Chẳng hạn, vào tháng 12 vừa qua, tờ New York Times đã đăng một chuyên mục về việc theo dõi vị trí của Tổng thống Donald Trump dễ dàng như thế nào bằng cách sử dụng dữ liệu điện thoại di động.
Bài báo của Times cho biết “Dự án quyền riêng tư của Times đã thu được một bộ dữ liệu với hơn 50 tỷ lượt ping vị trí từ điện thoại của hơn 12 triệu người ở đất nước này. Đây là một mẫu ngẫu nhiên từ năm 2016 và 2017, nhưng chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ từ thông tin có sẵn công khai để chúng tôi xác định lại dữ liệu vị trí và theo dõi nơi ở của Tổng thống Donald Trump”.
Mặc dù dữ liệu điện thoại di động là ẩn danh nhưng các nhà nghiên cứu của tờ New York Times vẫn có thể dễ dàng tìm ra sự di chuyển của Tổng thống từ dữ liệu được ghi lại bởi một điện thoại thông minh có lẽ thuộc về một nhân viên mật vụ.
Ông Chetan Sharma – Giám đốc điều hành của Chetan Sharma Consulting cho biết: “Đối với những người làm việc trong ngành công nghiệp, không có gì ngạc nhiên khi bạn có thể làm điều đó. Tôi nghĩ rằng có một quan niệm sai lầm lớn mà mọi người mắc phải đó là cho rằng nếu dữ liệu được ẩn danh thì không sao”.
Ông cho biết dữ liệu được lấy từ các thiết bị vô tuyến và hành vi duyệt web có thể được sử dụng rất nhanh để xây dựng hồ sơ của một cá nhân, bao gồm những dữ liệu liên quan như khi họ rời khỏi nhà để xe và khi họ đón con đi học về.
![]() |
Những sự kiện về di động lớn nhất năm 2020 (theo dữ liệu từ Chetan Sharma Consulting) |
Năm 2019 AT&T, T-Mobile và Sprint bị lôi kéo vào một vụ bê bối liên quan đến dữ liệu vị trí và các công ty bảo lãnh. Một báo cáo điều tra từ Motherboard cho thấy từ năm 2012 đến 2017, dữ liệu vị trí từ các nhà mạng đã được cung cấp cho một công cụ tổng hợp vị trí, sau đó bán dữ liệu đó cho một số công ty khác nhau. Cuối cùng, dữ liệu đó đã rơi vào tay những kẻ săn tiền thưởng và công ty bảo lãnh, cho phép họ tìm vị trí thời gian thực của điện thoại di động.
Jessica Rosenworcel - Ủy viên Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã đưa ra yêu cầu vào tháng 5/2019 rằng, tất cả các nhà mạng lớn phải cung cấp bằng chứng về việc họ đã ngừng bán dữ liệu vị trí thời gian thực khách hàng của họ cho các công cụ tổng hợp dữ liệu của bên thứ ba. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ mức độ mà các nhà mạng đã thực hiện như thế nào.
Tờ báo Dallas Morning News ngày 31/12/2019 cho rằng, một nhóm các chuyên gia bảo mật đang đấu tranh với AT&T tại tòa án quận của Hoa Kỳ để buộc nhà mạng chuyển bằng chứng rằng họ không còn bán dữ liệu vị trí của khách hàng được thu thập bởi điện thoại di động cho các nhà tổng hợp bên thứ ba.
AT&T đã đưa ra một tuyên bố nói rằng: “Các dịch vụ dựa trên vị trí như hỗ trợ bên đường, chống gian lận và cảnh báo thiết bị y tế có những lợi ích rõ ràng và thậm chí là cứu mạng con người. Chúng tôi chỉ chia sẻ dữ liệu vị trí với sự đồng ý của khách hàng và tự nguyện ngừng chia sẻ dữ liệu đó với người tổng hợp nhiều tháng trước khi vụ kiện được đệ trình”.
