Trong danh sách 9 nghiên cứu sinh vừa được ĐH Ngân hàng TP.HCM trao bằng Tiến sĩ vừa qua có một gương mặt rất đặc biệt: Ngô Đức Duy – người vẫn được khán giả yêu ảo thuật biết đến với nghệ danh Ali Baba và được Hiệp hội Ảo thuật Quốc tế IMS trao giải thưởng Merlin Award cao quý. |
Ngô Đức Duy, thường được biết tới với nghệ danh ảo thuật Ali Baba. |
Vị Tiến sĩ mồ côi cha, lao động cực khổ kiếm ăn từ 6 tuổi
“Thật khó để tả hết cảm giác hạnh phúc của tôi lúc này. Với tôi, học vị Tiến sĩ không chỉ là bằng cấp mà còn là sự cố gắng, nỗ lực và ước mơ của tôi suốt 40 năm qua, từ khi tôi còn là một đứa trẻ nghèo mồ côi cha và phải lao động cực khổ vì miếng ăn”, TS Ngô Đức Duy xúc động chia sẻ.
Ngô Đức Duy sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai. “Bố và em gái tôi không chịu nổi cơ cực, thiếu ăn, thuốc chữa bệnh đã lần lượt qua đời lúc tôi 7 tuổi. Anh trai bị bệnh và rụng hết tóc, tưởng cũng đi theo bố và em, nhưng đã may mắn vượt qua. Mẹ tôi quyết chí bắt chúng tôi học thật giỏi với các kỹ năng như guitar, võ thuật, hội họa, may vá, hớt tóc, nấu ăn... để bù lại việc không có cha dạy dỗ, định hướng và nhất là phải thay đổi cuộc đời”, anh Duy chia sẻ.
Những năm tháng vùi đầu vào học hành của hai anh em ở vùng quê nghèo đã được đền đáp xứng đáng. Người anh trai Ngô Tường Hy là học sinh giỏi nhất huyện, sau này trở thành kỹ sư hóa thực phẩm nổi tiếng. Còn Ngô Đức Duy, sau khi học xong phổ thông anh thi vào ĐH Ngân hàng TP.HCM và tốt nghiệp vào năm 1995. Đến năm 2000, anh lấy bằng Thạc sĩ tại ĐH Kinh tế và đến năm 2011 đạt đầu vào Nghiên cứu sinh ĐH Ngân hàng TP.HCM khóa 16. Song song với việc học, anh có được những thành công trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cũng từ nỗ lực học tập vươn lên mà cuộc sống của anh tốt hơn, có đủ khả năng tài chính để quay lại phục vụ chính miền quê của mình.
Đi xa để trở về
Đề tài Ngô Đức Duy theo đuổi trong suốt quá trình học Nghiên cứu sinh là Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn. Đối với anh, luận án Tiến sĩ này vừa là một đề tài nghiên cứu khoa học, vừa là một công trình chứa đựng rất nhiều tâm huyết, tình cảm của anh đối với quê hương. “Tôi sinh ra ở nông thôn nên sau khi đi xa lại trở về với vùng nông thôn để cùng bà con phát triển kinh tế”, anh nói.
 |
Ảo thuật gia Ali Baba trên sân khấu Ảo thuật siêu phàm 2018. |
Không chỉ là một vị Tiến sĩ nghị lực, giỏi giang, Ngô Đức Duy còn được biết với một diện mạo khác, được rất nhiều người hâm mộ và yêu quý trong vai trò một ảo thuật gia, với nghệ danh Ali Baba.
Ngô Đức Duy chia sẻ, ảo thuật là một sự cân bằng tuyệt diệu cho công việc tài chính ngân hàng của anh. Anh mê và tìm học ảo thuật từ khi mới là một cậu học trò 15 tuổi. Thần tượng David Copperfield, anh nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi rất nhiều từ ảo thuật gia danh tiếng này. Cũng từ David Copperfield anh mê các trò lớn trên sân khấu ảo thuật và chuyên tâm vào biểu diễn các trò Big Magic như khoan người, đổi người trong băng keo, đâm người qua thùng lớn…
 |
Nghệ thuật là cách mà Ali Baba cân bằng cuộc sống đầy căng thẳng. |
Theo Ngô Đức Duy, ảo thuật là một bộ môn thông minh, đòi hỏi yếu tố khoa học ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lý, cơ học, hóa học… và điều đó sẽ rất hữu ích trong công việc ngân hàng, tài chính. “Hai lĩnh vực tôi song song theo đuổi không có sự liên quan với nhau, nhưng điểm riêng của chúng lại có thể hỗ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn như một bên kinh doanh căng thẳng có bên kia tạo được yếu tố sảng khoái, bất ngờ bù đắp. Hay sự tỉnh táo, sáng suốt của lĩnh vực ngân hàng sẽ bổ trợ cho việc đóng đạo cụ ảo thuật với đòi hỏi chính xác, chi tiết”, anh nói.
