Ngày 21/3, Tiền Phong có bài viết “Thấy gì trên trang web chùa Ba Vàng?” miêu tả những chuyên mục “lạ đời” được đăng trên chuabavang.com.vn (trang web chính thức của chùa Ba Vàng).Tuy nhiên, hiện nhiều thông tin được đăng tải trên trang web này như hàng chục bài viết trong chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ bỗng nhiên “biến mất”; hay việc nhà chùa công khai số tài khoản ngân hàng lên trang web cùng với đó là cách cầu khấn khi gửi tiền qua tài khoản cũng không được tìm thấy.
 |
Thông tin tài khoản ngân hàng của chùa Ba Vàng bị gỡ bỏ khỏi mục thông báo. |
Cũng trong ngày 21/3, theo ghi nhận của PV thì chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ trên trang web chùa Ba Vàng có đăng tải hàng loạt bài viết mới được cho là của các phật tử khắp mọi miền đất nước viết về việc cầu vong, giải nghiệp tại chùa.
Những chia sẻ như nhân chứng cho việc gọi vong là có thật và họ đã nhờ bà Phạm Thị Yến cũng như sư trụ trì giải nghiệp. Bên cạnh đó, các bài viết này liên tục bác bỏ những phản ánh mà báo chí đã nêu và cho rằng đó là vu khống, bôi nhọ, sai sự thật…
Tuy nhiên, đến ngày 24/3, chỉ trong một thời gian ngắn trang web chùa Ba Vàng đã gỡ bỏ số tài khoản ngân hàng trong mục thông báo. Đặc biệt, chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ được “thay máu” hoàn toàn. Hàng trăm bài viết trong chuyên mục này đã bị gỡ bỏ, chỉ còn lại 10 bài viết (có video minh chứng) về việc vong nhập của những người có tên tuổi, địa chỉ và được mời đến chùa để kể lại sự việc qua lời dẫn dắt của 1 nhà sư.
 |
Chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ vẫn được giữ lại trên trang chuabavang.com.vn |
Trong những bài viết này, nhà chùa đã đầu tư rất kỹ lưỡng về mặt câu chữ, hình ảnh. Xem qua nội dung đều là những câu chuyện của những người bị vong nhập, tà ma hay thậm chí lấy lại được nhan sắc nhờ thỉnh oan gia trái chủ. Cả 10 bài viết đều được xuất bản từ năm 12/2016 - 6/2017.
 |
Hàng trăm bài viết trong chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ bị gỡ bỏ, thay vào đó chỉ còn vỏn vẹn 10 bài viết có video minh họa về việc vong nhập, ma quỷ. |
Duy nhất thông tin trước đó Tiền Phong đã nhắc tới là phần cuối của trang web này không hề có thông tin xuất bản, giấy phép xuất bản đến nay vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Đại diện Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết vẫn đang trong quá trình rà soát kiểm tra việc cấp phép cho các kênh thông tin của chùa Ba Vàng. Đã qua 4 ngày nhưng sở này vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc đã cấp phép cho trang web chuabavang.com.vn hay chưa.
Trước đó, ngày 20/3, một số cơ quan báo chí đưa thông tin tại chùa Ba Vàng có hoạt động "gọi vong", theo đó, ai muốn thoát vong báo oán thì phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa.
Hiện sự việc đang được cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.

Chùa Ba Vàng bị yêu cầu chấm dứt 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ'
UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) vừa ra văn bản gửi trụ trì chùa Ba Vàng yêu cầu chấm dứt các hoạt động 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ' và các hoạt động giảng pháp do phật tử Phạm Thị Yến thực hiện.
" alt=""/>Hàng trăm bài viết và số tài khoản ngân hàng chùa Ba Vàng biến mất
Cô gái Hồ Thị L (SN 1997) người dân tộc Pa Kô, sinh ra và lớn lên ở khu vực heo hút thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị. L đang ở tháng cuối cùng của thai kỳ, vóc dáng bé nhỏ, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ.Cũng như nhiều hoàn cảnh bất hạnh khác, cô được Đại Đức Thích Nguyên Bình, trụ trì chùa Mục Đồng ở thôn Yên Xá (xã Phan Đình Phùng, Mỹ Hào, Hưng Yên) giúp đỡ, đón về nuôi dưỡng trong chùa, chờ ngày sinh nở…
 |
Chùa Mục Đồng ở thôn Yên Xá, xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên |
Tuổi thơ bất hạnh
Đưa tay quệt dòng nước mắt, L cho biết tuổi thơ cô là tháng ngày thiếu thốn tình thương khi bố mắc bạo bệnh qua đời, mẹ bỏ đi lấy chồng khác. Năm đó, L mới bắt đầu biết bò. Đến giờ, L thừa nhận, cô không thể hình dung được khuôn mặt của bố ra sao.
