Theo tiến độ đầu tư, đến hết quý III/2019, Công ty Trung Nguyên phải hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, chủ đầu tư triển khai dự án không đúng tiến độ.
Vì lý do trên, tháng 9/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động dự án Khu thưởng lãm cà phê Trung Nguyên Legend.
Tháng 5/2023, UBND huyện Bảo Lâm đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định thu hồi đất dự án của Công ty Trung Nguyên để huyện có phương án quản lý, khai thác khu đất.
Đến ngày 14/6/2023, trong văn bản gửi cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Trung Nguyên, đã có kiến nghị liên quan đến 4.337m2 đất thuộc quyền sử dụng của công ty.
Theo đại diện Công ty Trung Nguyên, diện tích đất thực hiện dự án Khu trưng bày cà phê Trung Nguyên Legend là 15.529m2. Đây là diện tích đất trước đây UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê và giao cho Công ty TNHH Trà Tiến Đạt II (Công ty Tiến Đạt II) để thực hiện dự án.
Sau đó, Công ty Tiến Đạt II đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích 15.529m2 này cho Công ty Trung Nguyên.
Tại dự án này, Công ty Trung Nguyên còn có 4.337m2 đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần đất này Công ty Trung Nguyên nhận chuyển nhượng của Công ty Tiến Đạt II từ năm 2002, không thuộc trường hợp giao đất.
Từ nguồn gốc sử dụng đất nói trên, Công ty Trung Nguyên đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho công ty được chuyển nhượng quyền sử dụng 4.337m2 đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 4/7/2023, Công ty Trung Nguyên mới bàn giao bản đồ hiện trạng sử dụng đất của dự án cho Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng.
Đến ngày 14/7/2023, Công ty Trung Nguyên đã có văn bản cho rằng vẫn chưa nhận được kết quả giải quyết của Sở TN&MT. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc hoàn thành các thủ tục sau khi đã có quyết định chấm dứt dự án.
“Việc chậm giải quyết nói trên của quý cơ quan có thể gây ra các dư luận, thông tin báo chí thiếu chính xác, sai lệch về việc chủ đầu tư thiếu hợp tác trong việc hoàn thành các nghĩa vụ chấm dứt đối với dự án”, văn bản của Công ty Trung Nguyên nêu.
Trong khi đó, theo Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng, từ tháng 11/2022 đến tháng 4/2023, đơn vị này đã hai lần đề nghị Công ty Trung Nguyên lập bản đồ xác định cụ thể ranh giới, diện tích đất dự án. Tuy nhiên, suốt thời gian đó, doanh nghiệp này không gửi kết quả đo đạc.
Đối với đề xuất của Công ty Trung Nguyên liên quan đến việc chuyển nhượng 4.337m2 đất như nói trên, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp cùng Sở Xây dựng và UBND huyện Bảo Lâm xem xét.
Căn cứ vào các quy định hiện hành, tình hình thực tế của dự án, các đơn vị liên quan phải báo cáo, đề xuất hướng xử lý cho UBND tỉnh Lâm Đồng trước ngày 10/8/2023.
Nho hạ đen được trồng theo hướng sản xuất công nghệ cao trong nhà màng của Công ty TNHH MTV Trường Phát Lai Châu (huyện Phong Thổ) đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Hiện nay, chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp được ví là cơ hội, chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu giúp nông dân sản xuất nhiều nông sản chất lượng với chi phí đầu tư thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất. Qua đó, tạo ra giá trị thặng dư của nền nông nghiệp số hướng đến phát triển kinh tế số.
Điều này thể hiện rõ, không chỉ sử dụng các thiết bị thông minh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất mà nông dân Lai Châu tận dụng nền tảng số là các trang mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, tìm thị trường cho sản phẩm, hình thành nên chuỗi liên kết giá trị bền vững.
Anh Đỗ Văn Tuấn - chủ vườn dâu tây A Đăng Farm (xã Mường Cang, huyện Than Uyên) cho biết: Gia đình tôi trồng dâu tây nhiều năm nay; sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nhằm giới thiệu sản phẩm dâu tây chất lượng, đảm bảo sạch và an toàn tới người tiêu dùng cả nước, chúng tôi tăng cường quảng bá trên facebook, zalo; kết nối với những đầu mối bán lẻ tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, dâu tây được khách hàng tin dùng; giá thành từ 100.000-200.000 đồng/kg tuỳ loại. Nhờ sử dụng công nghệ số, hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng dâu tây mang lại khá cao; tiết kiệm chi phí, thời gian mang bán trực tiếp.
Được biết, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số. Cụ thể là chú trọng tuyên truyền, đầu tư các trang thiết bị; triển khai ứng dụng phần mềm mã nguồn mở; tích cực tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực của ngành trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân thuận lợi giao dịch.
Cùng với đó, quan tâm công tác cấp mã số vùng trồng để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã cấp 27 mã vùng trồng chuối ở các huyện: Phong Thổ, Tân Uyên, Sìn Hồ… với diện tích 4.219ha.
Trong năm 2023, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 2 lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh kỹ năng bán hàng trên Tiktok shop, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet; tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử postmart.vn.
Hỗ trợ cho 70 doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh thiết lập gian hàng để quảng bá, giới thiệu và bán 190 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử tỉnh tại địa chỉ https://laichau.biz/.
