- Tổ chức NSPCC - một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh đã xây dựng nên bộ quy tắc “Talking PANTS” (tạm dịch là: Quy tắc đồ lót) để kêu gọi các phụ huynh dạy cho con của mình biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi xâm hại.
Xem video:

- Tổ chức NSPCC - một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh đã xây dựng nên bộ quy tắc “Talking PANTS” (tạm dịch là: Quy tắc đồ lót) để kêu gọi các phụ huynh dạy cho con của mình biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi xâm hại.
Xem video:
Khói bốc lên nghi ngút, người đơm xôi, người cắt giò, người cho vào hộp… Trong vòng một buổi chiều, gần 800 suất xôi đã được hoàn thành để kịp gửi đến vùng lũ.
![]() |
Người dân tổ 4, P.Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh nấu xôi. |
Chị Việt Hà (SN 1992), quản lý một quán cà phê ở tổ 4 cho biết, xem những thông tin người dân bị ảnh hưởng bởi lũ kêu cứu, thiếu đói chị rất xót xa. Chị muốn làm gì đó cho họ và điều quan trọng trước tiên chị nghĩ đến là phải “cứu đói”.
“Nhiều đoàn cứu trợ mỳ tôm nhưng tôi xem tin tức, biết nhiều vùng bị mất điện, không có dụng cụ để nấu nước sôi. Nhiều bà con phải ăn mì tôm sống. Vì vậy tôi muốn nấu một món mà người dân có thể ăn luôn được”, chị nói.
Có ý định làm thực phẩm gửi đến vùng lũ, ngày 19/10, chị Hà đặt mua 20 kg giò lụa. Sau đó, một người bạn của chị gợi ý nấu xôi gửi cho bà con.
Xôi vừa giúp ăn no lại tiện lợi nên chị vội vàng đi chợ mua 100 kg gạo nếp, hộp đựng… về nhà.
“Lúc làm, tôi cũng khá phân vân, băn khoăn. Không phải vì vật chất, kinh tế mà tôi sợ sức người có hạn. Trong khi đó, thời tiết liên tục mưa và các tuyến đường đi đều khó khăn, tôi sợ mình không chuyển được đến tay người dân”, chị Hà chia sẻ thêm.
![]() |
![]() |
Hàng nghìn phần xôi, giò đã được chuyển đến vùng lũ. |
Nhưng cuối cùng, 1h chiều ngày 20/10, chị và 2 người nữa vẫn quyết định dựng bếp. Làm tại quán cà phê nên họ có những chiếc bếp công nghiệp rất tiện lợi để nấu xôi số lượng lớn. Do thời gian gấp, chị Hà phải đun nước sôi để ngâm nhằm rút ngắn thời gian ngâm nếp xuống.
Vừa làm, chị Hà vừa gọi điện khắp nơi để tìm phương án vận chuyển đến người dân.
"Các anh công an phường và lực lượng cứu hộ, cứu nạn nghe ý tưởng nấu xôi của chúng tôi, họ vô cùng tán thành. Anh nói rằng, xôi vừa nóng vừa tiện lợi sẽ giúp bà con được ăn no nhanh chóng. Các anh động viên chúng tôi cứ yên tâm làm, họ sẽ vận chuyển đến vùng dân bị ngập”, chị chia sẻ.
Ban đầu chỉ có 3 người thực hiện. Nhưng sau đó, nghe thông tin chị Hà nấu xôi từ thiện, người dân trong khu phố ùa đến. Mười mấy người vừa nấu vừa đóng gói, 5h chiều cùng ngày, 800 suất xôi đã được hoàn thành.
Mỗi suất gồm xôi, giò và lạc, vừng để ăn kèm, được cho vào các thùng xốp to. Mỗi thùng xốp đựng được gần 100 suất và mỗi thuyền/xuồng có thể chở được 3 thùng xốp nên khá thuận tiện cho việc di chuyển.