 |
Cô gái trẻ Hồ Thị L (SN 1998) |
Hồ Thị L kể, năm 16 tuổi, L vướng vào lưới tình của một người đàn ông rồi có thai. Ngay sau đó người yêu tàn nhẫn chối bỏ trách nhiệm, đi lấy vợ. Một mình L với cái thai lớn lên từng ngày.
Không chịu nổi ánh mắt soi mói của người làng và lời mắng mỏ của chú, L cho biết, khi cái thai bước sang tháng thứ 7, cô uống thuốc ngủ tự tử nhưng may mắn được phát hiện và cứu sống.
‘Quê tôi vẫn còn hủ tục nặng nề, con gái không chồng mà chửa là mang lại tai họa cho gia đình, làng bản. Theo truyền thống, người đó phải mua heo và dê phạt vạ cho làng làm lễ để gột rửa đen đủi. Năm đó tôi không có tiền, chỉ mua được một con lợn nhỏ phạt vạ’, L nhớ lại.
Còn trẻ, gần đến ngày sinh nở L vẫn không hay biết, đến lúc trở dạ, cô gái trẻ phải vượt cạn một mình.
‘Ở làng tôi, trường hợp có chồng, khi sinh con sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc cẩn thận của người trong gia đình, dòng tộc nhưng nếu người như tôi, phải tự sinh một mình. Nếu ai giúp tôi sinh, tôi phải cho họ con gà gột rửa đen đủi. Tôi không có tiền nên bơ vơ trong giai đoạn sinh tử đó.
Tôi đau từ sáng đến chiều, khi vừa ra nhà tắm ngoài vườn, tôi đẻ rơi con. Một người dân làng đi qua, nghe tiếng trẻ con khóc, họ đứng cách 20 m, hướng dẫn tôi tự cắt rốn cho con trai bằng chỉ.
Ông nội tôi thương cháu nhưng vì là đàn ông, lại là người đứng đầu của gia đình nên không giúp gì được. Sống ở đấy, ông cũng phải tuân theo quy định từ xa xưa của dân làng.
Một tuần đầu, hai mẹ con chỉ có manh chiếu mỏng, nằm dưới nền đất đầy bụi bặm của nhà sàn. Thương con, tôi xin phép ông cho lên nhà, ông khóc cho hai mẹ con lên, bất chấp chú tôi phản đối’, L kể tiếp.
L cho hay, bố đứa trẻ lấy vợ, sinh được hai con gái, nhiều lần có ý định sang ‘bắt’ con trai về. Tuy nhiên, cô khẳng định, cô sẽ nhờ sự can thiệp của chính quyền nếu điều đó xảy ra.
‘Con trai hơn tuổi, tôi để cháu ở nhà nhờ ông nội và cô chú nuôi giúp, còn mình vào Đà Nẵng với anh trai ruột, làm công nhân cho công ty thủy sản. Mỗi tháng tằn tiện tôi gửi về cho gia đình 2 triệu nuôi con.
Anh tôi là người khuyết tật, bị teo tay chân nhưng vẫn đi lại được. Hai anh em đùm bọc lẫn nhau nơi đất khách quê người. Để giảm chi tiêu, tôi ở trong kí túc xá cho công nhân’, cô gái sinh năm 1998 nói.
Nào ngờ, định mệnh cho cô yêu một người đàn ông tên Phương (SN 1998 - Quảng Ngãi) và L tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn, bị người yêu phụ bạc khi họ hay biết cô mang thai.
Lòng từ bi nơi của chùa
‘Tôi quen người đó qua mạng xã hội zalo. Từ chỗ chỉ trò chuyện qua mạng, hai người gặp gỡ và hẹn hò. Tôi ở kí túc xá, 10 giờ đã đóng cửa nên cuối tuần hai hai mới gặp nhau. Anh ở cách chỗ tôi vài km. Ban đầu anh tha thiết, hứa sẽ cưới tôi sớm.
