
 |
20 sản phẩm, giải pháp số thuộc các lĩnh vực: Chính phủ điện tử, Doanh nghiệp số, SmartCity, An toàn bảo mật, Thanh toán số, Truyền hình số, Giáo dục số, Selfcare (ứng dụng CSKH), Thiết bị viễn thông, Dịch vụ viễn thông - Băng tần vệ tinh được Tập đoàn VNPT đem tới và giới thiệu trong gian hàng triển lãm 3D - ITU Digital World 2020.
Với chủ đề: “Cùng nhau xây dựng thế giới số” - Triển lãm và Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng ITU Virtual Digital World 2020 sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 20 đến ngày 22/10). Tại ITU Virtual Digital World 2020, Triển lãm trực tuyến ITU Digital World 2020 lần đầu tiên được tổ chức là điểm nhấn quan trọng nhất của sự kiện. Đây là lần đầu tiên ITU Digital World được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trên nền tảng công nghệ “Make in Vietnam”.
 |
Tại ITU Digital World 2020, Tập đoàn VNPT đã đem tới 20 sản phẩm công nghệ số nổi bật - là minh chứng cho nỗ lực trong hành trình trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam. Tại gian hàng triển lãm 3D của Tập đoàn VNPT, khách tham quan có thể trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ theo các nhóm chủ đề như: Chính phủ điện tử, Doanh nghiệp số, SmartCity, An toàn bảo mật, Thanh toán số, Truyền hình số, Giáo dục số, Selfcare (ứng dụng CSKH), Thiết bị viễn thông, Dịch vụ viễn thông - Băng tần vệ tinh.
 |
Trong lĩnh vực Chính phủ điện tử, các sản phẩm, dịch vụ được VNPT giới thiệu tới đông đảo khách tham quan như: VNPT VXP - Trục tích hợp liên thông dữ liệu; VNPT eKYC - sản phẩm toàn diện về định danh xác thực điện tử, cho phép doanh nghiệp so khớp dữ liệu sinh trắc học người dùng (khuôn mặt, voice..) với giấy tờ mẫu, tự động bóc tách thông tin giấy tờ cho độ chính xác và ổn định cao); Cổng dịch vụ công trực tuyến - là cổng dịch vụ công kết nối, cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ dịch vụ công trực tuyến; Hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc…
 |
Với lĩnh vực SmartCity, VNPT đem tới giải pháp VNPT IOC - Trung tâm điều hành thông minh (VNPT IOC) (Intelligent Operation Center - IOC) là hệ thống cung cấp cho Lãnh đạo chính quyền cách nhìn toàn diện, tập trung về các hoạt động đang tiếp diễn, thực hiện giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ một cách tổng thể, cho phép phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định, xây dựng phương án tổ chức, quy chế, chính sách điều hành với các tình huống cụ thể.
Trong lĩnh vực Thanh toán số, VNPT mang tới Hệ sinh thái VNPT Pay - Là hệ sinh thái thanh toán số qua ví điện tử, thẻ nội địa, thẻ quốc tế... VNPT Pay đáp ứng nhu cầu thanh toán tiện lợi, an toàn và nhanh chóng cho hầu hết các nhu cầu hàng ngày: nạp thẻ cào, cước di động, truyền hình, internet; điện, nước, mua vé xem phim, vé máy bay, bảo hiểm…
Trong thời đại số với xu hướng hội tụ viễn thông, công nghệ thông tin (IT), Big Data và Internet Vạn Vật (IoT) theo định hướng chiến lược VNPT4.0, VNPT đang nỗ lực chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống trở thành một nhà cung cấp viễn thông số. Mục tiêu của VNPT là trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu ở Việt Nam vào năm 2025 và trở thành một trung tâm số của châu Á vào năm 2030 với nhiệm vụ cung cấp cho các khách hàng và đối tác thông tin số sáng tạo, đột phá và chất lượng; các dịch vụ và sản phẩm truyền thông.