![]() |
Hình ảnh nhà ngập, người dân được lực lượng cứu hộ đưa ra ngoài. |
Chiều tối, biết tin về nồi xôi từ thiện, nhiều người tiếp tục ủng hộ việc làm của chị Hà. Họ đội mưa đưa đến 20 kg nếp, có gia đình hứa sẽ ủng hộ 100 suất chả, pate… để hộp xôi thêm ngon.
Ngày 21/10, chị Hà và người dân tổ 4 tiếp tục nổi lửa. Dự kiến họ sẽ làm thêm hơn 1.000 suất xôi.
Cả nhà anh Trần Hồng Quân (SN 1992, tổ 4) cũng tham gia vào việc nấu xôi từ thiện. Bố mẹ anh giúp bà con đóng gói, chia suất, anh đảm nhiệm việc chuyên chở số xôi đến lực lượng cứu hộ. Từ đây, số thực phẩm này sẽ được đưa đến những người dân đang cần.
“Vùng lũ bị cô lập, ô tô xe máy không thể vào tận nơi. Số xôi phải đến với bà con bằng xuồng, thuyền. Trời mưa rét vì vậy mọi người quyết định cho vào thùng xốp để giữ được độ nóng của món ăn”, anh nói.
Chị Hà cũng cho biết thêm: “Người dân nghe thông tin có xôi từ thiện thì tự lội nước ra nhận rất nhiều vì xôi, giò khá dễ ăn và tiện lợi.
Có những anh trong lực lượng cứu hộ, làm việc cả ngày rất mệt và đói cũng xin 1 hộp để ăn lấy sức. Họ đứng giữa trời mưa, cầm hộp xôi để ăn. Nghe những người vận chuyển kể lại như vậy, tôi thực sự xúc động”.
Cũng trong ngày 20/10, tại một xóm trọ nhỏ ở phường Hưng Dũng, TP Vinh, những người thuê trọ cũng rộn ràng nổi lửa làm món vừng lạc gửi vào vùng ngập lụt.
![]() |
Bà cụ giã lạc gửi đến vùng lũ. |
Ý tưởng này là của chị Đào Thị Thủy (SN 1987), lấy chồng ở huyện Yên Thành, Nghệ An. Hai vợ chồng chị thuê trọ ở TP.Vinh để buôn bán.
“Nghe tin miền Trung ngập lụt và nhiều vùng cô lập, thiếu thực phẩm, dù kinh tế gia đình còn khó khăn, tôi vẫn muốn giúp họ. Tuy nhiên vì vướng 2 con nhỏ, tôi không thể vào vùng lũ. Tôi quyết định làm món vừng lạc - khá đơn giản, thiết thực, để gửi vào các vùng bị ngập”.
Theo chị Thủy, vừng lạc là món ăn để được khá lâu, có thể dùng để ăn với cơm, xôi khi các gia đình bị ngập lụt không thể đi chợ.
Xóm trọ của chị có 2 dãy liền nhau, khoảng 7 phòng. Người dân đều từ khắp nơi đến. Sau khi có ý tưởng, chị chia sẻ và được rất nhiều người ủng hộ.
![]() |
Trẻ con cũng theo mẹ đi giã lạc làm từ thiện. |
![]() |
Xóm trọ của chị Thủy đã làm được 80 túi lạc gửi đến vùng bị ngập lụt. |
Từ số tiền quyên góp được, 8h sáng chị Thủy đội mưa ra chợ của thành phố mua 20kg lạc. Về nhà, họ bắt đầu rang lạc tại phòng trọ. 7, 8 người thay nhau rang, giã lạc và chia thành từng phần.
Từ 8h sáng đến 5h chiều, họ hoàn thành 80 phần lạc để chờ chuyển vào vùng lũ.
“Cả khu trọ nhỏ trở nên náo nhiệt hơn thường ngày khi mấy chị em vừa làm vừa nói chuyện. Đám trẻ con theo mẹ sang giã lạc vừa đùa nghịch vừa trêu nhau ồn ã cả xóm trọ. Tôi hi vọng món ăn này sẽ giúp bà con được phần nào đó”, chị nói.