Ông Lê Xuân Tiến - Phó Giám đốc sở Công Thương cho biết: Thời gian qua, sở tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 3096/KH-UBND ngày 30/9/2021 của UBND tỉnh về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lai Châu.
Đến nay, đã hỗ trợ 208 cơ sở sản xuất nông nghiệp đưa 64 sản phẩm nông sản lên sàn posttmart.vn. Hướng dẫn doanh nghiệp, HTX xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác website thương mại điện tử, tham gia vào môi trường kinh doanh trực tuyến, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng khả năng giao dịch.
Duy trì Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh như: gạo, trà… trên không gian số nhằm bảo vệ thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp, HTX và góp phần nâng cao chất lượng, giá trị nông sản Lai Châu.
Có thể thấy rằng, áp dụng chuyển đổi số đã thúc đẩy kinh tế số trong nông nghiệp phát triển. Từ đó, tạo động lực, niềm tin cho nông dân Lai Châu tích cực đổi mới, sáng tạo với những mô hình kinh tế mới; sản xuất nhiều nông sản chất lượng, mang thương hiệu đặc sản riêng của Lai Châu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Đinh Đông - Ngọc Duy(Báo Lai Châu)
" alt=""/>Lai Châu: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệpVới chủ đề “Hành trình phòng ngừa đột quỵ, nâng tầm sức khỏe Việt”, 23 hội thảo dành cho 5.000 nhà thuốc và 20 hội thảo cho hơn 10.000 người tiêu dùng của nhãn hàng NattoEnzym đã đưa quan khách chiêm ngưỡng con tàu sức khỏe khám phá hành trình 13 năm nâng cao nhận thức dự phòng căn bệnh đột quỵ nguy hiểm cho cộng đồng, cũng như làm rõ về hiệu quả sản phẩm mới - TPBVSK NattoEnzym DHA EPA hội tụ tinh hoa công nghệ của 3 nước: Nhật Bản, Thụy Sĩ và Việt Nam.
ThS Huỳnh Minh Trường - Giám đốc nhãn hàng NattoEnzym cho biết, TPBVSK NattoEnzym DHA EPA là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ R&D Dược Hậu Giang trong 2 năm, dựa trên công thức tiên tiến kết hợp các thành phần vàng. Đó là nattokinase, loại enzyme được chiết xuất từ đậu nành lên men của Nhật Bản và dầu cá Thụy Sĩ chứa DHA, EPA giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành và làm tan cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Với liều dùng 2 viên mỗi ngày (sáng - tối), TPBVSK NattoEnzym DHA EPA cung cấp đủ 2000 FU nattokinse - hàm lượng chuẩn giúp ngừa nguy cơ đột quỵ tốt nhất theo khuyến nghị của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Ngoài ra, trong mỗi viên còn chứa 100mg dầu cá dạng bột chứa DHA và EPA giúp cải thiện chức năng não bộ, cải thiện sức khỏe tinh thần, hỗ trợ giảm huyết áp, nhờ đó hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ.
Tại sự kiện, chuyên gia từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) cũng đã tiến hành thực nghiệm trực tiếp để kiểm chứng khả năng làm tan cục máu đông của nattokinase. Vị chuyên gia sử dụng nattokinase có trong các sản phẩm TPBVSK NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym DHA EPA nhỏ vào dụng cụ thí nghiệm chứa cục máu đông nhân tạo. Sau 5 phút, nattokinase bắt đầu phân hủy liên kết giữa các sợi tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), cục máu đông dần tan ra sau vài giờ.
Dược sĩ Minh Châu - chủ hiệu thuốc tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) đánh giá: “Đây không chỉ là một hội thảo ngành dược, mà còn là một hành trình khám phá đầy thú vị về quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của Dược Hậu Giang. Đặc biệt, phần thực nghiệm của chuyên gia về khả năng làm tan cục máu đông của nattokinase giúp tôi càng thêm tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm TPBVSK NattoEnzym, đặc biệt là NattoEnzym DHA EPA vừa được ra mắt. Tôi tin rằng, với những sản phẩm chất lượng như NattoEnzym DHA EPA, chúng ta sẽ góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam”.
Trong bối cảnh tỷ lệ đột quỵ ngày càng gia tăng, việc nâng cao nhận thức và tìm ra những giải pháp phòng ngừa hiệu quả là vô cùng cần thiết. Dược Hậu Giang với sứ mệnh nâng tầm sức khỏe Việt, đã và đang nỗ lực không ngừng để mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn nhất cho người tiêu dùng. Với thành phần chất lượng cao, công nghệ sản xuất tiên tiến và dấu mộc JNKA bảo chứng cho chất lượng, TPBVSK NattoEnzym DHA EPA hứa hẹn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ sức khỏe của người dân.
TPBVSK NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông. Trên bao bì các sản phẩm có có dấu mộc JNKA chứng minh cho chất lượng sản phẩm đã được công nhận bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433
GPQC TPBVSK NattoEnzym DHA EPA: 345/2024/XNQC-ATTP
Các sản phẩm trên không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
(Nguồn: Dược Hậu Giang)
" alt=""/>NattoEnzym ra mắt sản phẩm mới đột phá trong phòng ngừa đột quỵ