Tuy nhiên, ngày tôi thông báo tin vui, anh lạnh lùng khuyên tôi đi phá. Anh bảo anh còn trẻ , cần phấn đấu cho sự nghiệp, tương lai, chưa muốn lấy vợ. Người đó dúi vào tay tôi 3 triệu rưỡi, dặn tôi tự đến bệnh viện giải quyết’, giọng đau đớn, L nói.
L kiên quyết giữ cái thai, người đàn ông cắt liên lạc, bỏ về quê làm thủ tục sang nước ngoài lao động. Bơ vơ với bào thai đang lớn dần trong bụng, L tìm đến chị gái của người yêu đang sống ở Đà Nẵng.
‘Chị gái anh đưa hai anh em tôi về Quảng Trị gặp bố mẹ anh. Hai bác không chấp nhận cháu nội. Họ nói, đợi khi nào tôi sinh con xong, mang đứa trẻ đi xét nghiệm ADN, nếu đúng huyết thống, hai người sẽ có trách nhiệm. Chán nản, tuyệt vọng, tôi quay về Đà Nẵng’, người phụ nữ chua xót chia sẻ.
Mang bầu nặng nề, năng suất lao động giảm, công ty cho L nghỉ việc. Lần này, trong lúc quẫn trí, nghĩ đến số phận hẩm hiu của mình, cô lại tìm đến cái chết nhưng bất thành. Tỉnh dậy trong bệnh viện, cô bật khóc nức nở.
Qua một số trang mạng xã hội, L biết đến Đại Đức Thích Nguyên Bình và chùa Mục Đồng. Cô nhắn tin cho thầy cầu cứu.
 |
Đại đức Thích Nguyên Bình chăm sóc một cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi |
Được sự đón nhận của thầy, L khăn gói ra Hà Nội. Trước khi ra nương náu ở chùa, L bán chiếc xe máy được 4 triệu, gửi về cho cô chú ở quê.
Phóng viên nghĩ L gửi tiền về, nhờ cô chú nuôi con, thế nhưng người phụ nữ trẻ tiết lộ: ‘Tôi gửi tiền về để chú ruột mua dê, lợn phạt đền cho làng. Nếu không làm vậy, ông nội tôi sẽ bị người làng chỉ trích. Ông lớn tuổi rồi, tôi không muốn ông khổ thêm...’.
Sống trong sự đùm bọc của nhà chùa và những người cùng cảnh ngộ, tinh thần L phấn chấn hơn chút nhưng cũng có những ngày buồn bã, bỏ cả ăn uống. Sư thầy và phật tử phải động viên.
Cô dự định sinh nở xong, đợi con cứng cáp, cô sẽ gửi con nhờ nhà chùa nuôi giúp một thời gian, vào Nam làm việc. Đợi ổn định, cô sẽ quay về đón.
 |
Một trường hợp được nhà chùa chăm sóc trong thời gian mang thai, hiện đã sinh con được 4 tháng |
Đại Đức Thích Nguyên Bình cho biết: ‘Tất cả các trường hợp như L, được nhà chùa hỗ trợ, nuôi dưỡng đến khi đứa trẻ tròn 6 tháng. Sau thời gian đó, các mẹ có thể đưa con theo hoặc gửi lại chùa chăm sóc tạm thời, đợi công việc ổn định, họ quay lại đón con. Tất cả được nhà chùa giúp đỡ miễn phí từ nguồn ủng hộ của các mạnh thường quân.
Thời điểm này chùa Mục Đồng đang xây dựng lại nên các thai phụ được chuyển về chùa Thiên Hương (xã Dương Quang, Mỹ Hào, Hưng Yên) ở tạm. Chùa Thiên Hương cũng là ngôi chùa tôi trụ trì. Một số khác thì tôi thuê nhà cho ở. Khi nào chùa Mục Đồng hoàn thiện, nhà chùa sẽ chuyển các trường hợp này về’.
