Ban đầu, có vẻ Huawei tìm cách giành được hợp đồng chính phủ trên, về lâu về dài hãng công nghệ này muốn Aurora OS thay thế cho hệ điều hành Android, tránh phụ thuộc vào công ty Mỹ.
"Đây mới chỉ là dự án thử nghiệm, hiện đang trong giai đoạn đầu”, một nguồn tin thân cận với Huawei cho biết. Người này cho rằng hệ điều hành di động của Nga có thể sẽ chạy trên smartphone và tablet của Huawei.
Trước mắt, Huawei sẽ cài đặt Aurora OS trên 360.000 tablet sử dụng cho điều tra dân số Nga năm tới. Nếu thử nghiệm này thành công, Huawei sẽ tính tới phương án lâu dài hơn.
Huawei cũng đang phát triển hệ điều hành riêng Harmony OS nhằm thay thế Android. Tuy nhiên, hệ điều hành này đang gặp nhiều trở ngại, nhất là khả năng tương thích với ứng dụng Android.
Từ giữa tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Huawei vào danh sách đen, cấm công ty này làm ăn với công ty Mỹ, bao gồm cả việc không được sử dụng phần cứng, phần mềm và sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Với lệnh cấm này, Huawei không thể tiếp tục cài đặt Android trên thiết bị đi dộng mới của hãng. Công ty này buộc phải tìm giải pháp thay thế.
Nguyễn Minh (theo Reuters)
Dù mạnh miệng tuyên bố chuyển sang hệ điều hành tự phát triển Harmony nhưng có vẻ năng lực của Huawei chưa đủ, hãng vẫn phải dựa vào Android của Mỹ, CNET cho biết.
" alt=""/>Huawei cân nhắc thay thế Android bằng hệ điều hành của NgaTheo ông Macron, Pháp sẽ ngay lập tức xóa bỏ loại thuế riêng đánh vào các công ty công nghệ, khi một loại thuế mang tầm quốc tế được các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thông qua và có hiệu lực. Người đứng đầu nước Pháp hy vọng, loại thuế này có thể có hiệu lực vào năm 2020.
Được biết, thuế đánh vào các tập đoàn công nghệ thực sự là vấn đề đối với mối quan hệ Pháp - Mỹ, trong bối cảnh Mỹ từng nhiều lần đe dọa trả đũa đối với các mặt hàng rượu vang của Pháp.
Trước khi lên đường tham dự Hội nghị G7, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói rằng, ông không phải "người hâm mộ" của các công ty công nghệ nhưng đó là những công ty lớn của Mỹ và thật lòng ông không muốn Pháp đánh thuế nhằm vào họ.
Ông Trump cho hay: "Nếu họ đánh thuế các công ty công nghệ Mỹ. Chúng tôi sẽ áp thuế rượu Pháp theo cách mà họ chưa từng thấy trước đây".
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, Quốc hội Pháp đã thông qua luật mới áp thuế doanh thu nội địa với các hãng công nghệ lớn bất kể những công ty này đặt trụ sở chính ở đâu tại châu Âu. Luật mới được cho là sẽ tác động mạnh tới các “ông lớn” công nghệ của Mỹ như Google, Apple, Facebook và Amazon.
Về phía Mỹ, Chính quyền Washington tuyên bố, sẽ tiến hành cuộc điều tra chưa từng có tiền lệ nhằm vào Pháp, một bước đi có thể dẫn tới việc đánh thuế thương mại với Pháp.
Theo Petrotimes/CNN
Hồi đầu tháng này, Quốc hội Pháp đã thông qua một đạo luật mới - thường gọi đó là thuế GAFA, từ viết tắt của Google, Apple, Facebook và Amazon - sẽ đánh thuế các đại gia công nghệ.
" alt=""/>Pháp và Mỹ đạt thỏa thuận về thuế công nghệ