Với ảo thuật, Ngô Đức luôn tìm tòi, nghiên cứu để sáng tạo ra được những điều khác biệt. Nghệ danh Ali Baba cũng phần nào nói lên được khát khao tìm lối đi riêng của anh. “Tôi muốn như Ali Baba chứ không phải 40 tên cướp, có một phong thái riêng, nổi trội hơn. Mặt khác, câu thần chú “Vừng ơi, mở ra!” trong câu chuyện cổ tích này cũng rất phù hợp với ảo thuật: Mở ra thì có, đóng lại thì mất”, anh lý giải.
Là một doanh nhân, nhưng với Ngô Đức Duy, ảo thuật cũng là một công việc nghiêm túc chứ không chỉ đơn thuần để giải trí. Anh đi diễn khá nhiều, tại nhiều sân khấu lớn ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam. “Nhận cát xê biểu diễn nhiều khi còn “đã” hơn là ký được một hợp đồng tín dụng lớn”, anh cho biết.
Ali Baba cũng tiết lộ, anh vừa nhận được mời ngồi ghế giám khảo cho một sân chơi lớn liên quan đến ảo thuật trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay.
Tình Lê

Xiếc kết hợp ảo thuật đầy tính giải trí nhân dịp Trung thu
Lần đầu tiên, nghệ thuật xiếc kết hợp với ảo thuật cùng nhiều kỹ xảo ánh sáng, laser trên 3 sân khấu: Sân khấu tròn, sân khấu vuông và sân khấu bằng kính được treo trên không trung.
" alt=""/>Chuyện thú vị về ảo thuật gia nhưng lại nhận bằng tiến sĩ ngân hàng

- Hiện nay, việcsống thử không còn xa lạ đối với các bạn trẻ. Bên cạnh những “cái được trướcmắt” thì sống thử còn để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Tại hội thảo “Sống thử: nên hay không?”, Giáo sư – Nhà giáo nhân dân NguyễnLân Dũng và diễn giả Nguyễn Sơn Lâm có những chia sẻ thẳng thắn quan niệm vềviệc sống thử với các bạn trẻ tham dự. Từ đây, các bạn có nhận thức toàn diện vềsống thử, những cái lợi cũng như hệ lụy mà nó mang lại. Đồng thời cũng là cơ hộiđể các bậc phụ huynh thấu thiếu được suy nghĩ, nguyện vọng của con em.
"Sống thử thật tai hại"
Giáo sư – NGND Nguyễn Lân Dũng bày tỏ quan điểm về những hệ lụy do sống thửgây ra. Theo ông, "Sống thử được so sánh ngang hàng như sự nguy hiểm của việchút thuốc lá, tai nạn giao thông… Khi việc sống thử không thành có thể gây rahậu quả như sát hại người yêu, nhảy cầu tự tử và thậm tệ hơn là việc mang thaingoài ý muốn dẫn đến vô sinh.
