, đơn vị sáng lập và vận hành hệ sinh thái Terra. Công ty này rút 150 triệu UST (nay là USCT) khỏi bể thanh khoản (3-pool) trên Curve Finance, nền tảng DeFi lớn của hệ Ethereum. Hành động này này không làm chênh lệch nguồn cung, nhưng khiến tổng tài sản của 3-pool giảm đi đáng kể, tạo điều kiện cho việc tấn công.</p><table class=)

Biến động trên mốc giá 1 USD của UST trên Binance và Curve Finance. Ảnh: Jump Crypto.
15 phút sau khi TFL rút tiền, một người dùng ít hoạt động (Ví A) hoán đổi (swap) 85 triệu UST để lấy USDC trong nhóm thanh khoản này. Đây là giao dịch chuyển đổi lớn nhất từng ghi nhận trong nhóm 3-pool trên Curve Finance. Hành động này khiến bể thanh khoản mất cân bằng.
30 phút sau, thêm một tài khoản khác (Ví B) hoán đổi 75 triệu UST, khiến chênh lệch nghiêm trọng hơn.
Ngay sau đó, TFL phải rút 100 triệu UST khỏi bể thanh khoản trên Curve Finance để cứu vớt tình hình, cân đối thanh khoản. Vấn đề được cải thiện, nhưng chênh lệch vẫn lớn. Việc TFL rút UST làm nhỏ đi bể thanh khoản, khiến hệ thống dễ bị tấn công về sau.
Cuộc tấn công tiếp tục khi ví B bán 25 triệu UST, còn ví A bơm 108 triệu UST lên sàn Binance, tạo ra tâm lý hoảng loạn. 108 triệu USD cũng là số UST lớn nhất được đưa lên sàn giao dịch này trong lịch sử.
 |
Số UST được rút khỏi Anchor Protocol trong 3 ngày. Ảnh: Jump Crypto. |
Đồng thời, nghiên cứu của Jump Crypto cho thấy có sự trùng khớp giữa lượng thanh khoản mất đi trên Curve Finance và tăng cao ở Binance. Do đó, có thể đưa ra nhận định các hành động này đều được thực hiện bởi cùng một người/tổ chức.
Ngày 7-9/5, lượng tiền số lớn cũng chảy ra từ Anchor Protocol, nền tảng nhận cho vay lớn nhất của Terra. Trong 3 ngày, 5 tỷ UST đã bị rút khỏi giao thức. Con số tăng lên 10 tỷ UST trong một tuần sau đó. Chính việc này tạo ra nguồn cung khổng lồ cho đồng stablecoin này, khiến nó không còn giữ ở mức giá 1 USD vì lượng cung quá lớn.
Bản nghiên cứu cho thấy các ví lớn, có trên 1 triệu UST đã nhanh chóng chạy trốn khi có dấu hiệu bắt đầu sự cố. Nhóm ví nhỏ và trung bình chịu nhiều thiệt hại vì không đủ thanh khoản để thoát ra về sau.
Kích hoạt lo ngại trong đám đông
Trong 3 ngày của cuộc tấn công, thông tin sự cố UST mất mốc 1 USD liên tục được chia sẻ trên mạng xã hội, tạo ra làn sóng lo ngại trong cộng đồng nhà đầu tư tiền số, kích hoạt “chuỗi domino” đổ sập.
Ngoài áp lực lên hệ sinh thái Terra, sự biến động của kinh tế vĩ mô trong giai đoạn đầu tháng 5 khiến thị trường tiền số chao đảo. Những lo ngại về chỉ số tiêu dùng tăng cao, lạm phát, FED tăng lãi suất, kinh tế Trung Quốc chậm lại được thể hiện qua chỉ số bán tháo của tiền mã hóa.
Trong đêm 9/5, cùng thời điểm UST mất giá, giá Bitcoin sập mạnh. Việc này kéo tâm lý toàn thị trường đi xuống, bao gồm cả giá LUNA/UST. Jump Crypto cho rằng chính tâm lý hoảng loạn của toàn thị trường ngay thời điểm đó đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy UST khỏi mốc 1 USD.
Khi tình hình đã quá trầm trọng, nước đi sai lầm của Terra khi tăng tốc độ đúc LUNA, đưa tổng cung token lên 6 nghìn tỷ token khiến dự án đến bờ vực sụp đổ.
Theo Zing

