Đồng thời, người dân Đà Nẵng có thể dễ dàng gửi thông tin mức ngập nước tại khu vực mình đang sống lên ứng dụng để chia sẻ cho cộng đồng phòng tránh, cung cấp thông tin cho thành phố nhằm hỗ trợ công tác điều hành. Thông tin điểm ngập nước tại mục “Gửi mức ngập” người dân gửi lên, sau khi được duyệt thì sẽ hiển thị trong mục “Ngập nước” để cộng đồng, người dân cùng theo dõi.
Ngoài ra, với tiện ích mới này, người dân, du khách tại Đà Nẵng cũng có thể gửi yêu cầu cứu hộ khẩn cấp đến cơ quan chức năng, xem thông tin các nhà sơ tán với khoảng hơn 1.000 địa điểm, và biết được các số điện thoại khẩn cấp theo địa bàn…
Để sử dụng chức năng theo dõi mưa, ngập nước do thành phố cung cấp, người dân và du khách tại Đà Nẵng trước hết cần cài ứng dụng ‘Danang Smart City’. Nền tảng này hiện đang cung cấp nhiều dịch vụ đô thị thông minh, các tiện ích thiết yếu cho người dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn Đà Nẵng.
Trường hợp đã cài ứng dụng ‘Danang Smart City’, người dùng cần cập nhật lên phiên bản 1.8.58 hoặc mới hơn để sử dụng chức năng theo dõi mưa, ngập nước.
Hai bước để người dùng sử dụng tiện ích theo dõi mưa, ngập nước gồm: Truy cập mục ‘Phòng, chống thiên tai’ trên trang chủ ứng dụng ‘Danang Smart City’, sau đó bấm tiếp vào mục ‘Mức mưa, ngập nước’ và theo dõi thông tin lượng mưa, các địa điểm ngập nước hoặc gửi thông tin điểm bị ngập.
Tại phân hệ dành cho cán bộ quản trị tại địa chỉ muangap.danang.gov.vn/dashboard, các cơ quan, địa phương có thể xem, xét duyệt các dữ liệu ngập do người dân, cộng đồng gửi lên; tiếp nhận các yêu cầu cứu hộ khẩn cấp của người dân trên địa bàn để chủ động hỗ trợ…
Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng cho biết, Sở đã có văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành cùng các UBND quận, huyện, phường, xã về việc sử dụng Hệ thống theo dõi mưa, ngập trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, để hệ thống hoạt động hiệu quả, cung cấp, chia sẻ kịp thời thông tin lượng mưa, các điểm ngập đến người dân, cộng đồng, hỗ trợ các cơ quan chuyên trách xử lý, ứng phó với mưa, ngập, Sở TT&TT Đà Nẵng đã đề nghị các cơ quan, địa phương thông báo, truyền thông về tiện ích mới để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn biết, sử dụng nhằm phục vụ bản thân, gia đình.
UBND các quận, huyện chỉ đạo các Tổ công nghệ số cộng đồng, Đoàn Thanh niên và các bộ phận liên quan bố trí nhân lực kịp thời cập nhật, gửi thông tin mức ngập tại khu vực của mình qua ứng dụng ‘Danang Smart City’, khi có mưa, ngập để cung cấp thông tin cho cộng đồng và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai các quận, huyện, các phường, xã trực thuộc cử cán bộ để tiếp nhận, xử lý các thông tin cứu hộ khẩn cấp của người dân gửi qua app ‘Danang Smart City’ nhằm hỗ trợ kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân trên địa bàn.
Trung tâm IOC thành phố Đà Nẵng sẽ là đầu mối phân loại, chuyển tiếp các yêu cầu hỗ trợ của người dân trên địa bàn về đầu mối các quận, huyện.
Trung tâm điều hành các quận, huyện (OC quận, huyện) được phân quyền sử dụng phân hệ "Mưa, ngập" trên hệ thống IOC để khai thác các thông tin, số liệu phục vụ lãnh đạo quận, huyện trong chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai.
Sở TT&TT Đà Nẵng cũng đề nghị Sở Xây dựng bố trí nhân sự sử dụng phân hệ quản trị để tiếp nhận, phê duyệt các điểm ngập hoặc gửi thông tin mức ngập từ hiện trường; Sở NN&PTNT, Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố cử nhân sự đầu mối để được phân quyền, khai thác số liệu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
UBND thành phố Đà Nẵng là 1 trong 7 cơ quan nhà nước vừa giành được giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2023, nhờ đã có những thành tích nổi bật về chuyển đổi số. Địa phương này đã và đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ. Đặc biệt, các hoạt động của chính quyền thành phố đều hướng đến việc để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, nâng cao tiện ích xã hội; không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ. |
Mất ngủ thường bắt nguồn từ sự lo lắng
Theo một nghiên cứu vào tháng 9/2022, hơn 54% người lớn cho rằng, căng thẳng khiến họ thức đêm. Điều đó không quá ngạc nhiên, vì lo lắng khiến cơ thể bạn mệt mỏi, không có lợi cho việc nghỉ ngơi.
