
Top 5 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất thuộc khối doanh nghiệp lớn lần lượt là Vinamilk, Vinpearl, Samsung Electronics HCMC CE Complex, Masan Consumer và FPT IS. Trong khi đó ở khối doanh nghiệp vừa, những tên tuổi đứng đầu là McDonald’s, Guardian, Công nghệ Prep, Nabati và Chứng khoán Dầu khí (PSI).
Khảo sát cũng chỉ ra nhà tuyển dụng được yêu thích nhất trong ngành khác nhau. Ở khối doanh nghiệp lớn, Vinpearl dẫn đầu ngành nhà hàng - khách sạn - du lịch; Tập đoàn Hoa Sen giữ top 1 ngành xây dựng - kiến trúc - nội, ngoại thất; PNJ được yêu thích nhất trong ngành bán lẻ - bán sỉ; vị trí đầu bảng của ngành bất động sản - cho thuê là Bim Group; còn Thành Thành Công - Biên Hòa dẫn đầu ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản liên tiếp hai năm liền.
CareerViet cho biết doanh nghiệp được yêu thích không chỉ vì chính sách phúc lợi hấp dẫn, môi trường làm việc đa dạng, khuyến khích sự phát triển cá nhân và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, mà còn có thương hiệu tuyển dụng được yêu thích bởi ứng viên trong và ngoài ngành.
Ngoài chỉ ra top nhà tuyển dụng yêu thích, khảo sát của CareerViet còn cho biết insight (cái nhìn sâu sắc) về sự thay đổi và mong muốn của ứng viên qua các thế hệ. Trong khi Gen X vẫn ưu tiên sự ổn định và phúc lợi dài hạn, Gen Y coi trọng sự phát triển và cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Riêng Gen Z sẽ tập trung vào sự linh hoạt, lương bổng và sự phát triển, báo hiệu xu hướng chuyển dịch sang môi trường làm việc năng động hơn.
83% Gen Z cho rằng lương và phúc lợi là yếu tổ ảnh hưởng chính đến chỗ làm việc của họ. Xếp sau là phong cách và hình thức làm việc. Họ thích những nơi ưu tiên đảm bảo lương tháng 13 hay tiền thưởng các ngày lễ. Nhóm này cũng thích có giờ làm việc ngắn hơn, dưới 25-35 giờ mỗi tuần hoặc làm việc hybrid (được xen kẽ làm từ xa và lên văn phòng). Khảo sát cũng chỉ ra thực trạng dù hài lòng với công việc hiện tại, Gen Z vẫn sẵn sàng "nhảy việc" nếu tìm được cơ hội tốt hơn.
"Họ yêu thích một công việc lương cao, đảm bảo tính tự do, linh động. 90% Gen Z muốn được đào tạo kỹ năng mới, bao gồm kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề, ngoại ngữ, quản lý, dẫn dắt và làm việc nhóm", bà Trần Liên Phương, Giám đốc nghiên cứu và Tư vấn chiến lược Amco Việt Nam, khái quát về nhóm nhân sự trẻ tuổi.
Theo CareerViet, góc nhìn từ người lao động ở các thế hệ khác nhau sẽ là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp hoàn thiện chính sách nhân sự, tạo ra môi trường làm việc gắn kết và hiệu quả. Họ tin rằng trường làm việc đa dạng thế hệ và trao quyền sẽ giúp nâng cao vị thế cạnh tranh, hỗ trợ việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực.
"Thành công của các doanh nghiệp không chỉ thể hiện qua kết quả kinh doanh mà còn qua các chính sách thu hút, giữ chân và phát triển nhân tài", nhóm thực hiện khảo sát nhấn mạnh.
Tất Đạt
" alt=""/>Top nhà tuyển dụng được yêu thích nhất Việt Nam 2024Ông Trump cũng khẳng định không có kế hoạch yêu cầu Powell từ chức. "Tôi nghĩ rằng nếu tôi bảo ông ấy đi, ông ấy sẽ đi. Nhưng nếu tôi yêu cầu từ chức, ông ấy sẽ không làm theo", Tổng thống đắc cử Mỹ cho biết.
Đây là lần đầu tiên kể từ sau cuộc bầu cử, ông Trump có bình luận ủng hộ Powell. Hồi tháng 7, ông cũng khẳng định không sa thải Powell nếu đắc cử. Tháng trước, một cố vấn cấp cao của ông nhắc lại rằng Tổng thống đắc cử nhiều khả năng để Chủ tịch Fed hoàn thành nốt nhiệm kỳ này.
![]() |
Vì phải nghỉ làm quá nhiều để chăm sóc chồng, chị Vân bị công ty cho thôi việc |
Chị Vân nghẹn ngào: “Trước khi nhập viện vài ngày, anh thường than đau đầu, đi khám ở quê, người ta bảo anh bị rối loạn tiền đình, nhưng uống thuốc một thời gian thấy không khỏi, đành phải đánh liều vào Bệnh viện Chợ Rẫy để khám bệnh. Bác sĩ chẩn đoán anh bị giãn não thất, lập tức yêu cầu nhập viện đợi mổ đặt ống dẫn lưu.