Ông Chetan Sharma cho biết thêm: “Bản thân các dịch vụ dựa trên vị trí cũng không tệ như những gì quảng cáo. Nhưng có rất nhiều hậu quả không lường trước được. Không có hậu quả gì cho đến khi một câu chuyện xấu nổ ra. Không có quy định tốt nào bảo vệ người dùng di động”.
Trong khi đó, Chủ tịch của Microsoft - ông Brad Smith đã từng đề nghị tổ chức một Hội nghị kỹ thuật số và yêu cầu các quốc gia phải đồng ý về các quy tắc bảo mật, nếu không có các quy tắc bảo mật sẽ không được phép hoạt động. Nhưng với môi trường ngoại giao toàn cầu như hiện nay thì lời đề nghị của ông ta đã không dành được nhiều sự ủng hộ.
Thập kỷ tới có thể sẽ chứng kiến rất nhiều xung đột xung quanh các vấn đề riêng tư và ngành công nghiệp vô tuyến sẽ ở trong cuộc chiến xung đột đó. Ông Chetan Sharma lo lắng: “Chúng tôi thực sự hoàn toàn không chuẩn bị cho những thách thức này bởi vì các khung pháp lý không đề cập đến bất kỳ vấn đề nào trong các thách thức này. FCC không có ý định giải quyết vấn đề này. Quan điểm của tôi là chúng ta cần một cơ quan mới, một ủy ban kỹ thuật số liên bang. Trừ khi chúng ta làm điều đó, nếu không sẽ không có kết quả”.
Phan Văn Hòa (theo Fiercewireless)
Số lượng công ty đang nỗ lực để đưa xe tự lái đến với công chúng nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng một chiếc xe tự hành 100% vẫn chưa thực sự tồn tại.
" alt=""/>Những vấn đề được người dùng di động quan tâm hàng đầu ở Mỹ năm tớiCách đây không lâu, một "lưu học sinh" (sinh viên du học nói theo kiểu Trung Quốc) có vấn đề về sức khỏe và phải nhập viện, song anh chàng lại được chăm sóc bởi một y tá không sõi tiếng Anh.
Dù vậy, cô y tá hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin y tế cần thiết cho bệnh nhân. Nghĩ tới nghĩ lui, nữ y tá đã dùng cách sáng tạo nhất có thể để truyền đạt thông tin quá mẩu tin nhắn tượng hình vừa buồn cười vừa đáng sợ dưới đây:
Bức ảnh này được khổ chủ, cũng là người dùng Reddit WaspDog đăng tải, nó nhanh chóng khiến "đầu tầu" của Internet phát cuồng với 112.000 upvotes (con số kinh khủng đấy).
Nếu biết bối cảnh trong bệnh viện thì thông điệp này rất rõ ràng: Anh chàng phải làm phẫu thuật vào 8h sáng hôm sau (con dao nhuốm máu), tối hôm trước tuyệt đối không được ăn uống sau 10h tối (bát cơm và vòi nước).
Đấy, chỉ có thế thôi nhưng dân mạng luôn có cách diễn giải của riêng họ. Có người còn biến mẩu tin nhắn tượng hình thành tình tiết trong phim kinh dị.
Ông đầu tiên hiểu là: "Sau 10h tối nay không được ăn uống, 8h sáng mai anh sẽ bị làm thịt."
Ông này lại theo chủ nghĩa sợ vợ, tức là: "Nếu chén xong mà không rửa bát đĩa, sáng mai anh sẽ thành người cõi Âm."
Tại sao cứ phải sợ hãi như vậy? Đúng ra là "Sau 10h tối nay, không được ăn hay uống, vì 8h sáng mai anh sẽ được ăn bánh mứt dâu..."
"Nếu anh không nấu cơm và hãm trà, tôi sẽ xiên anh..." Đây, đúng phim kinh dị rồi
Tóm lại, thứ quan trọng nhất chính là WaspDog đã có cuộc phẫu thuật thành công hay chưa, mẩu tin nhắn đáng sợ hay không, không quan trọng.
Theo GenK
" alt=""/>Bất đồng ngôn ngữ, bệnh nhân tá hỏa khi nhận được tin nhắn tượng hình của nữ y tá Trung Quốc