Phương Dung
" alt=""/>Loạt sản phẩm công nghệ số của VNPT tại triển lãm ITU Digital World 2020

 |
Sáng chế mã hiệu US 11,187,879 về Ống kính hồng ngoại sóng trung zoom liên tục tỷ số zoom lớn |
Đó là sáng chế “Ăng-ten hai phân cực dải rộng” đưa ra phương án ăng-ten cấu trúc nhỏ gọn, băng thông rộng đủ xử lý thông tin tốc độ cao và “Ống kính hồng ngoại sóng trung zoom liên tục tỷ số zoom lớn” mang lại các tính năng quan sát tích hợp với phạm vi hàng chục kilomet, cung cấp hình ảnh có độ tương phản cao trong nhiều điều kiện khắc nghiệt.
 |
Sáng chế mã hiệu US 11,189,939 về ăng-ten hai phân cực dải rộng |
Như vậy, năm 2021, USPTO đã cấp cho VHT 5 bằng sáng chế độc quyền, đưa tổng số bằng của VHT sở hữu tới con số 8. Sự kiện này khép lại năm 2021 bội thu số lượng đơn đăng ký và bằng sáng chế được công nhận của VHT ở cả trong nước và quốc tế.
 |
Kỹ sư nghiên cứu sáng chế thuộc lĩnh vực trạm thu phát viễn thông của VHT được bảo hộ độc quyền tại Mỹ. |
Với 8 văn bằng bảo hộ độc quyền tại Mỹ, đến nay theo danh sách của USPTO, VHT là doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhất, bao trùm trên cả 3 lĩnh vực quân sự, dân sự và viễn thông. Số lượng đơn đăng ký của VHT tại Mỹ hiện nay là 39 sáng chế. Các sáng chế vẫn đang được thẩm định và sẽ còn nhiều giải pháp được cấp bằng độc quyền trong thời gian tới.
 |
Hệ thống máy thông tin quân sự ứng dụng sáng chế về ăng-ten cấu trúc nhỏ gọn, băng thông rộng đủ xử lý thông tin tốc độ cao. |
Tính từ 2017 đến nay, VHT đã có gần 300 đơn đăng ký sáng chế, trong đó Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp 39 văn bằng sáng chế và 19 giải pháp hữu ích. Theo ghi nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2021, Viettel là tổ chức có số lượng đăng ký sáng chế cao nhất ở Việt Nam. Riêng trong năm 2021, VHT đã nộp đơn 66 sáng chế lên Cục Sở hữu trí tuệ. Trong đó, đến đầu tháng 1/2022, số đơn đăng ký sáng chế của VHT đã được chấp nhận là 17 bằng, trong đó có đến 5 bằng sáng chế được chứng nhận độc quyền tại Mỹ.
 |
Trung tá Nguyễn Vũ Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel |
Ông Nguyễn Vũ Hà - Tổng Giám đốc TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel cho biết, các văn bằng sáng chế do Mỹ bảo hộ là vật chứng đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp tiến bước vào thị trường quốc tế.
 |
Thiết bị quang điện tử thành công với các nghiên cứu về ống kính hồng ngoại cung cấp hình ảnh có độ tương phản cao trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. |
Các giải pháp kỹ thuật được đăng ký sáng chế đều là giải pháp đáp ứng được tính mới trên thế giới, mang tính thực tiễn và ứng dụng cao, giải quyết được những hạn chế về kỹ thuật đã có trong lĩnh vực đăng ký.
Số lượng sáng chế được công nhận là một trong các thước đo về trí tuệ và mức độ sáng tạo của một tổ chức. Theo ghi nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2021, Viettel là tổ chức có số lượng đăng ký sáng chế cao nhất ở Việt Nam. Tiếp theo sau là Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, các Đại học quốc gia Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo báo cáo của Clarivate, tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới về phân tích chất lượng nghiên cứu khoa học, Viettel và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là hai đơn vị có những đột phá về số lượng bằng sáng chế (đạt Giải thưởng Sáng tạo). Trong đó, Viettel là tổ chức có số lượng bằng độc quyền sáng chế tại Mỹ lớn nhất là 5 sáng chế; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ có 3 bằng sáng chế quốc tế trong năm qua." alt=""/>Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel bội thu bằng sáng chế công nghệ