Tại cuộc gặp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng CPP Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Thongloun Sisoulith đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi đảng, mỗi nước, nhất là công tác xây dựng đảng và phát triển kinh tế - xã hội.
Ba nhà lãnh đạo đã trao đổi về tình hình thế giới, khu vực nổi lên gần đây và những nội dung ba bên cùng quan tâm; đánh giá kết quả hợp tác giữa ba Đảng, ba nước trong thời gian qua.
Lãnh đạo ba Đảng thống nhất những định hướng lớn cho quan hệ hợp tác giữa ba Đảng, ba nước trên các lĩnh vực vì lợi ích chung của nhân dân ba nước trong thời gian tới.
Ba nhà lãnh đạo chúc mừng những thành tựu quan trọng và toàn diện mà ba nước đã đạt được, bày tỏ vui mừng và đánh giá quan hệ hợp tác giữa ba Đảng và nhân dân ba nước ngày càng phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực; trong đó quan hệ chính trị tiếp tục được tăng cường, hợp tác quốc phòng - an ninh được thúc đẩy hiệu quả, hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - giáo dục kỹ thuật có bước chuyển biến tích cực.
Ba người đứng đầu của ba Đảng tiếp tục nhấn mạnh truyền thống lịch sử đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau giữa ba Đảng và nhân dân ba nước là tài sản quý giá, là một trong những nhân tố quan trọng nhất, nguồn sức mạnh to lớn nhất đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập trước đây cũng như trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước của mỗi Đảng, mỗi nước hiện nay.
Ba lãnh đạo cũng khẳng định cùng nhau tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân ba nước, nhất là thế hệ trẻ giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Campuchia - Lào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng CPP Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Thongloun Sisoulith nhất trí, trong bối cảnh tình hình hiện nay, ba Đảng, ba nước cần tăng cường đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau, tiếp tục coi quan hệ giữa ba Đảng là nòng cốt, định hướng cho tổng thể quan hệ giữa ba nước; củng cố trụ cột về quốc phòng - an ninh, tăng cường hợp tác trong công tác đối ngoại.
Ba nước cần tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, du lịch, nông nghiệp; thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức nhân dân và các địa phương trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.
Ba bên nhất trí tiếp tục phát huy hiệu quả cơ chế hiện có, nghiên cứu thiết lập một số cơ chế hợp tác mới nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa ba Đảng, ba nước vì lợi ích của nhân dân của ba nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Sự đóng góp của các Nghị viện có vai trò quan trọng để tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN. AIPA phải tăng cường hơn nữa đoàn kết, thống nhất để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN thịnh vượng, bền vững.
Chủ tịch AIPA - 44 Puan Maharani nêu rõ, chủ đề lần này của Đại hội đồng AIPA - 44 hoàn toàn phù hợp với chủ đề chung Năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”. Nghị viện hành động và chủ động thích ứng nhằm bảo đảm môi trường an ninh ổn định bền vững vì sự phát triển lâu dài trong tương lai của ASEAN.
Các trưởng đoàn đều đánh giá cao chủ đề của AIPA – 44, nhất trí cho rằng, đây là thời điểm rất quan trọng tăng cường hợp tác trong ASEAN, AIPA.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao sự chuẩn bị của Indonesia đối với việc tổ chức AIPA – 44, bày tỏ hoàn toàn nhất trí với chủ đề chính của Đại hội đồng cũng như nội dung nghị sự.
Với chủ đề chung, chương trình nghị sự phong phú, thời sự, phản ánh mong muốn của nghị viện các nước thành viên trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh, tăng cường khả năng chống chịu và phát triển bền vững, bao trùm của khu vực để đưa ASEAN trở thành tâm điểm tăng trưởng, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các trưởng đoàn tin tưởng, Đại hội đồng AIPA - 44 sẽ hoàn thành chương trình nghị sự.
Nhân dịp tham dự AIPA-44, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha. Chủ tịch Quốc hội chúc mừng ông Wan Muhamad Noor Matha được phê chuẩn làm Chủ tịch Quốc hội Thái Lan.
Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường phát triển ngày càng sâu rộng và thực chất với Thái Lan. Những năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp hai nước không ngừng được củng cố và phát triển.
