Dù nhiều hãng lớn như Samsung, HTC, Sony vẫn "ém" siêu phẩm đầu bảng của mình cho tới MWC 2016, nhưng không vì thế mà hạng mục smartphone của CES năm nay thiếu sôi động.1. LG K7 và K10
Nếu như bạn là fan của selfie thì LG G7 thực sự là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Con dế 5-inch này được trang bị công nghệ Gesture Shot, cho phép bạn chụp 4 bức ảnh selfie liên tục từ camera trước, rất tuyệt để tạo ra chùm ảnh chân dung vui nhộn trong lúc bạn đang đợi xe buýt hay xếp hàng mua đồ ăn.
 |
LG K7 |
Và với đèn flash mặt trước dành riêng cho Selfie, các bức ảnh sẽ được cải thiện rõ rệt về ánh sáng. Đây cũng là một trong những smartphone đầu tiên sở hữu ngôn ngữ thiết kế "đá cuội bóng bảy" của LG, với thân máy tròn, cong như những viên sỏi.
Về cấu hình, phiên bản LTE sở hữu chipset lõi tứ 1.1 GHz, trong khi model 3G có chip lõi tứ 1.3GHz. Máy có 2 dung lượng bộ nhớ 8GB hoặc 16GB, song RAM hơi hẻo, chỉ 1GB hoặc 1.5GB. Camera mặt trước có độ phân giải 5MP, trong khi camera chính là 5MP hoặc 8MP tùy phiên bản. Có thể nói đây là một cấu hình điển hình của smartphone bình dân.
 |
LG K10 |
Trong khi đó, model K10 có cấu hình cao hơn một chút, với màn hình 720p 5.3 inch, camera chính 13MP, camera phụ 5 hoặc 8MP. Máy dùng RAM 2GB và pin 2300 mAh.
2. LeTV Le Max Pro
Le Max Pro sẽ là smartphone đầu tiên trên thế giới trang bị chipset cao cấp nhất của Qualcomm - Snapdragon 820. Dự kiến con dế này sẽ chính thức lên kệ trong nửa đầu năm 2016.
Ngoài ra, Max Pro còn tích hợp nhiều tính năng như cảm ứng vân tay siêu âm Sense ID Snapdragon của Qualcomm, được cho là có độ chính xác cao hơn so với công nghệ hiện hành. Máy cũng hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge 2.0, cho phép tăng từ 0 lên 60% pin chỉ trong 30 phút. Tuy nhiên, các thông số cấu hình chi tiết của Le Max Pro chưa được chia sẻ.
3. The Archos 50 Cobalt và 55 Cobalt Plus.
Nếu túi tiền của bạn không rủng rỉnh lắm, thì thị trường vẫn không thiếu những lựa chọn ngon, bổ, rẻ cho bạn. Bộ đôi smartphone mới của Archos là một thí dụ. 50 Cobalt là một con dế với màn hình 5-inch, độ phân giải 1280 x 720p, camera chính 8MP, camera phụ 2MP, RAM 1GB, vi xử lý lõi tứ 1GHz của MediaTek, pin 2000 mAh, hỗ trợ 2 SIM cùng LTE 4G, trong khi giá bán chỉ khoảng 150 USD.
 |
Bộ đôi Archos |
Phiên bản 55 Cobalt Plus tăng cỡ màn hình lên 5.5 inch, RAM lên 2GB cùng camera chính 13MP. Song giá của nó cũng đắt hơn, khoảng 220 USD.
4. ZTE
ZTE mang đến CES năm nay bộ đôi smartphone siêu rẻ Grand X3 và Avid Plus, phục vụ những người dùng không muốn chi quá nhiều tiền cho smartphone đầu bảng.
 |
ZTE Grand X3 |
Trong đó, Grand X3 sở hữu giá bán chỉ 129.99 USD, màn hình 5,5 inch 720p, vi xử lý lõi tứ Qualcomm tốc độ 1.3GHz, bộ nhớ 16GB nhưng có thể mở rộng lên tối đa 64GB nhờ thẻ nhớ. Máy trang bị camera chính 8MP và camera phụ 2MP. Một cấu hình rất ổn cho ngưỡng giá rẻ như vậy.
Avid Plus thậm chí còn rẻ hơn, song cấu hình của nó thấp hơn. Màn hình 5-inch chỉ được độ phân giải 480 x 854p, chipset Qualcomm 1.1 GHz, bộ nhớ trong 8GB và RAM 1GB, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ tối đa 32GB. Nếu so sánh về giá trị kinh tế thì X3 vẫn hấp dẫn hơn.