LUNA 2.0 lên sàn, giá token biến động hàng chục lần
Giá đồng LUNA mới tăng 60 lần, đạt mức 30 USD sau khi được niêm yết trên sàn tiền số, nhưng lại giảm còn 6 USD chỉ vài tiếng sau đó.
" alt=""/>Thế lực tấn công LUNA đã lên kế hoạch chi tiết, bài bản

-Sau 10 năm thực hiện đề án lệch giờ học, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục đề xuất học lệch giờ để tránh ùn tắc giao thông.Sáng 5/10, Viện nghiên cứu phát triển thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả việc thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ trong ngành giáo dục trên địa bàn thành phố từ năm 2007 đến nay.
Từ năm 2007 trở về trước bậc mầm non vào học lúc 7h30, tan trường lúc 16h; Các bậc tiểu học vào học lúc 7h và 13h tan trường lúc 11h và 16h30; Bậc THCS vào học lúc 7h và 13h, tan trường lúc 11h15 và 17h; Bậc THPT vào học lúc 6h45 và 12h45 tan trường lúc 11h15 và 17h15.

|
Phụ huynh đón con tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Ảnh:Đinh Quang Tuấn |
Theo điều chỉnh của đề án, bậc mầm non giữ nguyên khung giờ, trong khi bậc tiểu học vào buổi sáng giữ nguyên, buổi chiều sẽ học trễ hơn 15 phút. Các bậc học THCS, THPT đều được điều chỉnh vào học trễ hơn 15 phút.
Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, theo báo cáo của đơn vị gửi về Sở cho thấy, sau thời gian thực hiện đề án lệch giờ, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường giảm rất nhiều, không còn hiện tượng ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm tại các trường học. Tuy nhiên, vẫn còn một vài địa phương chưa hỗ trợ tích cực cho các đơn vị trường học trong việc kiểm soát, hỗ trợ cổng trường vào giờ cao điểm.
Việc điều chỉnh lệch giờ học và giờ đi về giữa các trường cùng một tuyến đường trọng điểm được các đơn vị tham gia tích cực, góp phần làm giảm ùn tắc giờ cao điểm.
Để thực hiện việc giảm ùn tắc giao thông, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường có bãi sân rộng mở cổng cho phụ huynh vào đón con em mỗi giờ tan học như: Tiểu học Lương Định Của (Quận 3), Tiểu học Minh Đạo, Tiểu học Chánh Nghĩa (Quận 5), THCS Lê Quý Đôn (Quận 11)...
Nơi nào không có bãi xe rộng thì trường và địa phương phối hợp tìm nơi lân cận để phụ huynh có chỗ đưa đón con em, tuyệt đối không để phụ huynh đậu xe dưới lòng lề đường.
Sở GD-ĐT đề xuất tiếp tục duy trì giờ học và giờ về như đề án, khuyến khích học sinh đi phương tiện công cộng để giảm áp lực sử dụng xe máy vào các giờ cao điểm cũng như hạn chế tai nạn, kéo giảm ùn tắc giao thông.
Đánh giá về đề án lệch ca, lệch giờ Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng việc bố trí giờ giấc lệch nhau giữa các bậc học là cần thiết. Việc học lệch giờ không gây xáo trộn giờ giấc quá lớn của các khối học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh đưa đón. Do vậy sự chênh lệch giữa các bậc học được ngành giáo dục duy trì chênh lệch 15 phút là chấp nhận được.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, trước năm 2007 thời gian đi học có sự trùng lắp giữa bậc tiểu học và trung học cơ sở (bắt đầu 7h), điều nay gây khó khăn cho phụ huynh khi đưa học sinh tiểu học và THCS cùng đến trường. Trong trường hợp một gia đình có cả hai đối tượng học sinh này thì cùng lúc phải đưa đón do vậy việc điều chỉnh này là phù hợp hơn. Sau điều chỉnh thì có độ lệch giờ nhiều hơn giữa các bậc học vào giờ bắt đầu và giờ kết thúc dù khoảng cách chênh lệch không cao, bình quân 15-30 phút giữa các bậc học. Riêng giờ ra về của bậc mầm non và tiểu học dãn ra hơn, chênh nhau đến 45 phút thay vì 30 phút như trước đây, giúp phụ huynh thuận lợi hơn trong trường hợp đón cả hai bậc học này.
Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng cho rằng, vẫn còn hiện tượng hiện tượng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở các trường phổ thông. Nguyên nhân là do ý thức chưa tốt của phụ huynh khi đón con; Sự phát triển của phương tiện cá nhân quá nhanh; Hệ thống giao thông công cộng kém và học sinh chưa hình thành thói quen đi bộ đến trường; Các gia đình có điều kiện nên thường đón con bằng ôtô nhưng không chấp hành quy định đậu cách cổng trường 50m nên dễ gây ùn tắc...
Còn đại diện Sở Nội vụ TP.HCM cho rằng, phương án bố trí lệch ca, lệch giờ trong ngành giáo dục phải có sự đồng bộ phương án với các ngành khác. Vì học sinh vào học sớm hoặc học trễ hơn 15 phút so với trước đây nhưng giờ làm của phụ huynh là cố định, vì vậy bố mẹ vẫn không thay đổi được thời gian đưa con đi học. Như vậy người chịu ảnh hưởng là phụ huynh chứ không phải học sinh.
Trước đó năm 2007 tại TP.HCM bậc học mầm non bắt đầu từ 7h30, kết thúc lúc 16h; bậc tiểu học và THCS bắt đầu từ 7h và 13h, kết thúc 11h và 16h30 (bậc THCS kết thúc muộn hơn 15 phút), bậc THPT bắt đầu từ 6h45 và 12h45, kết thúc lúc 11h15 và 17h15.
Từ tháng 10/2007, TP.HCM áp dụng học lệch giờ giữa các bậc là 15 phút, riêng mầm mon giữ nguyên. Giải pháp bố trí giờ làm việc và học tập là một trong 8 giải pháp cấp bách nhằm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Lê Huyền
" alt=""/>Học sinh tiếp tục đề xuất học lệch giờ giảm ùn tắc giao thông
Ngày 26/8, Sở GD-ĐT Thái Nguyên công bố kết quả phúc khảo ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021.Trong danh sách này, chỉ có duy nhất em Mai Chiến Thắng (học sinh Trường THCS Tích Lương, dự thi tại điểm trường THPT Gang Thép) có bài thi môn Toán thay đổi từ 0,5 lên 9,75 sau phúc khảo. Như vậy, thí sinh này được tăng đến 9,25 điểm.
Trước đó, theo điểm thi được công bố ngày 2/8, Thắng chỉ được 0,5 điểm môn Toán, 5 điểm Ngữ văn và 3,5 điểm môn Tiếng Anh (tổng 14,5 điểm, trong đó Toán và Ngữ văn nhân hệ số 2).
Kết quả này khiến em bị trượt vào Trường THPT Gang Thép bởi trường này lấy điểm chuẩn là 26,7 điểm.
Theo Sở GD-ĐT Thái Nguyên, lý do dẫn đến việc này là do cán bộ chấm bài thi được 9,5, nhưng viết ẩu khiến phần đuôi số 9 ngược lên như số 0.
Hai bộ phận nhập điểm độc lập chỉ nhìn điểm bằng số mà không đọc sang phần điểm viết bằng chữ nên nhập thành 0,5.
 |
Điểm bài thi vào lớp 10 của thí sinh Mai Chiến Thắng trước vào sau khi phúc khảo. |
Sau phúc khảo, Thắng đạt tổng điểm 33, thừa điểm để có thể trúng tuyển vào Trường THPT Gang Thép.
Thầy Trần Đức Dũng - thầy giáo của em Mai Chiến Thắng cho hay, khi biết điểm thi, Thắng nhắn tin cho rằng bài thi bị chấm sai.
Biết lực học của Thắng rất tốt, thầy Dũng đã khuyên em làm đơn phúc khảo.
“Kết quả phúc khảo chính xác với số điểm mà em Thắng đã tính khi so sánh với đáp án ngay sau kì thi”, thầy Dũng cho hay.
Được biết, ở cấp THCS, nam sinh này là học sinh giỏi môn Toán.
Hải Nguyên

Chỉ 0,58 điểm/môn vẫn trúng tuyển vào lớp 10 ở Thanh Hóa
Ở Thanh Hóa hay Cần Thơ, có những trường THPT công lập mà thí sinh thi vào lớp 10 năm nay chỉ cần đạt trung bình từ 0,58 - 1 điểm mỗi môn cũng trúng tuyển.
" alt=""/>Một bài thi ở Thái Nguyên tăng từ 0,5 lên 9,75 điểm sau phúc khảo