Trao đổi với VietNamNet, ông Kiều Mạnh Bề - Chủ tịch UBND xã Dương Quang cho biết: 'Các trường hợp phụ nữ mang thai được sư thầy Thích Nguyên Bình đưa về tạm lánh tại chùa Thiên Hương đều có đăng ký tạm trú đầy đủ. Việc nhà chùa làm được chính quyền, nhân dân ủng hộ vì đây là việc phúc đức. Chúng tôi cũng xác minh, không có tình hình gì bất ổn hay vi phạm pháp luật'.
Ông Vũ Văn - trưởng thôn Yên Xá, (xã Phan Đình Phùng) thông tin: 'Việc sư thầy xây nhà tạm lánh, chăm sóc bà bầu và nuôi dưỡng trẻ em được chúng tôi hoan nghênh, ủng hộ. Thời gian tới, khi chùa hoàn thiện, nhà chùa đón các bà bầu về đây, dân làng sẽ chung tay góp sức'.
*Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi

‘Bà giáo’ tuổi 80 ở Hà Nội bật khóc vì hành động của một học sinh
20 năm trôi qua, người đàn bà nay đã gần tuổi 80 vẫn miệt mài dạy múa, hát cho những trẻ em khuyết tật dù địa điểm là một lớp học khang trang hay chỉ là trước sảnh một ngôi trường.
" alt=""/>Rơi nước mắt cô gái mang bầu, nương nhờ ngôi chùa ở Hưng Yên
Góc quán chiều nay buồn hiu hắt, mưa giăng giăng như nỗi niềm câm lặng trong lòng tôi, ly cafe từng giọt đắng ngắt gợi tôi nhớ về em, về một thời quá vãng đã xa.Ngày ấy em là cô sinh viên năm 2 xinh đẹp như bông hoa hàm tiếu e ấp trong sương mai. Mái tóc dài thướt tha cùng đôi mắt đen láy, em đã hút hồn biết bao gã si tình. Còn tôi khi ấy chỉ là chàng sinh viên nghèo từ miền quê cát trắng Quảng Bình vào Đà Lạt với khát vọng đổi đời.Tôi chỉ biết ôm đàn hát trong kí túc xá những chiều mưa và ước ao được sánh bước cùng em trên những con đường trải đầy sắc hoa mimoza.
Chẳng hiểu vì duyên trời sắp đặt hay thượng đế thương tình đã se duyên mà trong buổi văn nghệ của trường năm ấy tôi may mắn được song ca cùng em một bài hát. Đây trở thành tiền đề cho những buổi gặp gỡ tập tành văn nghệ và những dịp để tôi có cớ mời em đi chơi hoặc sang phòng em. Tôi âm thầm chinh phục em bằng những sự quan tâm bình dị từ cuộc sống sinh hoạt đến học tập của em. Và có lẽ chính sự chân thành, đằm thắm ấy mà em dần có tình cảm đối với tôi, một tình yêu ngây thơ, trong sáng, thánh thiện.
 |
Ảnh: Hoài Anh |
Theo thời gian, tình cảm của chúng tôi cũng lớn dần lên theo năm tháng, mỗi góc phố, con đường, hay giảng đường đều in dấu chân hai đứa. Chúng tôi trở thành điểm tựa cho nhau.
Những ngày cuối tháng hết tiền hai đứa chia nhau ổ bánh mì, rồi có lần tôi ốm liệt giường em bón từng thìa cháo cho tôi, chăm chút cho tôi từng miếng ăn giấc ngủ.
Mối tình đầu bình dị ấy cứ thế vượt qua chuỗi ngày thiếu thốn của cuộc sống xa nhà, qua nỗi buồn niềm vui của quãng đời sinh viên. Chúng tôi ấp ủ và chia sẻ ước mơ khát vọng về một tương lai hạnh phúc với công việc ổn định khi ra trường và tổ ấm bé nhỏ dệt thêu từ tình yêu thương tha thiết.
Tốt nghiệp đại học, cầm trong tay tấm bằng cử nhân mà niềm vui khôn xiết, em ngả đầu vào vai tôi nũng nịu: ‘Ra trường rồi có khi nào mỗi đứa một nơi không anh? Có khi nào anh rời xa em không nhỉ?’.
Tôi thì thầm vào tai em nói khẽ: ‘Anh sẽ không bao giờ để mất em đâu, suốt đời này anh sẽ mãi yêu mình em và sẽ đem đến cho em hạnh phúc.
