Trong khi đó, thực tế đã chứng minh những thiết bị cầm tay gọn nhẹ hoàn toàn có khả năng cung cấp đầy đủ trải nghiệm chơi game cho game thủ, với thời lượng pin tốt và hình ảnh đẹp mắt. Minh chứng rõ ràng nhất có thể kể đến phiên bản iOS của tựa game Civilization VI trên iPad Pro - chạy mượt và đẹp hơn rất nhiều so với việc chơi trên một chiếc Laptop có cùng tầm giá.
Tuy nhiên, qua những gì được công bố tại CES 2018, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng những chiếc Laptop chơi game trong tương lai sẽ vô cùng gọn nhẹ và mạnh mẽ, cùng với một mức giá phải chăng, nhờ vào những bước tiến lớn của các ông lớn trong ngành sản xuất chip bán dẫn.
AMD, Intel và những giải pháp mới
Công lớn nhất trong quá trình tạo ra sự thay đổi này có lẽ thuộc về AMD. Trong nhiều năm trở lại đây, ông lớn này luôn tìm cách tạo ra những con chip APU - là thuật ngữ dành cho sự kết hợp giữa CPU và GPU trong một con chip. Tuy nhiên, những nỗ lực của AMD tỏ ra không hiệu quả trong suốt nhiều năm, do CPU của hãng luôn tỏ ra yếu kém hơn hẳn so với những con chip của Intel. Phải đến năm ngoái, với sự thành công của dòng CPU Ryzen và GPU Vega, AMD mới có thể thực sự tạo ra chip APU chất lượng cao dùng cho laptop chơi game giá rẻ.
Trong nửa đầu năm 2018, AMD sẽ mang tới thị trường dòng chip Ryzen 3 Mobile dùng cho máy tính xách tay. Điều này đồng nghĩa với việc, chip đồ họa Vega sẽ được tích hợp trong phân khúc Laptop dưới 500 USD và trở thành đối thủ cạnh tranh vô cùng đáng gờm đối với Intel ở phân khúc này.
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến Intel trong cuộc chơi này, nhờ vào mối quan hệ hết sức "dị thường" đối với kẻ thù không đội trời chung AMD. Rất nhiều người quan tâm đến công nghệ đã không thể ngờ được rằng, có ngày họ lại được chứng kiến một sản phẩm là sự kết hợp giữa CPU Intel và GPU Vega của AMD. Cụ thể, tại CES 2018, Intel đã công bố 4 con chip mới kết hợp bộ vi xử lý Intel Core và chip đồ họa Radeon RX Vega.
Phiên bản mạnh nhất của sản phẩm này, theo lời Intel, sở hữu sức mạnh đồ họa ngang ngửa phiên bản GTX 1060 Max-Q của NVIDIA. Với sức mạnh đồ họa như vậy, gần như tất cả các tựa Game trên thị trường hiện tại đều có thể chơi được ở độ phân giải 1080p cùng với thiết lập đồ họa "High" hoặc "Maximum".
Đương nhiên, một con chip mạnh mẽ cỡ như vậy sẽ không thể xuất hiện ở những dòng Laptop giá rẻ, tuy nhiên chúng sẽ xuất hiện trong những chiếc Ultrabook cũng như Laptop 2-trong-1, vốn trước đây phải sử dụng chip đồ họa tích hợp của Intel với khả năng chơi game được đánh giá là "yếu nhớt". Bước nhảy từ Intel UHD 620 thành Radeon RX Vega là cả một bước tiến lớn trong sức mạnh chơi game của những cỗ máy gọn nhẹ.
NVIDIA - "ông lớn nặng cân" trong mảng chip đồ họa
Tại CES 2018, bên cạnh những công bố đáng chú ý liên quan đến mảng AI và xe tự lái, NVIDIA cũng không bỏ qua việc nâng cao trải nghiệm đồ họa trên những chiếc Laptop giá rẻ, với chip đồ họa GeForce MX150.
Chip đồ họa giá rẻ này của NVIDIA thậm chí còn chẳng mang trong tên mã hiệu GT hay GTX để đánh dấu đây là sản phẩm phục vụ mục đích chơi game. Tuy nhiên, sức mạnh đồ họa của MX150 vẫn vô cùng ấn tượng, vượt trội so với "tiền bối" 940MX - từ đó nâng chuẩn chơi game của các thiết bị Laptop giá rẻ lên một tầm cao mới. Chip đồ họa MX150 có thể chơi mượt nhiều tựa game như Overwatch hay Star Wars Battlefront II ở độ phân giải 1080p cùng thiết lập đồ họa trung bình, và chúng được trang bị trong chiếc laptop Acer Aspire E15 với giá chỉ 600 USD mà thôi.