T.C
7 thiết bị công nghệ "kỳ quái" tại triển lãm CES 2016" alt=""/>7 smartphone ấn tượng nhất CES 2016 ngày đầu
Chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam để phát triển hệ sinh thái Internet của vạn vật (IoT), các chuyên gia Nhật Bản khẳng định, IoT phải do tư nhân thúc đẩy, vai trò của các cơ quan, Bộ, ngành chỉ là hỗ trợ."Tại Nhật, IoT do tư nhân thúc đẩy. Chúng tôi có hẳn một consortium (liên minh) về IoT với gần 2500 doanh nghiệp tham gia", các chuyên gia của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết tại Đối thoại chính sách CNTT - Truyền thông Việt Nam - Nhật Bản 2016 ngày 15/6. Dù Internet của vạn vật là xu hướng rất mới trên thế giới, song Nhật đã có những chính sách thúc đẩy IoT từ rất sớm.
 |
Đối thoại chính sách CNTT-TT Việt Nam - Nhật Bản 2016 tập trung 3 vấn đề tần số 4G/5G, An toàn thông tin và IoT. Ảnh: Giang Phạm |
Chẳng hạn như ngay từ năm 2009, Mitsubishi đã bán ra thị trường sản phẩm điều hòa nhiệt độ có thể tự động tắt bật từ xa thông qua kết nối Internet. Năm 2012, đến lượt Toyota bán ra thị trường dòng xe giám sát hành trình qua Internet.
"Hiện IoT đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực tại Nhật. Bộ Nội vụ & Truyền thông đã xây dựng chiến lược phát triển dành riêng cho IoT với sự tham gia của 11 đơn vị", đại diện Bộ này cho hay. Nếu như khối tư nhân là động lực chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của IoT thì vai trò của các cơ quan, Bộ, ngành, chính phủ Nhật là hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các dự án, chương trình phát triển IoT. Đơn cử như Nội các Nhật Bản có hẳn một Ủy ban chiến lược IoT để điều phối, kết nối các Bộ, ngành cùng thực hiện chiến lược phát triển IoT chung.
Trước đó, đề cập đến IoT, một trong ba chủ đề ưu tiên của cuộc Đối thoại - cùng với sử dụng tần số cho 4G/5G và An toàn thông tin, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Cơ chế chính sách và quy hoạch, Cục Viễn thông cho biết, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu về xu hướng này, về hướng ứng dụng IoT trong xây dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên, Cục Viễn thông nhận thấy định hướng phát triển thị trường ứng dụng IoT phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển thị trường viễn thông nói chung.
"Hiện Bộ TT&TT đang hợp tác cùng các tổ chức tiêu chuẩn IoT, định hướng triển khai mạng 4G/5G phục vụ cho IoT, thiết lập các trung tâm nghiên cứu dịch vụ, ứng dụng IoT...", ông Tuấn Anh cho biết.
Một số dự án thí điểm và hoạt động nghiên cứu ứng dụng IoT tại Việt Nam cũng đã bắt đầu được triển khai, như Công viên Công nghệ Sài gòn đã phát động cuộc thi khởi nghiệp IoT với giải thưởng 100 triệu đồng. 3 – 5 dự án được chọn từ cuộc thi sẽ được đầu tư để thương mại hóa.
Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quan tâm triển khai các phòng thí nghiệm IoT như VNPT, Viettel, Bkav,…Trong đó, VNPT đang triển khai platform chung cho các nhà nghiên cứu triển khai ứng dụng IoT, Viettel đang nghiên cứu ứng dụng thông minh cho giao thông như bán vé điện tử, giám sát hành trình vận tải. BKAV đi theo hướng nhà thông minh.
Trong lĩnh vực y tế, có các ứng dụng IoT đang triển khai ở Hải Phòng, Quảng Ninh… chủ yếu liên quan đến chăm sóc bệnh nhân. Tháng 7/2016, Phòng thí nghiệm IoT đã được thành lập tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với sự tham gia của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Công ty DTT, Intel và Dell Vietnam, vị đại diện Cục Viễn thông dẫn chứng.
Trong khi đó, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ cho biết, theo quy hoạch băng tần, dự kiến Bộ TT&TT sẽ dành riêng băng tần 918-920 MHz để phát triển các ứng dụng IoT. Đây là băng tần khá gần với dải tần mà Nhật Bản đang dành cho IoT (900 MHz)
T.C
" alt=""/>Nhật Bản: Internet vạn vật phải do tư nhân thúc đẩy