Ảnh minh họa: TTXVN
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo vừa được tổ chức.
Văn bản kết luận cho biết, về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP năm 2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ LĐTB&XH, Văn phòng Chính phủ; đồng thời yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung vào một số nội dung cụ thể:
Bộ LĐTB&XH là đơn vị chủ trì phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 (Nghị quyết 70), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2019; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan thành lập Tổ công tác rà soát, thống kê các chính sách chồng chéo, trùng lắp để đề xuất lồng ghép chính sách theo lĩnh vực bảo đảm dễ theo dõi, dễ thực hiện và không dàn trải về kinh phí, thực hiện chi trả thông qua dịch vụ gắn với hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu.
Đặc biệt, Bộ LĐTB&XH tiếp tục nghiên cứu, đẩy nhanh việc hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyền các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 70; cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội xây dựng trên cơ sở dùng chung dữ liệu về BHXH.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường lớp học tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng núi, biên giới; Tập trung thực hiện chính sách, giải pháp về giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số.
" alt=""/>Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội trên cơ sở dùng chung dữ liệu BHXHCác chuyên gia chia sẻ góc nhìn nhằm phát triển nguồn nhân lục cho ngành du lịch Việt tại Diễn đàn Du lịch và Khách sạn được tổ chức tại Đại học RMIT.
Tham gia Diễn đàn Du lịch và Khách sạn diễn ra mới đây tại cơ sở Hà Nội của Đại học RMIT, ông Wong Soon Hwa - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) tại Singapore cho biết ông khá ấn tượng với tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam. Ông dẫn chứng lượng khách quốc tế ghé thăm Việt Nam đã tăng với tốc độ đáng thèm muốn - 30% mỗi năm, từ 10 triệu người năm 2016 lên 13 triệu người năm 2017. Song theo ông, nguồn nhân lực ngành này vẫn chưa sẵn sàng để khai thác tối đa tiềm năng du lịch nước nhà.
Với 30 năm kinh nghiệm trong ngành du lịch và khách sạn toàn cầu, ông Wong đưa ra những nhận định thú vị về du lịch Việt so với các nước trong khu vực ASEAN. Việt Nam đang đứng thứ 67 trên 136 quốc gia trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu. So với các quốc gia khác trong khu vực, vị thế này thua xa Singapore (xếp thứ 13), Malaysia (26) và Thái Lan (34).
Ông Wong chia sẻ rằng ông đã quay lại Thái Lan hơn 100 lần, song chỉ ghé Việt Nam vài dịp. Khảo sát của PATA cũng cho thấy, chỉ 10-40% khách du lịch sẽ quay lại Việt Nam, trong khi tỉ lệ này ở Thái Lan lên đến 80%. Trong mắt du khách quốc tế, Thái Lan là điểm đến hấp dẫn hơn do người dân địa phương nói tiếng Anh trôi chảy và thường xuyên nở nụ cười thân thiện hơn ở Việt Nam.
Năm 2017, ngành du lịch Việt đã thu về 23 tỉ USD, đóng góp 7,5% vào GDP. Đây là mức tăng doanh thu ấn tượng, nhưng nếu chia cho 1,3 triệu lao động ngành du lịch sẽ cho ra mức năng suất khá thấp, với chỉ 3.477 USD/năm cho mỗi nhân lực trong ngành này. Trong khi ở Thái Lan, mỗi lao động tạo ra 8.369 USD/năm, gấp 2,5 lần; còn Singapore tạo ra 47.713 USD/năm, gấp 15 lần.
Đồng quan điểm với ông Wong, bà Vanya Trần – Tổng giám đốc Vietnam Hotel and Resort Investment cho biết, nhân sự ngành du lịch Việt không chỉ yếu ngoại ngữ, mà còn thiếu nhiều kỹ năng.
Trong 1,3 triệu lao động ngành du lịch hiện nay, chỉ có 42% được đào tạo đúng chuyên ngành, 38% từ các ngành khác chuyển sang, còn 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Nhân lực du lịch Việt đang ở trong tình trạng "cao thiếu, yếu thừa". Theo bà Vanya Trần, ngay cả khi tốt nghiệp cử nhân du lịch hoặc “lăn lộn” trong nghề nhiều năm, lao động trong ngành này vẫn thiếu các kỹ năng mềm như giao tiếp, dẫn tour, quản lý khách đoàn, điều hành khách sạn, quảng bá resort…
" alt=""/>Nhân sự du lịch Việt cần nâng cao kỹ năng công nghệ “hiẢnh minh họa: baohaiquan
Trong thời gian qua, ngành hải quan đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ hải quan để tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp, tới mục tiêu tăng cường quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.
Năm 2018, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với VCCI và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức khảo sát ý kiến mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Cuộc khảo sát được thực hiện tới gần 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Kết quả khảo sát cho thấy năm 2018 mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp đối với ngành Hải quan đã được cải thiện ở hầu hết các nội dung khảo sát so với năm 2015. Đây là sự ghi nhận đáng khích lệ đối với những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan trong những năm qua.
Đánh giá về chất lượng thông tin khi doanh nghiệp tiếp cận thông tin thủ tục hành chính hải quan, 91% doanh nghiệp tham gia trả lời đánh giá thông tin cơ quan Hải quan cung cấp là thống nhất, 90% doanh nghiệp đánh giá thông tin TTHC sẵn có dễ tìm. So với số liệu năm 2015, 2 tỷ lệ này lần lượt là 77% và 81%.
Đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính hải quan, kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2018 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục (% khó và rất khó) giảm đáng kể so với năm 2015. Điển hình như thủ tục kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa trong thủ tục thông quan, tỷ lệ này là 6% và 14%. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế là 23% so với năm 2015 là 31%.
Khi gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính hải quan, trong 2.907 doanh nghiệp trả lời thì có tới 85% doanh nghiệp cho biết tìm đến sự hỗ trợ của cơ quan hải quan. Đánh giá của doanh nghiệp là khá tích cực khi có 79% đánh giá sự hỗ trợ của cơ quan hải quan “phần lớn và hoàn toàn” kịp thời. Rất đáng chú ý, có tới 84% doanh nghiệp cho biết sự hỗ trợ của cơ quan hải quan là phần lớn hoặc hoàn toàn hiệu quả.
Về hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi (VASSCM), từ tháng 8/2017, Tổng cục Hải quan bắt đầu thí điểm Hệ thống VASSCM. Theo đó, thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử với cơ quan kinh doanh cảng, kho, bãi tại một số đơn vị lớn.
" alt=""/>Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu: Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp làm thước đo