Mẹ ruột Á hậu Phương Nhi trong "Ngày của mẹ" đã gây chú ý mạng xã hội. Á hậu Phương Nhi đã viết: "Mẹ Nguyệt là người đã sinh ra con, nuôi con lớn và luôn đồng hành cùng con. Còn mẹ Dung là người đã cho con cơ hội để thể hiện mình nhiều hơn, bước ra khỏi vùng an toàn và chăm sóc con khi không có gia đình cạnh bên. Con cảm ơn hai mẹ rất nhiều”.
Những hình ảnh mẹ ruột Á hậu Phương Nhi khiến khán giả bị bất ngờ về nhan sắc trẻ trung của chị. Qua những hình này, khán giả đều nhận ra gương mặt của Phương Nhi được thừa hưởng khá nhiều từ những đường nét nhẹ nhàng của mẹ ruột. Được biết, mẹ ruột Á hậu Phương Nhi điều hành một đại lí về các mặt hàng gia dụng cao cấp tại thành phố Thanh Hoá.
Á hậu Phương Nhi chia sẻ rằng, mẹ Nguyệt thời trẻ cũng có mong muốn làm nghệ thuật nhưng chưa thể thực hiện được. Vì vậy, mẹ rất vui khi thấy Nhi thực hiện được ước muốn của riêng mình. Phương Nhi như đang dần thay mẹ hiện thực hóa ước mơ thời trẻ.
Mẹ ruột Á hậu Phương Nhi nổi tiếng là người mẹ cưng chiều con nên khi thấy con phải đối mặt với những sóng gió showbiz, chị Nguyệt cảm thấy lo lắng.
Tuy nhiên, khi được BTC cuộc thi Hoa hậu quan tâm nên chị cũng yên tâm phần nào.
Mỗi lần con trở về sau những chuyến công tác hay đi diễn, mẹ Á hậu Phương Nhi luôn ôm chặt con vào lòng và động viên con gái. Đáp lại tình cảm của mẹ, Á hậu Phương Nhi đã từng chia sẻ trên trang cá nhân sự yêu thương dành cho mẹ. "Tháng 9 yêu dấu vì là ngày sinh nhật của mẹ. Bao nhiêu năm đồng hành yêu thương nuôi nấng con nên người và nay thành Á hậu. Mọi sự thành công của con đều một tay ba mẹ nuôi dạy, chỉ bảo để con có được ngày hôm nay. Là một Á hậu, là người con luôn nỗ lực mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội và là con gái của mẹ, con yêu mẹ rất nhiều. Không lời nào có thể thể hiện hết tình yêu của con dành cho mẹ xinh đẹp. Mừng sinh nhật mẹ yêu, chúc mẹ yêu luôn xinh đẹp, nhiều sức khoẻ, bình an, hạnh phúc và đừng quát con nữa nha mẹ. Yêu mẹ rất nhiều”, người đẹp sinh năm 2002 nói.
Về chuyện riêng tư của con gái, mẹ ruột Á hậu Phương Nhi không muốn con kết hôn sớm.Nói về điều này, Á hậu Phương Nhi chia sẻ: "Nhi không biết các bạn nữ khác đối diện với câu hỏi lấy chồng này như thế nào nhưng mà đối với riêng gia đình Phương Nhi thì câu hỏi này bị cấm tuyệt luôn vì mẹ Phương Nhi rất sợ Phương Nhi lấy chồng sớm và mẹ Phương Nhi cũng không cho Phương Nhi lấy chồng sớm đâu".
Cụ thể, ở phút 1'29 của phóng sự, lời bình có đoạn: "Đầu thế kỷ 14 vùng đất này (chỉ Đà Nẵng) thuộc về Đại Việt bởi đây là sính lễ cho cuộc hôn ước của công chúa Ngọc Hân và vua Chăm Chế Mân".
![]() |
Phóng sự của VTV có nhầm lẫn về nhân vật lịch sử. |
Ở đây đã có sự nhầm lẫn giữa công chúa Ngọc Hân (thời Tây Sơn, thế kỷ 18) và công chúa Huyền Trân (thời nhà Trần, thế kỷ 14).
Thực tế, công chúa kết hôn với vua Chăm Chế Mân là công chúa Huyền Trân chứ không phải Ngọc Hân.
Công chúa Huyền Trân sinh năm 1289, mất năm 1340, là con gái của Trần Nhân Tông.
Năm 1306, Công chúa Huyền Trân được gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay).
Còn công chúa Ngọc Hân tên thật là Lê Ngọc Hân, sinh năm 1770 mất năm 1799, là con của vua Lê Hiển Tông nhà Hậu Lê. Năm 1786, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, Ngọc Hân đã vâng mệnh vua cha kết hôn với Nguyễn Huệ, lãnh tụ quân Tây Sơn lúc bấy giờ.
Hiện tại, video phóng sự này đã bị gỡ khỏi website chính thức của VTV (vtv.vn)
Video phóng sự có nhầm lẫn về lịch sử của VTV:
Bên cạnh việc rụng tóc do gene gây ra hói đầu, nhiều người cũng gặp tình trạng bị rụng tóc toàn thể. Rụng tóc toàn thể xảy ra do chăm sóc da đầu không đúng cách, tạo kiểu tóc (nhuộm, duỗi, uốn) quá nhiều và liên tục, cột tóc nhiều, da đầu và tóc bị tổn thương…
Căng thẳng và stress cũng là yếu tố thúc đẩy rụng tóc toàn thể. Nếu kiểm soát được căng thẳng, tóc sẽ hồi phục trong 4-6 tháng.
Rụng tóc cũng gặp ở bệnh nhân ung thư phải hóa trị, do hóa chất ức chế nang tóc phát triển và làm rụng tóc hàng loạt. Khoảng vài tuần sau khi kết thúc liệu trình hóa trị, tóc sẽ mọc lại bình thường.
Với tình trạng rụng tóc không do gen, người bệnh có thể đề phòng bằng cách ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc và tạo kiểu tóc đúng cách, không làm tóc bị tổn thương, điều trị bệnh lý da đầu sớm…
Bác sĩ Quân cho biết, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng hói đầu lại ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ. Có nhiều phương pháp điều trị hói đầu như uống và bôi thuốc, laser ánh sáng, truyền huyết tương và tiểu cầu kích thích sợi tóc, cấy tóc.
Cấy tóc là phương pháp có hiệu quả ngay sau khi áp dụng, tuy nhiên phải có chỉ định đúng từ bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc đúng cách sau cấy.
Theo bác sĩ Quân, không thể xác định hiệu quả điều trị hói đầu được duy trì trong bao lâu, vì còn phụ thuộc vào từng trường hợp, kỹ thuật. Do đó, người bệnh hói đầu cần được thăm khám và được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu để có hiệu quả tốt nhất.