Chip đồ họa MX150 hiện diện ở rất nhiều sản phẩm Laptop tại CES 2018. Những cái tên có thể kể đến bao gồm Laptop 2-trong-1 Switch 7 Black Edition của Acer, Notebook 9 của Samsung, hay ThinkPad T480 của Lenovo. Những sản phẩm này đều thể hiện sức mạnh đồ họa vô cùng ấn tượng so với kích cỡ mỏng nhẹ của chúng.
Một điểm đáng nói khác ở đây là MX150 thực tế là một trong những sản phẩm cuối cùng nằm trong cấu trúc đồ họa thế hệ hiện tại của NVIDIA, và ông lớn này chuẩn bị nâng cấp lên một nền tảng mới với sức mạnh đồ họa sẽ còn vượt trội hơn rất nhiều.
Laptop chơi game sẽ không còn là món đồ xa xỉ trong tương lai
Những chiếc Laptop được giới thiệu tại CES chỉ là khởi đầu của một làn sóng mới mà thôi. Với những tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, cùng với các nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng và sức mạnh sản phẩm, trong tương lai gần sẽ còn xuất hiện nhiều chiếc Laptop vừa gọn nhẹ, vừa khỏe, với mức giá phải chăng hơn nữa. Và khi đó, những chiếc Laptop chơi game sẽ không còn là món đồ "xa xỉ phẩm" với hầu hết mọi người nữa.
Theo GenK
" alt=""/>Laptop chơi game mỏng nhẹDo đó, sự xuất hiện của một loạt các ứng dụng chụp ảnh vintage nhằm tái tạo cảm giác của một thời dùng máy ảnh phim đang được nhiều người dùng đón nhận nhiệt liệt. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 5 trong số những ứng dụng tốt nhất về lĩnh vực này.
Huji Cam tái hiện khá chân thực chức năng của một chiếc máy ảnh chụp một lần được bán ra vào năm 1998. Chính vì thế mà theo mặc định, phần ngày chụp in trên những tấm ảnh chụp bằng ứng dụng này luôn lấy năm là năm 1998. Nước ảnh được mô phỏng khá giống phim thật, từ các hiệu ứng hở sáng (light leak), cho đến màu ảnh, gợi cho chúng ta nhớ đến những cuộn phim ISO 400 rẻ tiền hồi cuối thập niên 1990.
Phiên bản miễn phí của ứng dụng này đích thực là một chiếc máy ảnh, tức là bạn chỉ có thể có được nước ảnh của Huji khi chụp bằng chính ứng dụng Huji. Bạn không thể xử lý các bức ảnh đã được chụp trước đó bằng các ứng dụng khác. Để làm được điều này, bạn cần bỏ ra 1 USD để mua phiên bản đầy đủ.
Bạn có thể thiết lập để ứng dụng hiển thị ngày tháng trên ảnh đúng với ngày tháng hiện tại, hoặc sử dụng thiết lập mặc định (số năm luôn là 1998).
Bạn cũng có thể tắt các hiệu ứng hở sáng, hẹn giờ chụp ảnh, lưu ảnh ở chất lượng thấp hơn hoặc chụp bằng camera trước với Huji.
Tải ứng dụng: Huji Cam (Miễn phí, có kèm mua hàng trong ứng dụng)
Nếu bạn muốn tái tạo chân thực hơn nữa quy trình xử lý ảnh của những chiếc máy ảnh phim dùng một lần, thì Gudak là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Khác với các ứng dụng khác trong danh sách này, Gudak thực sự mang đến những hạn chế giống hệt với máy ảnh phim xưa.
Gudak cho phép bạn chụp với một cuộn phim ảo, và bạn chỉ có thể chụp 24 tấm ảnh cho mỗi cuộn. Khi chụp xong một cuộn, bạn phải chờ 1 tiếng sau mới có thể "lắp" cuộn mới vào và chụp tiếp. Để xem ảnh, bạn sẽ phải nhấn nút "develop" (rửa ảnh) và chờ ba ngày sau mới xem được.
