau, hệ quả có khi sẽ còn khủng khiếp hơn ở nhiều mặt.
Mối liên hệ giữa thịt và khí nhà kính không giống như chúng ta nghĩ
Quá trình chăn nuôi quả thực có đóng góp vào khí quyển một lượng khí nhà kính tương đối lớn. Tuy nhiên trên thực tế, đây là một vấn đề gây ra khá nhiều tranh cãi, vì sự thiếu thống nhất của các nghiên cứu trên thế giới.
Ví dụ như nghiên cứu vào năm 2009 của tổ chức Worldwatch Institute cho thấy 51% lượng khí nhà kính trên thế giới đến từ quá trình chăn nuôi và giết mổ gia súc. Nhưng theo nghiên cứu do Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ đưa ra vào năm 2016, thì nguồn sản sinh lượng khí nhà kính lớn nhất lại là ngành điện (28%), giao thông (28%) và các ngành công nghiệp (22%).
Tổng sản lượng khí nhà kính do các hoạt động nông nghiệp là 9%. Trong đó, chỉ có 3,9% là do chăn nuôi thôi. Đây là những con số rất khác so với ý kiến "chăn nuôi tạo ra lượng khí nhà kính nhiều hơn các phương tiện giao thông cộng lại."
Nhưng tại sao lại có sự sai lệch này? Theo Mitloehner, mọi chuyện nằm ở báo cáo do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp Quốc (FAO) vào năm 2006, với tên gọi "Mảng tối của ngành chăn nuôi". Bản báo cáo có đưa ra số liệu rằng ngành chăn nuôi đã đóng góp tới 18% tổng lượng khí thải trên thế giới, và nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế.
Kết luận của bản báo cáo là: ngành chăn nuôi đã gây ra thiệt hại cho môi trường còn lớn hơn toàn bộ ngành giao thông cộng lại. Nghe thì hết sức khủng khiếp, nhưng vấn đề nằm ở chỗ sau đó tác giả của nghiên cứu là tiến sĩ Henning Steinfeld đã lên tiếng đính chính lại, rằng nó không chính xác.
Lý do là bởi cách phân tích số liệu của FAO với ngành chăn nuôi không giống với ngành giao thông. Cụ thể, họ phân tích mọi yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất thịt - bao gồm sản xuất phân bón, chuyển đổi đất rừng thành đất chăn nuôi, khí thải trực tiếp từ gia súc... Nhưng với ngành giao thông, họ lại bỏ qua quá trình sản xuất nguyên vật liệu, lắp ráp, bảo trì đường bộ, cầu đường, sân bay... Thứ duy nhất được tính đến là lượng khí thải trực tiếp từ phương tiện lưu thông mà thôi.
Sự sai khác về phương pháp phân tích chính là lý do vì sao số liệu lại có thể chênh lệch lớn đến như vậy. Tháng 3/2010, chính Mitloehner là người đã chỉ ra lỗi sai này trong một bản thuyết trình tại San Francisco, và sau đó FAO phải thừa nhận đó là lỗi phân tích báo cáo.
Tuy nhiên mọi chuyện đã muộn - thông tin khi đó đã ngập tràn khắp các phương tiện truyền thông rồi. Hồi chuông cảnh báo đã được đánh, và chúng ta chẳng có cách nào thu hồi nó lại cả.
Trong bản báo cáo gần đây nhất, FAO đánh giá lượng khí thải do chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 14,5% tổng lượng khí đến từ các hoạt động của con người. Ngoài ra, không có bất kỳ so sánh nào với ngành giao thông cả.
Có chuyển sang ăn chay cũng không thể giải quyết được vấn đề gì
Hiện tại, rất nhiều người vẫn tin rằng chỉ cần hạn chế ăn thịt là đủ để tạo ra sự khác biệt cho môi trường. Nhưng kỳ thực theo như một nghiên cứu vào năm 2017 từ ĐH Bang Arizona thì ngay cả khi người Mỹ ngưng ăn thịt, lượng khí nhà kính cũng chỉ giảm được 2,6%. Thậm chí, nghiên cứu từ ĐH California, Davis chỉ cho con số vỏn vẹn 0,5% thôi.
Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ và phương thức quản lý trong hơn 70 năm qua đã giúp ngành chăn nuôi nước Mỹ ngày càng hiệu quả hơn. Có nghĩa: thịt sản xuất nhiều hơn, trong khi lượng khí thải ra ít đi. Theo số liệu của FAO, tổng số lượng khí nhà kính trực tiếp từ gia súc đã giảm 11,3% so với năm 1961, trong khi sản lượng thì tăng gấp đôi.
Giá trị thực sự của ngành chăn nuôi - mất đi là cả một vấn đề lớn
Với nước Mỹ, việc loại bỏ chăn nuôi ra khỏi hệ thống công nghiệp chỉ giúp giảm một lượng khí thải rất nhỏ. Đổi lại, họ sẽ phải đánh đổi bằng một thách thức lớn hơn, liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng.
Rất nhiều ý kiến chỉ ra rằng nếu như chỉ tập trung vào trồng cây lương thực, con người sẽ tạo ra được nhiều thực phẩm hơn, mang đến nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, dinh dưỡng không đơn thuần chỉ là năng lượng. Thịt - chính xác hơn là đạm trong thịt là thứ cần thiết cho sự phát triển của con người.
Hơn nữa, cần biết rằng không phải phần nào của cây cũng có thể tận dụng được. Chúng ta chỉ ăn được củ, quả và hạt, còn phần thân chứa toàn cellulose thì không. Nếu không có ngành chăn nuôi, chúng ta sẽ phải xử lý phần thân cây như một loại rác thải nông nghiệp, và thường giải pháp là đốt.
Đến đây thì bạn hiểu rồi chứ? Nếu không có ngành chăn nuôi, lượng khí nhà kính thải ra từ ngành trồng trọt sẽ tăng lên mà không mang lại bất kỳ giá trị kinh tế nào.
Hơn nữa, tình trạng dân số ngày càng tăng lên, rõ ràng bài toán lương thực cần phải có giải pháp hợp lý. Theo số liệu từ FAO, ngành chăn nuôi là nguồn sống cho ít nhất 1 tỉ người.
Tạm kết
Quá trình biến đổi khí hậu cần được quan tâm, và ngành chăn nuôi quả là có gây ảnh hưởng đến môi trường trên cả 3 yếu tố: không khí, nước và đất đai. Tuy nhiên, những gì sẽ xảy ra nếu loại bỏ gia súc sẽ gây thiệt hại rất lớn, khiến cho nông nghiệp không còn hiệu quả nữa.
Theo GenK
" alt=""/>Giáo sư Mỹ: Dù cả thế giới ngưng ăn thịt cũng không giúp được gì cho Trái đất đâuChiếc ôtô mui trần Volkswagen chạy lòng vòng trên phố Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) khoảng 2 km lúc 10h30 sáng 3/3. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên đổ ra đường xem. Một số thanh niên thấy lạ cũng lấy điện thoại ra quay phim, chụp ảnh.
Thực tế, đây là một trò ảo thuật của ảo thuật gia Trần Đình Quý, ông chủ bãi đỗ ôtô ở khu vực phường Nghĩa Đô (Hà Nội). Chia sẻ với Zing.vn, anh cho biết, mặc dù người khác trùm chiếc bao đó vào không thể nhìn thấy gì nhưng anh lại quan sát được một cách bình thường.