Đêm ấy em đã trao cho tôi thứ quý giá nhất của đời người con gái. Nằm trong vòng tay âu yếm, hai đứa không thôi nghĩ về tương lai tươi sáng.
Ra trường chúng tôi ở lại thành phố, háo hức cầm hồ sơ đi xin việc nhưng nỗi thất vọng tràn trề vì đâu đâu người ta cũng yêu cầu kinh nghiệm, mà sinh viên mới ra trường như tụi tôi thì lấy đâu ra. Lăn lộn mấy tháng trời ròng rã, tiền ‘khởi nghiệp’ mà gia đình cho cũng dần cạn kiệt, thế là em đành gác lại ước mơ để tôi được tiếp tục ‘đeo đuổi khát vọng sự nghiệp’.
Đồng lương công nhân của em khi đó tuy ít ỏi nhưng thật sự là ‘phao cứu sinh’ giúp chúng tôi trang trải tiền nhà trọ, tiền ăn ở, sinh hoạt và giúp tôi có thể yên tâm tập trung tìm việc.
Trời không phụ lòng người nên một thời gian sau đó tôi cũng tìm được một công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Oái oăm một nỗi nữ đồng nghiệp - con gái sếp và là vợ tôi bây giờ lại dành tình cảm cho tôi.
Tôi đau đầu vắt óc suy nghĩ khi phải đối diện với sự lựa chọn rất khó khăn, một bên là tình yêu tha thiết, một bên là sự nghiệp sáng lạn. Nếu lựa chọn tình yêu có nghĩa là tôi sẽ lại trở về với vạch xuất phát ban đầu, lại tiếp tục công cuộc mang hồ sơ vất vả chạy ngược chạy xuôi đi kiếm việc, còn nếu chọn sự nghiệp thì đồng nghĩa với việc tôi sẽ đánh mất tình yêu bốn năm đẹp đẽ của mình, đánh mất người con gái tôi yêu và yêu tôi tha thiết.
Tôi băn khoăn, do dự và cuối cùng xót xa quyết định đón nhận tình yêu mới. Trái tim tôi đau nhói, tôi không đủ can đảm đối diện với em nói lời chia tay. Tôi để lại lá thư như là lời cuối cho cuộc tình đẹp đẽ rồi xách va li ra đi.
Lấy con gái sếp tôi có tất cả ngoại trừ tình yêu. Tôi cố gắng là một người chồng tốt, sống có trách nhiệm với gia đình, nhưng quả thực đó chỉ là một vai diễn bởi tình yêu trong tôi đã dành hết cho người con gái năm xưa.
Hàng đêm nằm bên vợ, ân ái với vợ mà hình ảnh người xưa cứ len vào tâm trí khiến tim tôi đau thắt. Vợ tôi như cảm nhận được điều gì đó sâu thẳm trong lòng tôi, nàng rất buồn nhưng không gặng hỏi. Tôi biết là nàng rất đau khổ, tôi thương nàng nhưng không biết phải làm sao? Đã nhiều lần tôi thầm ước mình có thể xóa nhòa kỉ niệm, vùi hết quá khứ để sống trong hiện tại, toàn tâm toàn ý với vợ con nhưng điều đó dường như không thể. Quá khứ năm xưa cứ quyện chặt vào hiện tại để ám ảnh tôi, day dứt tôi về tội lỗi của mình.
Tôi cố công đi tìm người xưa nhiều năm nay mà vẫn chưa gặp, chỉ nghe nói là em đang sống và nuôi con một mình. Tôi không biết đó có phải là cốt nhục của mình không nữa.
Có lẽ tôi là một thằng đàn ông tồi, một thằng đàn ông xấu xa khi đã tham vàng bỏ ngãi, phản bội lời thề tình yêu để chạy theo xa hoa danh vọng. Rồi khi sống trong xa hoa, danh vọng với người vợ hết mực yêu thương chồng thì lại nhung nhớ người xưa. Tôi phải làm gì đây trước nỗi đau của hai người phụ nữ?

Tâm sự của bác sĩ thẩm mỹ sa lưới tình của nữ đại gia
Dùng dằng mối quan hệ với nữ đại gia may mặc suốt nhiều năm, tôi không có cách nào thoát khỏi tay người phụ nữ đó.
" alt=""/>Tâm sự của người đàn ông dứt bỏ người yêu chạy theo con gái sếp