“Cho dù chúng tôi mệt mỏi hay kiệt sức đến đâu, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ đất nước của mình. Việc người dân hoặc một quốc gia mệt mỏi là điều hoàn toàn bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu ngừng bảo vệ chính mình”, ông nói thêm.
Cũng theo ông Kuleba, ưu tiên trong năm nay của Kiev là “đánh đuổi Nga ra khỏi bầu trời Ukraine”. Theo ông, ai nắm quyền kiểm soát bầu trời “sẽ quyết định khi nào, và cách thức xung đột kết thúc”.
Ngoại trưởng Ukraine nhấn mạnh thêm để làm được điều này, Kiev cần được trang bị các máy bay chiến đấu, và “chúng đang trên đường chuyển giao”. Ông cho hay các tiêm kích F-16, tên lửa tầm xa, máy bay không người lái (UAV), và hệ thống tác chiến điện tử sẽ được cung cấp cho Ukraine trong thời gian tới.
“Khi tất cả vũ khí được bàn giao, chúng tôi sẽ tiếp tục giành chiến thắng, và chúng tôi sẽ tiếp tục giải phóng lãnh thổ. Nhưng chúng tôi đang chiến đấu với đối phương rất lớn, hùng mạnh, và không ngủ. Vì vậy cần có thời gian”, ông Kuleba nhận định.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang nỗ lực hỗ trợ tiền và vũ khí cho Ukraine. Song nhiều chuyên gia cho rằng việc thay đổi bộ máy chính trị ở phương Tây như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, và sự tập trung toàn cầu vào cuộc chiến Israel - Hamas có thể làm giảm sự ủng hộ dành cho Ukraine trong cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ 2 với Nga.
"Sau khi được thay ra trong trận đấu tại Europa League giữa tuần trước, các bác sỹ đánh giá Tomiyasu dính chấn thương đầu gối chân phải nghiêm trọng.
Cầu thủ này vừa trải qua ca phẫu thuật thành công ở London và sẽ vắng mặt phần còn lại mùa giải."
Thông tin trên giáng đòn mạnh vào hy vọng đua vô địch Ngoại hạng Anh của pháo thủ, bởi trong tay HLV Arteta chỉ còn duy nhất Ben White có thể đảm nhiệm tốt vai trò hậu vệ phải.
Chiến lược gia người Tây Ban Nha thêm đau đầu khi sao trẻ đang chơi rất hay kể từ đầu mùa Wlliam Saliba cũng mới "đổ bệnh".
Saliba buộc phải rút lui khỏi đợt tập trung tuyển Pháp và một vài nguồn tin xác nhận, anh sẽ phải xa sân cỏ khoảng vài tuần.
" alt=""/>Arsenal nhận hung tin về TomiyasuNgoài các thành viên sáng lập là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, BRICS hiện còn thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE).
Một loạt quốc gia khác cũng bày tỏ mong muốn trở thành thành viên BRICS có Venezuela, Thái Lan, Senegal, Cuba, Kazakhstan, Belarus, Bahrain và Pakistan. Tất cả các nước này đều đã chính thức nộp đơn đăng ký.
Các nước như Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Nicaragua, Indonesia, Zimbabwe đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, nhưng vẫn chưa nộp đơn xin gia nhập chính thức.
Ông Lavrov nhấn mạnh nhóm BRICS có “một tương lai tươi sáng phía trước”. Ông cam kết Nga, quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên BRICS từ ngày 1/1, sẽ giúp đỡ các thành viên mới.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), BRICS hiện chiếm 36% GDP toàn cầu xét về sức mua tương đương, vượt qua nhóm G7 của các nước phương Tây.
Đầu tháng 1, truyền thông đưa tin Ảrập Xêút đã gia nhập nhóm BRICS. Riyadh sau đó đã bác bỏ thông tin, và cho biết dù đã nhận được lời mời tham gia BRICS, nhưng Ảrập Xêút vẫn chưa có quyết định chính thức.
Trong năm 2023, Argentina cũng đã chấp nhận lời mời trở thành thành viên chính thức của BRICS, nhưng sau đó thay đổi quyết định khi Tổng thống mới đắc cử Javier Milei lên nắm quyền.