Chúng tôi chẳng có tiền. Sống ở huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, có ít đất rẫy thì trồng cây không lớn nổi. Chồng tôi ở quê làm hồ, còn tôi phải tha hương theo người quen vào Bình Dương làm công nhân, tích cóp lắm cũng chỉ đủ nuôi 2 đứa con ăn học. Thế nhưng “trời kêu ai nấy dạ”, bệnh tật thì biết làm thế nào”.
Không có tiền dự phòng, sau một đêm thức trắng suy nghĩ, chị Vân buộc phải nén xót xa, gọi con trai lớn đang học lớp 12 nghỉ học để vào chăm cha.
“Ngày nhỏ thằng bé bị viêm phổi nặng, không lớn nổi, chỉ cao hơn 1m50, nặng 38kg. Biết rằng bắt con nghỉ học ở thời điểm này là làm khổ con, nhưng nếu tôi nghỉ làm, chẳng có ai lo chi phí điều trị cho chồng tôi, rồi còn tiền sinh hoạt của cả nhà nữa. Tôi cũng hết cách rồi”, người phụ nữ gạt mãi hai hàng nước mắt.
![]() |
Thương cha bệnh, mẹ khổ cực, con trai lớn của anh chị quyết định bỏ học chăm cha |
Chỉ trong khoảng 2 tháng, chồng chị phải mổ 3 lần, nằm viện liên tục. Con trai chị quá nhỏ bé, chẳng đủ sức khỏe để chăm sóc cha cả ngày đêm, chị Vân nhiều lần xin nghỉ làm, cuối cùng nghỉ hẳn.
Để có tiền điều trị cho anh Hùng, chị phải vay mượn của những người thân quen khoảng 40 triệu đồng. Bởi số nợ ngân hàng trước đó còn chưa trả được, chị tiếp tục vay lãi nóng 50 triệu đồng, mỗi tháng tiền lời là 1,5 triệu đồng. Nhưng rồi số tiền ấy cũng nhanh chóng hết sạch, khiến mẹ con chị sống trong những ngày thấp thỏm.
Con trai lớn của chị quyết định xin việc làm, mong phụ thêm cho mẹ. Vì sức khỏe yếu, dù nhận được việc nhưng đồng lương quá ít ỏi, chẳng lo nổi tiền viện phí cho cha.
Những ngày ở bệnh viện, vợ chồng chị Vân sống nhờ vào những hộp cơm từ thiện, miếng nào ngon chị đều dành cho chồng. Hình ảnh người vợ tảo tần đã khiến các y, bác sĩ và thân nhân bệnh nhân khác cảm động. Họ cũng ra sức kêu gọi giúp đỡ cho anh Hùng có điều kiện chữa bệnh, thế nhưng trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, sự giúp đỡ chị nhận được chẳng thấm vào đâu.
Mới vừa rồi, chị Vân báo cho chúng tôi, sức khỏe của anh Hùng đã tạm ổn, được bác sĩ cho xuất viện, đồng thời tìm cách hỗ trợ cho gia đình một chuyến xe 0 đồng về đến tận nhà.
“Bác sĩ nói đợt này có thể điều trị hết bệnh cho chồng tôi, nhưng ống dẫn lưu có thể bị tắc bất cứ lúc nào, thêm nữa, họ nghi chồng tôi bị khối u tuyến tùng, hẹn 1 tháng sau vào thăm khám lại. Chúng tôi từ thành phố về, phải ở nhà cách ly 21 ngày, muốn tranh thủ đi làm kiếm tiền nhưng không được”.
![]() |
Căn nhà nhỏ lạnh lẽo của họ chẳng có đồ đạc gì đáng giá, cỏ dại mọc um tùm. |
Chị ngập ngừng rồi cho biết thêm, suốt thời gian qua, cô giáo của con thường xuyên gọi điện khuyên con về ôn thi tốt nghiệp, bởi sức con yếu quá, làm mướn sợ không chịu nổi. Nhưng thằng bé thấy cha bệnh, nhà nghèo nên dự tính nghỉ học, nhường cho em trai chuẩn bị lên lớp 10 được học tiếp.
"Tôi không biết phải làm sao, vì giờ đến cả tiền chữa bệnh cho chồng tôi còn không lo nổi. Khổ sở quá cô ạ", người mẹ nghèo bật khóc. Gia đình chị không biết khi nào mới thoát được số phận bi đát này. Nếu không đi học, con trai chị rồi cũng có tương lai mịt mù như chính cha mẹ chúng, nhưng đi học thì tiền đâu ra khi chồng chị cũng đang bệnh tật, rất cần chữa trị?
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: