Với việc 85% vé đã được bán hết trong ngày 28/11, hiện còn 15% vé online sẽ được bán nốt trong ngày 29/11.
Thông tin chính thức từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cho hay, tính đến 17 giờ ngày 28/11/2018, đã có 85% số vé bán online được giao dịch thành công qua thanh toán chuyển khoản.
Trong quá trình khách hàng đặt mua, do lượng truy cập cùng lúc rất lớn nên chỉ có một số lượng nhất định có thể cùng lúc tiến hành các bước thanh toán. Những khách hàng vượt quá ngưỡng của cổng tiếp nhận thanh toán sẽ tiếp tục chờ và cập nhật để có thể vào giao dịch.
Hệ thống được mở bán từ lúc 10h sáng ngày 28/11/2018, đỉnh điểm lúc 10h có 130.000 lượt người vào, sau thời điểm đó thì trung bình 45.000-50.000 người truy cập. “Con số này cao gấp nhiều lần so với dự kiến ban đầu. Theo báo cáo của bộ phận kỹ thuật, tính đến 15h30 ngày 28/11, website www.vebongdaonline.vn đã có 250.000 lượt người vào để tiến hành giao dịch và có tổng 1,7 triệu lượt truy cập”, thông tin từ VFF cho hay.
Vào thời điểm mở bán, do số lượng khách truy cập quá đông và tăng đột biến dẫn đến tình trạng tắc nghẽn một phần và nhiều khách hàng cảm thấy không hài lòng. Ban tổ chức ngay lập tức đã mở rộng hạ tầng hệ thống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
“Lượt truy cập lúc thời gian đỉnh điểm lên tới 1,7 triệu, số lượt người vào website là 250.000 lượt cao gấp hơn 6 lần công suất tối đa tại Sân vận động Mỹ Đình (khoảng 40 nghìn chỗ ngồi) vì vậy Ban tổ chức rất mong người hâm mộ hiểu và thông cảm”, VFF trần tình.
Trong quá trình vận hành lúc mới mở bán, có lúc hệ thống báo hết vé hoặc đang chờ thanh toán, thực tế do sự hiểu sai câu chữ nên nội dung dòng thông báo đã khiến người truy cập hiểu nhầm, Ban tổ chức đã khắc phục ngay.
" alt=""/>VFF nói không có chuyện web bán vé bị sập, đã bán hết 85% vé trận Việt Nam vs PhilippinesÔng Shin Ik Soo, Phó Giám đốc Kinh doanh quốc tế công ty Pratech
Ngày 29/11 tại Hà Nội, ViaScope (Hàn Quốc) và Công ty TNHH Practech đã phối hợp tổ chức hội thảo “ViaScope NAC Solution for enterprises in Vietnam” về giải pháp kiểm soát truy cập mạng cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
Theo thông tin các chuyên gia trao đổi tại hội thảo, hiện hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp đều phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT. Sự đa dạng hoá các hiểm hoạ bảo mật thông tin kết hợp với sự bùng nổ về số lượng thiết bị cá nhân mang đến nơi làm việc có xu hướng tăng nhanh.
Ước tính, tới năm 2020 sẽ có hơn 50 tỷ thiết bị kết nối mạng được gán địa chỉ IP. Thực tế đó đồng nghĩa với việc quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn nhu cầu quản lý truy nhập mạng nội bộ và tăng cường các qui định về bảo mật thông tin sẽ càng được quan tâm đặc biệt.
Đặc biệt với mô hình đa chi nhánh, hoạt động tại nhiều địa phương, khu vực, các doanh nghiệp đòi hỏi một hệ thống quản trị mạng tập trung, dễ dàng quản lý tài nguyên CNTT cũng như kiểm soát bảo mật thông tin.
Tại hội thảo, ViaScope đã giới thiệu IP Scan NAC và SmartIP 2000 –hai giải pháp đầu tư lâu dài cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu trong việc quản trị kiểm soát truy nhập mạng và vận hành bảo mật tự động hiệu quả.
" alt=""/>Hãng công nghệ Hàn Quốc ra giải pháp giúp doanh nghiệp Việt bảo mật môi trường mạng