Với phương pháp này, ứng dụng mang tới cho người dùng sự bất ngờ khi được xem lại những bức ảnh mình đã chụp, một cảm giác có lẽ nhiều người đã đánh mất trong thời đại. Đến lúc cuộn phim đã được "rửa" xong, có lẽ bạn cũng đã quên mình đã chụp những tấm ảnh như thế nào – đây chính là yếu tố tạo nên sự bất ngờ. Trước đây, bạn có thể chỉnh ngày giờ của điện thoại tăng thêm 3 ngày để nhận được cuộn phim đã rửa ngay lập tức, song các nhà phát triển đã cập nhật ứng dụng để ngăn không cho người dùng "gian lận" như vậy nữa.
Nước ảnh trông khá ổn, nhưng điểm nổi bật nhất mà ứng dụng này mang lại là trải nghiệm để có được một tấm ảnh ưng ý. Gudak chỉ cho phép bạn "nhìn qua" một "ống ngắm" nhỏ xíu khi chụp, không cho phép kiểm soát mức độ phơi sáng và lấy nét, do đó thu gọn trải nghiệm chụp ảnh chỉ còn là thao tác ngắm-và-chụp hết sức cơ bản.
Tải ứng dụng: Gudak (1 USD)
Nếu Gudak và Huji Cam là các ứng dụng máy ảnh phim chụp một lần, thì CALLA mang tới trải nghiệm của một chiếc máy ảnh ngắm chụp rẻ tiền với khổ phim 35mm. Bản thân ứng dụng có giao diện khá "phong cách", song có thể khiến bạn bối rối bởi cách sắp xếp nút bấm khác thường, kết hợp giữa tiếng Anh và tiếng Hàn.
Ứng dụng cung cấp một số loại phim khác nhau, nhưng bản miễn phí chỉ cho phép bạn sử dụng một loại duy nhất. Ảnh tôi chụp với bộ màu mặc định nhìn khá đẹp, nước ảnh mờ đục (không sắc nét) gợi nhớ đến những chiếc ống kính bằng nhựa rẻ tiền. Màu ảnh ấm, độ nhiễu hạt vừa phải, nhưng không có hiệu ứng hở sáng.
Các chức năng điều chỉnh khi chụp ảnh được cung cấp khá đầy đủ, bao gồm thao tác chạm để lấy nét và điều chỉnh độ phơi sáng. Bạn cũng có thể lấy nét thủ công thông qua một vòng xoay ảo gần nút chụp (khá là thú vị). Hơn nữa, ứng dụng cũng cho phép bạn import những bức ảnh đã chụp trước đó từ Camera Roll và xử lý qua bộ lọc của CALLA.
Bạn có thể mua thêm màu ảnh trong ứng dụng hoặc "mở khoá" chúng miễn phí với điều kiện phải xem một đoạn quảng cáo (tốn một ít thời gian).
Tải ứng dụng: CALLA (miễn phí, có kèm mua hàng trong ứng dụng)
Không chỉ miễn phí, KD Pro còn cung cấp sẵn cho bạn ba bộ màu phim riêng biệt: Kudak (mô phỏng phim của hãng Kodak), Kuji (mô phỏng phim của hãng Fujifilm), và một màu đen trắng. Nếu muốn, bạn có thể thiết lập để hiển thị ngày tháng chụp trên ảnh và bổ sung hiệu ứng hở sáng.
Ứng dụng cho phép bạn lựa chọn thời gian rửa ảnh (ngay lập tức, một giờ, hoặc một ngày). Đối với tôi, chức năng này khá "vô nghĩa" bởi bạn có thể chọn tuỳ chọn ngay lập tức và nhận ảnh ngay. Tôi thích cách làm của Gudak bởi nó buộc tôi phải chờ đợi và do đó, đem lại nhiều cảm xúc hơn.
Nhìn chung, KD Pro làm khá tốt khi mang đến những bức ảnh có phong cách khá "hoài cổ" Bạn có thể kết hợp nhiều bộ màu khác nhau trong cùng một "cuộn phim" bằng cách điều chỉnh trong mục thiết lập của ứng dụng. Nếu không bỏ ra 1 USD để mua phiên bản đầy đủ, bạn sẽ chỉ có thể có được hiệu ứng bằng cách chụp ảnh bằng chính camera của ứng dụng, chứ không thể import ảnh đã chụp trước đó để xử lý (tương tự như Huji Cam).