Anh Nguyễn Trọng Sáng (phường Hưng Dũng), cũng chia sẻ thêm, không chỉ món vừng lạc, nhiều xóm trọ khác ở TP. Vinh cũng làm thêm món lạc trộn cá khô. Đây là những món ăn khô có tác dụng giúp người dân vượt đói trong những ngày giao thông bị chia cắt.
“Có những người phụ nữ ngoài tuổi 70, tóc đã hai màu, cũng tham gia làm cùng. Bà vừa trông cháu vừa giã lạc. Họ rất nhiệt tình, chỉ mong có thể chia sẻ một chút công, của đến những người không may mắn”, anh nói.
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn. Mọi đóng góp xin gửi về: |
"Xem tin tức vùng lũ, tôi xót xa và không thể ngủ nổi. Hoa và quà có thể dành lại những ngày sau lũ, chúng tôi muốn làm điều gì đó để giúp người dân miền Trung", chị Hà Phương nói.
" alt=""/>‘Cả làng’ gọi nhau nhóm bếp, nấu nghìn suất xôi gửi vùng mưa lũPhần lớn các ý kiến đều cho rằng, ngoài trách nhiệm sinh và nuôi con khôn lớn, các bậc cha, mẹ cũng nên tích lũy, chuẩn bị cho giai đoạn tuổi cao sức yếu.
Không ít độc giả cũng nhấn mạnh, về phần các con, nếu không có điều kiện chu cấp cho đấng thân sinh, cũng nên báo hiếu, quan tâm ở nhiều hình thức khác nhau. Bởi từ ngàn đời xưa, với người Việt, chữ “hiếu” luôn được đặt lên hàng đầu.
Hãy để “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”
Độc giả có tựa đề bình luận là “Không nên” đã bày tỏ quan điểm: “Đời người giống như một vòng tròn vô tận. Chúng ta được sinh ra, nuôi lớn, lấy vợ sinh con và nuôi con khôn lớn.
Sau đó, con chúng ta lại lấy vợ, sinh con, nuôi con khôn lớn... Ai cũng sẽ được nuôi và phải nuôi.
![]() |
Xét về khía cạnh tuần hoàn thì chẳng ai nợ ai, chỉ là được cho và phải cho. Về khía cạnh quan hệ huyết thống, ai cũng phải có trách nhiệm và bổn phận (Bạn sinh con, bạn phải nuôi nó khôn lớn. Các con phải chăm cha, mẹ lúc ốm đau, bệnh tật về già)”.
Từ đó độc giả này rút ra kết luận: “Bởi vậy, chúng ta không nên có tư tưởng phụ thuộc vào con cái”.
Tương tự, độc giả Lê Phương nhấn mạnh: “Chúng ta hãy tự lo cho mình, đừng dựa vào người khác kể cả con. Bố mẹ cần phải tích lũy lúc còn khỏe, để lo khi về già. Quan niệm "con cái là của để dành" hiện nay đã không còn chuẩn nữa”.
Đồng quan điểm trên, độc giả Anh Đào cũng “hiến kế” cách đối phó với tuổi già. Chị khuyên các bậc làm cha làm mẹ nên có các loại quỹ:
1. Quỹ dành cho con.
2. Quỹ tham gia BH nhân thọ: Đề phòng rủi ro bất trắc xảy ra trong cuộc sống. Nếu bình an, kết thúc hợp đồng, chúng ta cũng có một khoản tiền.
3. Quỹ hưu trí: Mặc dù có BHXH tham gia trong quá trình đi làm tuy nhiên số tiền quá nhỏ, chúng ta nên để dành thêm một khoản nữa.
4. Quỹ đầu tư nhàn rỗi: Quỹ này có thể mua vàng, USD tích trữ, làm phương tiện kinh doanh sau khi về hưu hoặc dùng khi về già.
