Bộ GD-ĐT cho biết, năm học 2020-2021 đã hướng dẫn các địa phương trong việc rà soát việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên hợp lý, hiệu quả; đồng thời có giải pháp lâu dài để quy hoạch, tuyển dụng và bố trí đủ giáo viên dạy đúng và đủ các môn học, thực hiện điều tiết từ nơi thừa sang nơi thiếu.
Căn cứ số thừa, thiếu giáo viên trên cả nước, Bộ GD-ĐT đã đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ giao bổ sung 94.714 biên chế trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, riêng năm 2021, đề nghị bổ sung khoảng 30.000 biên chế (gồm 20.000 biên chế giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, cấp THPT và 10.000 biên chế giáo viên mầm non cho các địa phương vùng sâu, vùng xa khó khăn, vùng dân tộc thiểu số).
Đáng chú ý, số này không bao gồm 5 tỉnh Tây Nguyên và 14 tỉnh được bổ sung biên chế giáo viên mầm non năm 2019.
![]() |
Chi tiết số giáo viên còn thiếu ở các cấp học theo thống kê của Bộ GD-ĐT |
Hiện nay, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo Luật Giáo dục 2019) cấp mầm non là 77,8%, tiểu học là 69,4%, THCS là 83,3%, THPT là 99,9%.
Theo Bộ GD-ĐT, các địa phương đã chủ động rà soát đội ngũ giáo viên hiện có để xác định số lượng biên chế giáo viên cần bổ sung cho từng cấp học; xây dựng lộ trình, các giải pháp khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên gắn với nâng cao hiệu quả việc tinh giản biên chế; tính toán nhu cầu đào tạo nâng chuẩn trình độ đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng triển khai tập huấn, bồi dưỡng bằng hình thức bồi dưỡng qua mạng.
Năm 2021, các địa phương sẽ cử 37.389 giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ, gồm: 9.859 giáo viên mầm non (chiếm tỉ lệ 10,96% giáo viên chưa đạt chuẩn); 17.822 giáo viên tiểu học (chiếm tỉ lệ 6,36% giáo viên chưa đạt chuẩn); 9.708 giáo viên THCS (chiếm tỉ lệ 3,86% giáo viên chưa đạt chuẩn).
Chất lượng đội ngũ không đồng đều
Bộ GD-ĐT nhìn nhận, tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông ở một số địa phương vẫn chưa được giải quyết dứt điểm gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học. Chất lượng đội ngũ không đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và các vùng thuận lợi. Một bộ phận giáo viên chưa theo kịp được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục; chưa sử dụng thành thạo giải pháp dạy học trực tuyến để quản lý lớp học, tổ chức các hoạt động học tập.
Thiếu gần 95.000 giáo viên, phần lớn là giáo viên mầm non song hàng loạt trường cao đẳng sư phạm đang tồn tại lay lắt, không thể tuyển đủ chỉ tiêu sau khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực. (Ảnh minh họa) |
Giải quyết những vấn đề này được Bộ GD-ĐT xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, căn cơ.
Theo đó, một trong những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ GD-ĐT đặt ra trong năm học 2021-2022 là triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS; triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình phổ thông mới; tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên, bảo đảm “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.
Bên cạnh đó, thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng giáo viên mầm non, phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đổi mới mô hình, phương thức đào tạo giáo viên, từ khâu tuyển sinh đến nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo giáo viên theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, gắn liền việc đào tạo trong các trường sư phạm với hoạt động thực tiễn tại các trường học; thực hiện đào tạo giáo viên theo cơ chế đặt hàng.
Cùng đó, đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng giáo viên theo hướng linh hoạt để các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được bố trí đủ định mức giáo viên theo quy định.
Đông Hà
"Mức phụ cấp 36% chỉ cao hơn so với các bậc học khác còn nếu so với nhu cầu của công việc thì chưa phải cao" - Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho hay.
" alt=""/>Cả nước thiếu gần 95.000 giáo viênTháng 8 năm ngoái, anh Tình gặp tai nạn điện giật khi đang lợp mái nhà cho người ta dẫn tới bỏng nặng. Từ bệnh viện tỉnh, anh được chuyển lên Cần Thơ, rồi lên TP.HCM để cứu chữa. Do vết bỏng quá nặng, tay chân anh dần bị hoại tử phải cắt bỏ.
Thời điểm ấy, dịch Covid-19 đạt đỉnh, bà Quen đang làm mướn tại Bình Dương không thể xuống bệnh viện, vợ anh lại bận con nhỏ, chỉ có người cha vợ theo anh từ Cà Mau để chăm sóc. Không may ông bị nhiễm Covid, anh Tình phải vào phòng cách ly để điều trị. Vừa đau đớn thân thể, lại vừa bi quan vì tay chân đều đã cụt, cảm giác tuyệt vọng vây hãm khiến anh tưởng chừng không qua khỏi.
Thậm chí sau này được xuất viện về nhà, chứng kiến vợ trẻ vừa tất bật lo cho con gái nhỏ dại, còn phải chăm bẵm cho mình như một “đứa trẻ to xác”, anh cũng từng mất mục tiêu sống.
May mắn cơ duyên giúp anh gặp được Thầy thuốc ưu tú, BS. CKII. Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM). Sau khi tìm hiểu và xác minh hoàn cảnh, phòng công tác xã hội của bệnh viện đã kết nối đến Báo VietNamNet, các doanh nghiệp và hảo tâm với hi vọng giúp anh Tình lắp tay và chân giả.
Tháng 4 năm ngoái, sau bài viết “Bị điện giật phải cắt cụt tay chân, người cha trẻ bật khóc khi con thơ đòi bế”, bạn đọc VietNamNet đã chung tay giúp đỡ cho anh Tình khoảng 70 triệu đồng. Chưa kể số tiền ủng hộ thông qua bệnh viện lên tới hàng trăm triệu đồng. Nhờ vậy, anh Tình đã được lắp tay và chân giả.
Đến nay, sau nhiều tháng tập luyện, anh Tình đã có thể tự tin sải bước trên "đôi chân mới". Đôi tay được lắp sau nên hiện tại còn ngượng nghịu, nhưng đã có thể chậm rãi cầm thìa xúc cơm.
Bà Quen vui mừng: “Đợt rồi, ngoài hỗ trợ chi phí thay tay chân giả cho Tình, gia đình còn được nhận về một “mớ””.
Đối với những người từng rơi vào cảnh lao đao, việc bỗng dưng có một khoản tiền lận lưng là niềm bất ngờ lớn, tuy nhiên, họ chẳng dám dùng bừa bãi. Mỗi ngày, bà Quen và con dâu vẫn tất bật lo cuộc sống. Vợ của anh Tình ở nhà chăm sóc chồng con, còn bà Quen bận bịu chăm cha mẹ bệnh tật tuổi già.
“Nhà còn cái ao, thỉnh thoảng bán được ít tôm bù vào tiền trang trải sinh hoạt là đủ rồi. Ở quê mà, có khi ra đồng hái mớ rau dại, vài ba con cá cũng được bữa ăn”, bà Quen cười xòa.
Vợ chồng anh Tình dự định, đợi khi đôi tay giả của anh thành thục hơn thì sẽ dùng tiền đó làm vốn, mở một quầy tạp hóa nho nhỏ để 2 vợ chồng làm lụng nuôi con.
Nhân dịp năm mới Quý Mão, gia đình gửi lời cảm ơn chân thành tới Báo VietNamNet, Bệnh viện Lê Văn Thịnh và các nhà hảo tâm. Những tấm lòng vàng đã mang phép màu đến cho anh Tình.
Theo hãng tin KCNA, Reuters và Yonhap, Tổng cục tên lửa Triều Tiên tuyên bố vụ thử nghiệm là một phần trong các hoạt động thường lệ của cơ quan này và các viện khoa học quốc phòng trực thuộc nhằm phát triển hệ thống vũ khí.
Triều Tiên khẳng định, vụ thử nghiệm không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các nước láng giềng và không liên quan tới tình hình khu vực.
Tên lửa mang đầu đạn siêu thanh được phóng vào chiều 14/1 nhằm kiểm tra khả năng kiểm soát và ổn định bay của đầu đạn cũng như độ tin cậy của động cơ nhiên liệu rắn nhiều giai đoạn, lực đẩy cao của tên lửa. Tuy nhiên, Triều Tiên không tiết lộ khoảng cách hay thời gian bay của tên lửa cũng như các chi tiết khác.
Triều Tiên trước đó từng thử nghiệm động cơ nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung vào ngày 11 và 14 tháng 11/2023. Các tên lửa nhiên liệu rắn khó bị phát hiện hơn so với tên lửa nhiên liệu lỏng - vốn cần thời gian chuẩn bị lâu hơn.
Quân đội Hàn Quốc ngày 14/1 cho biết, đã phát hiện Triều Tiên phóng tên lửa từ một khu vực ở trong hoặc xung quanh Bình Nhưỡng vào khoảng 2h55 chiều và tên lửa bay xa khoảng 1.000km rồi rơi xuống biển. Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên kể từ lần nước này thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu rắn Hwasong-18 vào ngày 18/12/2023.
Các quan chức quân sự Seoul tin rằng tên lửa IRBM nhiên liệu rắn đang được Triều Tiên phát triển có thể bay xa 3.000-5.500km, chạm tới được các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật và Guam.
Đầu đạn siêu vượt âm là một trong số vũ khí công nghệ cao mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un muốn phát triển như một phần của dự án quân sự then chốt của nước này.