Gói viện trợ mới được trích từ Cơ quan rút vốn của tổng thống (PDA), cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ viện trợ cho Ukraine từ kho dự trữ của quân đội nước này.
Theo Lầu Năm Góc, gói viện trợ mới còn cung cấp cho Ukraine đạn dùng cho hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS, tên lửa phòng không Stinger, đạn dược cho hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS, tên lửa chống tăng TOW, tên lửa chống tăng Javelin và AT-4, đạn dược dùng cho vũ khí nhỏ, cùng nhiều phụ tùng thay thế và bảo trì.
Ukraine tiết lộ kế hoạch sử dụng 'tiền của Nga'
Ukraine sẽ dùng lợi nhuận nhận được từ tài sản của Nga bị EU đóng băng để tăng cường khả năng phòng thủ, và hỗ trợ các nhà sản xuất.
Theo hãng tin RT, đây là chia sẻ của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov trên Facebook hôm 10/7. Theo ông, tiền lãi từ số tài sản Nga bị đóng băng sẽ được dùng để mua đạn dược, và hệ thống phòng không cho Ukraine.
EU và Mỹ đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga ngay khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng nổ vào đầu năm 2022. Mặc dù cho đến nay, EU vẫn phản đối các yêu cầu từ Kiev và Washington về việc tịch thu hoàn toàn số tiền này, nhưng họ đã đồng ý dùng lợi nhuận thu được từ các tài sản của Nga để chuyển cho Ukraine.
Theo quyết định hồi tháng 5 của Hội đồng châu Âu, 90% lợi nhuận từ các tài sản đóng băng sẽ được chuyển sang Quỹ Hòa bình châu Âu, cơ chế của khối để hoàn trả cho các quốc gia thành viên số tiền đã chi để cung cấp vũ khí cho Kiev, và sau đó chuyển sang Quỹ Hỗ trợ Ukraine mới được thành lập. Số tiền 10% còn lại được chuyển vào ngân sách EU để hỗ trợ các chương trình cho Kiev, và ngành công nghiệp quốc phòng của khối.
Ông Umerov cho hay, Kiev dự kiến sẽ nhận được khoảng 2,5 – 3 tỷ Euro. Ông nói thêm, Ukraine có thể sử dụng đợt cung cấp đầu tiên trị giá khoảng 1,4 - 1,5 tỷ Euro vào đầu tháng 8. Ông cũng hy vọng, hàng hóa và thiết bị được tài trợ bởi các quỹ này sẽ được chuyển đến Ukraine vào cuối năm nay.
Nga đã nhiều lần chỉ trích sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine, và khẳng định điều này sẽ chỉ khiến xung đột kéo dài. Moscow còn lên án phương Tây vì phong tỏa tài sản, cũng như cảnh báo không được sử dụng chúng.
Tại một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với người dẫn chương trình của hãng tin Fox News đầu tuần này, ông Trump dự đoán ông Biden sẽ chống lại các áp lực buộc mình phải “rời khỏi cuộc chơi”.
“Đối với tôi, có vẻ như ông Biden nhiều khả năng sẽ ở lại. Ông ấy có cái tôi và không muốn bỏ cuộc. Đây không hẳn là một điều tích cực đối với đất nước chúng ta”, cựu tổng thống bày tỏ.
Trong một lá thư gửi Quốc hội ngày 8/7, ông Biden nhấn mạnh “sẽ không tái tranh cử lần nữa nếu không tin chắc rằng mình là người tốt nhất để đánh bại ông Trump năm 2024”.
Ông Biden đã giành được sự ủng hộ của gần 99% đại biểu Dân chủ trong các cuộc bầu cử giữa kỳ của đảng này năm nay. Theo ông Trump, chiến thắng đó đã mang lại cho lãnh đạo Nhà Trắng “rất nhiều quyền lực”, nên cách duy nhất để đảng Dân chủ buộc ông Biden phải rời khỏi cuộc đua vào ghế lãnh đạo đất nước lần này là sử dụng Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ. Và nếu kịch bản đó xảy ra, ông Trump tin sẽ “đấu chung kết” với Phó Tổng thống Kamala Harris vào ngày tổng tuyển cử 5/11.
Ông Trump từng đưa ra đánh giá sơ bộ về cơ hội của ông Biden ngay sau cuộc tranh luận giữa hai người ngày 27/6. Trong đoạn video bị rò rỉ, được quay tại một trong những sân golf của cựu tổng thống vào cuối tháng 6, ông Trump đã nói với một nhóm nhỏ những người ủng hộ rằng ông Biden chắc chắn sẽ “bỏ cuộc đua”. Về bà Harris, ông Trump nhận xét nữ chính khách này là đối thủ tốt hơn nhưng vẫn “thật thảm hại”.