Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết tại thời điểm nhập viện, dương vật bệnh nhân sưng nề, sùi loét dẫn đến bí tiểu, tiểu khó.
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dương vậtcó hạch bẹn, có chỉ định cắt bán phần dương vật.
Trước đây, ung thư dương vật thường xảy ra với người sau độ tuổi 50, tuy nhiên, hiện nay nhiều bệnh nhân mới lập gia đình, chưa có con cũng mắc bệnh. Rất nhiều nam giới buộc phải cắt bỏ một phần, thậm chí hoàn toàn dương vật vì phát hiện ung thư. Khi cắt hoàn toàn dương vật, người bệnh sẽ không thể quan hệ tình dục thông thường, phải sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản nếu muốn có con.
Ung thư dương vật dễ chẩn đoán nhầm thành sùi mào gà
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, ở Mỹ và các nước phương Tây, tỷ lệ ung thư dương vật từ 0,4-0,6% các bệnh ác tính. Ở các vùng khác như châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ tỷ lệ ung thư dương vật từ 20-30% so với các bệnh ung thư ở nam giới.
Ung thư dương vật thường gặp ở Việt Nam. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư dương vật ở Hà Nội là 2,1/100.000 dân, ở TP.HCM là 3,4% các loại ung thư.
Nhiều nguyên nhân gây ra ung thư dương vật, chiếm tỷ lệ cao nhất là hẹp bao quy đầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra gần 90% ung thư dương vật liên quan hẹp/bán hẹp bao quy đầu. Tình trạng này gây ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện môi trường cho vi khuẩn và virus phát triển, vùng quy đầu viêm nhiễm mãn tính, thay đổi tế bào, lâu dần phát triển thành tế bào ung thư.
Nhiễm virus HPV gây u nhú trên người cũng là nguyên nhân hay gặp, gây bệnh cảnh giống như sùi mào gà ở cơ quan sinh dục, viêm nhiễm mãn tính. Virus này cũng gây biến tính, thay đổi cấu trúc tế bào, tiến triển thành nguy cơ ung thư dương vật.
Một số bệnh lý da mạn tính như loét sinh dục lâu liền cũng có nguy cơ gây ung thư dương vật.
Theo vị bác sĩ, ung thư dương vật không phải là bệnh lạ nhưng do ở vị trí nhạy cảm nên người bệnh vẫn e ngại không đi khám. Nhiều người tự chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán nhầm thành sùi mào gà, không điều trị đúng cách, thậm chí tự điều trị bằng những phương pháp truyền miệng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
"Thực tế, một số bệnh nhân đến bệnh viện khi 'cậu nhỏ' có sùi lớn, gây biến dạng dương vật, di căn các cơ quan khác", bác sĩ Quang cảnh báo.
Triệu chứng sớm của ung thư dương vậtlà thay đổi màu sắc vùng quy đầu, sẩn, u nhú quy đầu có thể chắc, cứng, đau tức. Những biểu hiện này dễ loét, chảy máu. Các tổn thương ngày càng loét rộng ra, thâm nhiễm sâu, bờ nham nhở, dễ chảy máu. Một số thể sùi lên như súp lơ, tiết dịch, mủ, máu, mùi khó chịu, lúc này, bệnh nhân có thể đã chuyển sang giai đoạn muộn.
Bác sĩ Quang cho biết ung thư dương vật nếu phát hiện và điều trị tích cực ở giai đoạn sớm (khối ung thư chỉ ở tại chỗ), bệnh nhân có tỷ lệ khỏi và sống sau 5 năm đạt gần 100%.
Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư có thể lan rộng khắp dương vật, di căn hạch hai bên, nội tạng trong ổ bụng như bàng quang, trực tràng… dẫn tới phải phẫu thuật cắt toàn bộ dương vật, xạ trị, hóa trị, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 20-30%.
Quá trình chuyển hóa rượu
Hấp thụ: Rượu sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu từ dạ dày và ruột non. Hành trình của rượu trong cơ thể bắt đầu.
Vận chuyển đến gan: Dòng máu mang rượu đến gan, nơi diễn ra hoạt động trao đổi chất chính. Gan đóng vai trò là đơn vị trung tâm xử lý.
Phân hủy:Trong gan, enzyme rượu dehydrogenase (ADH) có tác dụng phân hủy ethanol, thành phần hoạt chất của rượu. ADH chuyển đổi ethanol thành acetaldehyde, một chất độc hại.
Chuyển đổi thành acetate: Acetaldehyde tiếp tục được chuyển hóa thành acetate nhờ enzyme acetaldehyde dehydrogenase. Acetate là chất ít độc hơn.
Đào thải: Acetate sau đó được chuyển đổi thành carbon dioxide và nước, đào thải khỏi cơ thể qua hơi thở và nước tiểu, hoàn thành quá trình chuyển hóa rượu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa rượu
Trọng lượng cơ thể: Nói chung, những người có trọng lượng cơ thể cao hơn có thể chuyển hóa rượu hiệu quả hơn.
Giới tính: Phụ nữ thường chuyển hóa rượu chậm hơn nam giới do sự khác biệt trong hoạt động của enzyme.
Tuổi tác: Lão hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa rượu, những người lớn tuổi thường chậm hơn.
Di truyền: Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme chuyển hóa rượu, góp phần tạo nên sự khác biệt về khả năng dung nạp của mỗi cá nhân.
Ăn uống: Ăn uống trước hoặc trong khi uống rượu có thể làm chậm quá trình hấp thụ rượu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất tổng thể.
Mối liên hệ giữa rượu và giấc ngủ
TheoZinnia Health, rượu và giấc ngủ có mối quan hệ phức tạp. Gan của bạn cần khoảng 1 tiếng để phân hủy hoàn toàn 1 đơn vị cồn ứng với 200ml bia (5%), 1 ly rượu vang 75ml (13,5%), 1 chén rượu mạnh 25ml (40%).
Khi ngủ, bạn dừng uống rượu. Bởi vậy, nồng độ cồn trong máu thấp hơn đáng kể so với trước khi ngủ. Điều này cũng giống như bạn thức nhưng ngừng uống. Rõ ràng, giấc ngủ không có tác dụng làm giảm nồng độ cồn, chỉ thời gian mới làm được điều đó.
Tiêu thụ quá mức rượu vẫn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cảm giác nôn nao khó chịu và thậm chí ngộ độc rượu.
Mối nguy hiểm của việc ngủ khi say
Ngủ trong khi say có nguy cơ gây ra những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người uống quá nhiều rượu, đặc biệt là nghẹn do nôn mửa khi bất tỉnh. Khi ở trạng thái say sâu, một người có thể mất kiểm soát phản xạ của cơ thể, bao gồm cả khả năng bảo vệ đường thở.
Nghẹt thở khi nôn mửa: Ngộ độc rượu có thể dẫn đến suy giảm ý thức và khả năng phối hợp. Nếu một người nôn mửa khi đang ngủ và thiếu phản xạ để làm thông thoáng đường thở thì nguy cơ bị nghẹn sẽ tăng cao, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả ngạt thở.
Khó thở: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, chậm chức năng hô hấp. Khi ngủ, nhất là trong tình trạng say nặng, nguy cơ khó thở càng tăng cao.
Không phản ứng với các kích thích bên ngoài: Ngủ sâu trong lúc say có thể dẫn đến không phản ứng với các kích thích bên ngoài, khiến nhân viên y tế khó can thiệp trong trường hợp cần hỗ trợ khẩn cấp cho người say.