Các bạn trẻ do chưa trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn sức khỏe cho nên khitrót mang thai thì bất chấp tìm đến cơ sở nạo phá thai chui. Tỉ lệ nạo phá thaiở tuổi thành niên lên đến 18-20%, trong có có đến 60-70% học sinh, sinh viên ởđộ tuổi 13-19 tuổi. Đây là con số đáng báo động ở nước ta"
Ông chia sẻ thêm: "Nhiều cặp sống thử với nhau một thời gian hạnh phúc rồi đổvỡ, hoặc có đến được hôn nhân nhưng hạnh phúc không được trọn vẹn. Tỷ lệ ly hôndo mâu thuẫn lối sống là 27,7%, nguyên nhân do sống thử gây nên"
Trước những con số Giáo sư Dũng đưa ra, một bạn trẻ tranh luận: “Sốngthử, các cặp hôn nhân biết được nhau. Nếu họ cảm thấy không hợp, thì sẽ kết thúctừ trước đó. Như vậy, vô hình trung đã giảm tỷ lệ ly hôn”. “Muốn hiểu nhaucó vô vàn cách, chứ không nhất thiết phải sống thử mới hiểu được nhau”, GS-NGNDLân Dũng phản biện
Nguyễn Diệu Hoa - SV ĐH Thăng Long đồng tình với ý kiến của GS Lân Dũng vàbạn chia sẻ một câu chuyện mình đã chứng kiến:" Học cấp 3 xa nhà, T phải đi ởtrọ. Gần phòng trọ của T có anh H (đang học ở trường nghề). Đã quý mến nhau, cảhai quyết định tìm đến việc “góp gạo nấu cơm chung”. Bất chấp sự can ngăn củabạn bè, T vẫn duy trì việc sống thử với người yêu. Ngoài giờ đi học, T phải nấunướng, giặt giũ, ở cùng H như vợ chồng. Cuộc sống hạnh phúc kéo dài không lâu, Tmang bầu và phải nghỉ học. Trong khi đó, H trốn tránh trách nhiệm và quyết địnhrời xa T. Đau khổ, ê chề, dường như mất tất cả. T băn khoăn không biết giờ phảixử lý ra sao và đối mặt với nó như thế nào. Với T bây giờ, tương lai như khéplại khi mọi chuyện vỡ lở"
Những “cái lợi trước mắt” nhỏ nhặt
Bạn Nguyễn Văn Thiệu (Đại học Mỏ - Địa chất) chia sẻ: “Việc sống thử sẽ tiếtkiệm được tiền thuê nhà, giảm chi phí ăn uống, không phải làm việc nhà, tìm hiểunhau được kỹ lưỡng hơn và có những trải nghiệm đích thực cho cuộc sống gia đìnhsau này (kinh nghiệm quan hệ vợ chồng, quan hệ với gia đình và quản lý kinh tế).Vì vậy, với em việc trải nghiệm sống thử cũng không phải là xấu”.
 |
Giáo sư- Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng và Diễn giả Nguyễn Sơn Lâm thẳng thắn chia sẻ về việc sống thử |
"Tuy nhiên, đây chỉ là những cái cớ các bạn trẻ tự thuyết phục mình cho quyếtđịnh sống thử. Nhiều “cặp vợ chồng hờ” đã từng có thời gian hạnh phúc. Sau đó,gặp nhiều mâu thuẫn về tính cách, áp lực cơm áo gạo tiền đã dẫn đến mối tình tanvỡ" - GS-NGND Nguyễn Lân Dũng tiếp tục phân tích : “Những lý do trên còn quá nhỏnhoi so với cái giá mà họ phải trả và tương lai, cuộc đời sau này của mỗi conngười”.
Đối với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, đều coitrọng trinh tiết và khắt khe với sống thử. Nếu hậu quả đáng tiếc xảy ra, thì cảbạn nam và bạn nữ đều bị ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tương lai. Giáo sư LânDũng khắng định quan điểm: “Sống thử giống như cây đinh đóng vào tấm ván, khidứt ra cả hai đều hỏng. Cho nên, muốn hạnh phúc thì nói KHÔNG với sốngthử”.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm:" Lựa chọn sống thử hay không là do quyết địnhcủa mỗi bạn trẻ. Xã hội, gia đình, bạn bè không ai có quyền ngăn cấm trước quyếtđịnh đó. Sống thử hoàn tại tai hại khi các bạn gây ra hậu quả cho mình.
Có bạntrẻ cho rằng: “Giả sử em sống thử, và bạn gái em có bầu. Nhiều khi em muốn chịutrách nhiệm trước bạn gái và đứa con của mình. Tuy nhiên, lại chịu sức ép, sựcản trở cho cha mẹ”. Ở đây, cần sự thấu hiểu và can thiệp đúng mức của gia đìnhkhi sự việc xảy ra.
“Các bạn đã đủ trưởng thành thì phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước việc làm của mình. Bố mẹ chỉ có thể chia sẻ, giúp đỡ chứ không chịutrách nhiệm hộ các bạn được”, giáo sư Lân Dũng chia sẻ.
 |
Đông đảo các bạn trẻ đến giao lưu về chủ đề sống thử |
Đại điện cho thế hệ trẻ, anh Sơn Lâm khẳng định: “Tôi suy nghĩ linh hoạt hơntrong vấn đề này. Nếu như các bạn nghĩ mình cần sống thử để biết người chồng,người vợ tương lai của mình như thế nào, các bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệmvề điều đó”.
Mỗi bạn trẻ cần có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề sống thử.Không để tình cảm át đi lý trí để dẫn đến những quyết định bồng bột. Để nhữngcuộc cãi vã, tự tử, những ca nạo phá thai do sống thử không còn tiếp diễn"
Hoa Lê tường thuật từ giao lưu
" alt=""/>Tranh cãi gay gắt giữa GS Lân Dũng và các bạn trẻ về sống thử