Độc giả này cũng nhấn mạnh: “Thương con đến mấy nhưng không được bán nhà qua ở chung với con. Vì nhà mình mình ở, nhà con con ở. Con khi có gia đình sẽ là người trưởng thành và có cuộc sống riêng. Tuổi già nên tập thể dục, đi du lịch những nơi mình muốn đến nhất”.
Bạn đọc Anh Đào khẳng định thêm, chúng ta không nên mạo hiểm đầu tư lớn vào con vì nó như canh bạc cuộc đời. Chúng ta cũng phải tự biết chia quỹ để chăm lo tuổi già, không lệ thuộc vào con. Bởi như thế bạn là gánh nặng cho con, đặc biệt khi kinh tế của chúng không vững vàng.
Cha mẹ hiện đại phải nhìn xa trông rộng, thay đổi quan niệm tư duy để có được cuộc sống tự do, hạnh phúc và không lệ thuộc vào bất cứ ai.
Báo hiếu có thể dưới nhiều hình thức
Mặc dù mỗi thế hệ đều phải có trách nhiệm với chính cuộc đời mình, không thể trông cậy, dựa dẫm vào người khác nhưng tình cảm gia đình luôn là sợi dây cần được gìn giữ.
Theo đó, cha mẹ có thể chủ động kinh tế, tự lập về già nhưng con cái phải có trách nhiệm yêu thương, động viên họ, đặc biệt những lúc đau ốm, mệt mỏi. Đây cũng chính là quan điểm của nhiều độc giả, trong đó có bạn đọc ký tên NTTP.
Độc giả này chia sẻ: “Đã là người trong gia đình thì cần có trách nhiệm với nhau. Con cái phải có trách nhiệm với bậc sinh thành và ngược lại, kể cả anh em cũng còn phải có trách nhiệm với nhau khi có khó khăn. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khái niệm "Trách nhiệm" không có nghĩa là cứ phải sống cùng và ở thật gần”.
Dù không ở cạnh nhưng các con không thể bỏ bê, vô tâm với cha mẹ. Họ có thể thể hiện chữ hiếu bằng cách hỏi thăm, động viên cha mẹ thường xuyên để gắn kết tình cảm gia đình.
Độc giả Nguyễn Kiêm Dũng cũng phân tích, trách nhiệm của cha mẹ là nuôi dạy con khôn lớn thành người. Trách nhiệm của con cái là phải báo hiếu cha mẹ khi cha mẹ già yếu. Từ ngàn đời xưa, cổ nhân đã dạy: "Trẻ cậy cha, già cậy con", chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Nhưng mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, do sự phát triển của khoa học, công nghệ và đời sống văn hóa, vật chất mà "trẻ cậy cha, già cậy con" cũng có những thay đổi về nội dung và hình thức thể hiện.
Các độc giả đều cho rằng, có nhiều cách để có thể làm tròn trách nhiệm với cha mẹ, không chỉ là sự chia sẻ về vật chất, tiền bạc. Dù cách nào, cũng phải thể hiện sự biết ơn, trân trọng người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
Độc giả ở email Lean…@gmail.com viết: “Sinh con, ai cũng muốn con tự lập tốt. Người cha, người mẹ nào cũng muốn không làm phiền nhiều đến con khi mình tuổi già. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta vô tâm, bỏ mặc cha mẹ”.
Độc giả này chia sẻ thêm: “Không cần thiết sống chung, các con có thể ghé qua nhà tặng mẹ một cái áo, hộp thuốc bổ, một gói bánh cha mẹ thích ăn.
Hay đơn giản, một sáng, ta nhấc máy gọi điện nhắc nhở cha, mẹ giữ ấm khi ra đường. Tôi tin không người cha, người mẹ nào lại không thể cảm động”.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn." alt=""/>Người già không phiền con nhưng con không được vô tâm bỏ mặc cha mẹ