Các chuyên gia tại Verywell Mind viết: “Bạn thậm chí có thể không nhận ra khi nào bạn đang căng thẳng vì điều gì đó nhưng cơ thể bạn vẫn cảm nhận được những tác động vật lý của áp lực, khiến cơ bắp căng ra”.
Họ khuyên bạn nên thử phương pháp thư giãn cơ tăng cường, bao gồm kéo căng và thư giãn các cơ, để chống lại chứng mất ngủ liên quan đến stress.
Một đêm trong tuần đặc biệt khó khăn đối với nhiều người
Bác sĩ Alex Dimitriu, thành viên hội đồng đánh giá y khoa của Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, giải thích: “Mất ngủ đêm Chủ nhật là một dạng lo lắng về hiệu suất, giống như trước khi làm bài kiểm tra hoặc thuyết trình".
Hầu hết mọi người làm việc theo lịch trình từ thứ 2 tới thứ 6. Buổi tối Chủ nhật báo hiệu kết thúc thời gian nghỉ ngơi, tới lúc trở lại công việc hằng ngày của chúng ta. Bác sĩ Dimitriu nói: “Điều này có thể dẫn đến căng thẳng và một đêm khó ngủ”.
Kết quả là gần 80% số người trả lời khảo sát cho biết họ khó ngủ hơn vào đêm Chủ nhật, so với các ngày khác trong tuần.
Các cách giúp ngủ ngon
Cho dù đêm Chủ nhật khiến bạn trằn trọc khi nghĩ về tuần sắp tới hay bạn cũng khó ngủ vào các đêm khác, một số chiến lược có thể giúp bạn thiếp vào giấc ngủ và có được sự nghỉ ngơi cần thiết.
Healthlinekhuyên bạn nên thử các kỹ thuật thở, thiền hoặc yoga, giảm nhiệt độ trong phòng ngủ của bạn (chúng ta ngủ ngon hơn trong phòng mát hơn), giảm các giấc ngủ ngắn trong ngày, tập thể dục thường xuyên , tắt thiết bị điện tử và tránh xem các loại màn hình vào ban đêm, đọc một cuốn sách trước khi ngủ.
Tại kế hoạch mới ban hành, trong từng tháng của năm nay, Bộ TT&TT đều nêu rõ chủ đề cùng các nhiệm vụ trọng tâm sẽ được tổ chức thực hiện.
Cụ thể, trong tháng 4, tháng khởi động “Năm dữ liệu số quốc gia” với chủ đề về dữ liệu mở, Cục Chuyển đổi số quốc gia sẽ chủ trì các nhiệm vụ: công bố kế hoạch hành động năm 2023 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, hoàn thành việc xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia.
Cùng với đó, cơ quan này cũng chịu trách nhiệm tổ chức phát động “Tháng dữ liệu mở” và Công bố phiên bản mới của Cổng dữ liệu quốc gia data.gov.vn; Công bố Sổ tay hướng dẫn phát triển dữ liệu mở, khóa học trực tuyến miễn phí về dữ liệu mở và ra mắt Liên minh Dữ liệu mở Việt Nam.
Trung tâm Thông tin được giao chủ trì việc công bố kế hoạch hành động năm 2023 và các sáng kiến “Năm dữ liệu số quốc gia” của Bộ TT&TT; công bố kế hoạch phát triển dữ liệu mở của Bộ TT&TT và cung cấp dữ liệu mở, cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch. Cũng trong tháng 4, Nhà xuất bản TT&TT sẽ chủ trì việc công bố bộ sách chuyên ngành chọn lọc về dữ liệu mở.
Với các tháng tiếp theo, từ tháng 5/2023 đến tháng 11/2023, các chủ đề lần lượt là: Cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Phân tích, xử lý dữ liệu; Quản trị dữ liệu; Nhân lực dữ liệu; Hạ tầng dữ liệu quốc gia; Kết nối, chia sẻ dữ liệu; Bảo vệ thông tin cá nhân. Hàng loạt nhiệm vụ trong từng tháng theo các chủ đề cũng đã được Bộ TT&TT phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, với yêu cầu cụ thể về kết quả cần đạt được.
Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng chỉ đạo báo VietNamNet, tạp chí TT&TT và các đơn vị báo chí xuất bản phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia để đưa và cập nhật tin tức về các hoạt động hưởng ứng “Năm dữ liệu số quốc gia” của các bộ, ngành, địa phương.
Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của mình, xác định đây là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, có trách nhiệm triển khai bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thiết thực và đúng tiến độ.
Theo kế hoạch, trong tháng 12, hội nghị tổng kết năm dữ liệu số quốc gia sẽ được Cục Chuyển đổi số quốc gia phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.