Năm 2023, hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai nước phối hợp, thúc đẩy triển khai sáng kiến “ba kết nối”, bao gồm: Kết nối chuỗi cung ứng; kết nối kinh tế, doanh nghiệp và địa phương; kết nối chiến lược tăng trưởng bền vững, phấn đấu sớm đạt kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội Thái Lan tiếp tục tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt và ủng hộ phát triển văn hóa Việt Nam tại Thái Lan làm cơ sở thúc đẩy giao lưu nhân dân hai nước.
Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha khẳng định Quốc hội và Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc tại Thái Lan.
Hai bên cũng nhất trí Quốc hội hai nước tăng cường trao đổi đoàn, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn của hai Quốc hội.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Hạ viện Philippines Ferdinand Martin Romualdez, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại kỷ niệm về chuyến thăm Philippines hết sức thành công năm 2022.
Hai lãnh đạo nhất trí thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển thực chất, đặc biệt trong kinh tế - thương mại và đầu tư, phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD.
Trong bối cảnh thế giới phức tạp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Việt Nam và Philippines hợp tác phát triển chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu những mặt hàng chủ chốt của Việt Nam, trong đó có gạo, nguyên vật liệu xây dựng và mặt hàng hai bên có tiềm năng, nhu cầu.
Hai bên cũng nhất trí hợp tác chuyển đổi số và chuyển đổi năng lượng.
Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội hai nước, mở ra hợp tác mới, thúc đẩy trao đổi đoàn, hợp tác giữa cơ quan chuyên môn của Quốc hội, trao đổi kinh nghiệm nghị viện.
Hai lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác và ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ đa phương, ủng hộ sáng kiến của nhau tại AIPA, tăng cường hơn nữa đoàn kết, sức mạnh và vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì tiếng nói chung trong vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội Thái Lan và Quốc hội Philippines cử đoàn tham gia Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sắp được tổ chức tại Hà Nội.
Đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn tại sân bay có: Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác Liên nghị viện Fedli Zon; lãnh đạo Vụ Lễ tân Hạ viện Indonesia cùng một số cán bộ Ban Thư ký Hạ viện Indonesia; Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông; Đại sứ Trưởng phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hải Bằng cùng đông đảo cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia và phái đoàn Việt Nam tại ASEAN.
Trước chuyến thăm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, Đại hội đồng AIPA-44 năm nay được tổ chức tại Jakarta, Indonesia có chủ đề “Nghị viện chủ động thích ứng vì một ASEAN ổn định và thịnh vượng”. Dự kiến, Chủ tịch Quốc hội sẽ dự lễ khai mạc và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể thứ nhất, dự Hội nghị Ban chấp hành AIPA, hội kiến với Chủ tịch AIPA-44 Puan Maharani và có các hoạt động tiếp xúc song phương quan trọng khác.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Indonesia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Indonesia Puan Maharani, ký lại Thỏa thuận hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp Việt Nam và Indonesia; hội kiến với Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Chủ tịch Quốc hội sẽ dự diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, phát biểu chính sách tại Viện Cộng đồng nghiên cứu chính sách Đại học Indonesia và gặp gỡ cộng đồng, doanh nghiệp Việt Nam tại Indonesia cũng như tham gia một số hoạt động quan trọng khác.
Chuyến thăm này là lần đầu tiên một Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thăm Indonesia trong 13 năm.
Chuyến thăm là sự kiện quan trọng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Indonesia kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược (2013 - 2023), hướng tới kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao vào năm 2025 (1955 - 2025).
Chuyến thăm Indonesia cũng khẳng định sự coi trọng của Việt Nam, ưu tiên phát triển và tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước bạn bè truyền thống trong khu vực, tạo ra động lực mới để tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Indonesia.
Để chuẩn bị cho AIPA-44, Quốc hội Việt Nam đã chủ động đề xuất 3 dự thảo Nghị quyết gồm: Chuyển đổi số do phụ nữ dẫn dắt và vì phụ nữ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ phục vụ tăng trưởng và phát triển bền vững; thúc đẩy áp dụng các hướng dẫn của ASEAN về đầu tư có trách nhiệm trong lĩnh vực lương thực, nông nghiệp, lâm nghiệp.
Đây là những dự thảo Nghị quyết rất quan trọng, có thể giúp ASEAN khai thác được lợi thế về khoa học, công nghệ, về đổi mới sáng tạo, phục vụ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...
Bên cạnh đó, Quốc hội Việt Nam sẽ tham gia tích cực các phiên họp của AIPA-44 và phiên họp của các Ủy ban, đóng góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết khác sẽ được trình...