Tải ứng dụng: KD Pro (miễn phí, có kèm mua hàng trong ứng dụng)
Thirty Six mang tới sự cân bằng hoàn hảo giữa nước ảnh phim, quy trình xử lý ảnh cổ xưa và sự tiện lợi của thời đại kĩ thuật số. Ứng dụng mang đến một số loại phim cơ bản, trong đó có cuộn phim khổ vuông 12 kiểu và cuộn phim màu hoặc đen trắng 36 kiểu.
Sau khi lựa chọn cuộn phim ưng ý, bạn sẽ không thể thay đổi ý định cho tới khi chụp và rửa xong cuộn phim đó. Nếu bạn rửa ảnh trước khi chụp hết số kiểu, ứng dụng sẽ hiển thị cảnh báo. Sau khi xử lý xong, bạn có thể lựa chọn những tấm ảnh ưng ý muốn giữ lại.
Các phím điều khiển khá cơ bản, nhưng không được thiết kế quá cầu kì giống như những chiếc máy ảnh chụp một lần thời xưa. Bạn có thể nhấn lên màn hình cảm ứng để thiết lập lấy nét hoặc độ phơi sáng, cùng với tuỳ chọn bật tắt đèn flash—đó là tất cả những gì người dùng có thể tuỳ chỉnh. Những bức ảnh, đặc biệt là ảnh đen trắng độ tương phản cao, có chất lượng thuộc hàng tốt nhất trong số tất cả các ứng dụng tôi đã thử qua.
Nhìn chung, những bức ảnh thành phẩm xứng đáng với số tiền phải bỏ ra để mua ứng dụng này.
Tải ứng dụng: Thirty Six (2 USD)
" alt=""/>5 ứng dụng chụp ảnh vintage cho iPhone bạn nên thửChỉ một tuần kể từ khi được phát động vào ngày 5/3, Thử thách dọn rác của Byron Roman đã thu hút rất nhiều người tham gia với 96.000 lượt like và 320.000 lượt chia sẻ. Thử thách này không tôn vinh một cá nhân, thay vào đó nó thúc đẩy sự tham gia của cả cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường. Do đó, cư dân mạng đã gắn thử thách này với hashtag #ChallegeForChange (Thử thách cho sự thay đổi).
![]() |
Nhiều người ở khắp nơi trên thế giới đã ngay lập tức hưởng ứng Thử thách dọn rác của Byron Roman. |
![]() |
Những người dùng mạng xã hội còn gắn nó với hashtag #ChallegeforChange như một cách thức quảng bá việc bảo vệ môi trường. |
Tại Việt Nam, sau những tin đồn không mấy tốt đẹp liên quan đến Thử thách Momo, cộng đồng mạng trong nước đang chuyển sự chú ý của mình sang Thử thách dọn rác.
Bằng chứng là nhiều vloger có sức ảnh hưởng trong cộng đồng Youtube Việt đã đăng tải những đoạn video hưởng ứng thử thách của Byron Roman. Không chỉ vậy, những tin bài liên quan đến Thử thách dọn rác cũng đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội.
Tại Việt Nam, Thử thách dọn rác đã vào đang bắt đầu được hưởng ứng bởi giới vloger Youtube. Có thể thấy, dù mới chỉ đăng tải một thời gian ngắn, đoạn video trên đã gây một sức ảnh hưởng lớn khi thu hút gần 300.000 lượt xem. |
Từ câu chuyện của Momo và Byron Roman, có thể thấy mạng xã hội luôn có tính hai mặt, bao gồm cả mặt tốt và mặt xấu. Đó có thể là một không gian nguy hiểm tiềm tàng với những đứa trẻ, tuy nhiên nó cũng có thể trở thành nơi để tất cả mọi người chung tay góp sức vì sự thay đổi của cộng đồng.
Dùng mạng xã hội thế nào là quyền của bạn. Tuy nhiên, nếu mỗi người chúng ta đều nói không với cái xấu và hướng tới những điều tốt đẹp, môi trường mạng cũng sẽ vì thế mà trở nên có ý nghĩa hơn.
Trọng Đạt
" alt=""/>Thử thách dọn rác sẽ thế chỗ cho trào lưu Thử thách Momo?