











Ngày 30/6, Kaylee Thomas (19 tuổi), chủ một tiệm xăm ở Michigan (Mỹ) đăng đoạn video có tiêu đề: "Xăm vài hình đôi với đứa con 3 tuổi của tôi". Clip này hiện đã bị nền tảng gỡ.
Trong clip, Thomas dùng giấy in hình hai trái tim đan vào nhau lên cánh tay con gái rồi giả vờ sử dụng máy xăm để tô theo. Sau đó, cô thực hiện một hình xăm tương tự lên tay mình, theo Insider.
Đoạn video nhanh chóng nhận được 10 triệu lượt xem. Thomas cho biết cô cảm thấy "ngạc nhiên" trước mức độ lan truyền của clip, và dù có gắn các hashtag "chơi khăm", "giả mạo", "không có thật" bên dưới, nhiều người vẫn tin hình xăm của con gái cô là thật và lên tiếng chỉ trích nữ thợ xăm.
Thomas cũng cho biết kể từ khi mở tiệm xăm vào tháng 2, phần lớn khách hàng của cô đến vì biết qua TikTok. Con số này nhanh chóng tăng lên kể từ khi đoạn video tranh cãi lan truyền, cô cũng có thêm gần 16.000 người theo dõi.
"Việc nổi tiếng giúp ích rất nhiều cho công việc kinh doanh của tôi vì thu hút thêm khách hàng. Tôi yêu công việc của mình và tôi thích việc bản thân có thể tạo ra nội dung thu hút người xem. Tôi hy vọng có thể tiếp tục làm điều đó".
![]() |
Thomas thường làm clip giả vờ xăm cho con gái. Ảnh: @zealtattoos. |
Ngoài sự chú ý từ khách hàng tiềm năng, bà mẹ 19 tuổi nhận được nhiều ý kiến tiêu cực từ người xem. Một người thậm chí còn so sánh hành động của cô như bạo hành trẻ em.
Tuy nhiên, bà mẹ trẻ bày tỏ rằng không quan tâm vì biết các video của mình chỉ là đùa và những người giận dữ chỉ là chưa tìm hiểu kỹ trước khi bình luận. Cô cũng cho rằng những bình luận tiêu cực sẽ không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.
Dù vậy, hành động của Thomas cũng khiến cô phải nhận hậu quả. Cô phải tạm dừng không trả lời các cuộc gọi đến số điện thoại công khai của tiệm xăm vì có quá nhiều người liên tục làm phiền.
Thomas cũng nhận được một số tin nhắn quá khích, hỏi cô về video hoặc hỏi liệu hình xăm có phải là thật hay không. Mặc dù vậy, Thomas cho hay mình không hối tiếc về bài đăng.
Quay video giả vờ xăm cho trẻ nhỏ từng là trào lưu lan truyền trên TikTok. Trong khi một số người nói rõ rằng việc xăm hình là giả thông qua chú thích bên dưới, số khác cố tình gây hiểu lầm hoặc để lời giải thích ở phần sau, người xem phải bấm "xem thêm" mới có thể đọc.
Theo Zing
Một bà mẹ đã phải nhận nhiều phản ứng trái chiều vì xăm hình cho một trong hai cậu con trai sinh đôi của mình để có thể dễ dàng phân biệt khi tiêm cho con.
" alt=""/>TikToker hứng chỉ trích vì giả vờ xăm cho con gái 3 tuổiThực tế triển khai 4 năm qua, tôi cho rằng, dự án đầu tư xe buýt nhanh-BRT ở Hà Nội, thực chất là một dự án “ép duyên”, hấp tấp, “học đòi” mấy nước phát triển. Các nước có nhiều các đường phố rộng từ 8 đến 12 làn xe trở lên, mới có thể dành riêng ra 2 làn xe (1 làn của chiều đi, 1 làn của chiều về) cho xe buýt nhanh-BRT. Đằng này, Hà Nội có đường Giảng Võ… rộng 6 làn xe, thậm chí có phố chỉ rộng 4 làn xe, mà cũng duy ý chí-dành ra 2 làn xe BRT. Thế nên, công luận đã phải “lên tiếng”… Và dẫn đến việc đề xuất này, cũng là một “nhân, quả”.
Tuy nhiên tôi cho rằng, nếu cho xe buýt thường được đi vào làn xe buýt nhanh-BRT, sẽ bất hợp lý, hay có thể nói là thất sách. Lý do là làn xe BRT thiết kế ở trong cùng (sát dải phân cách giữa, hoặc sát tim đường); kèm theo những điểm dừng xe (BRT) ở bên trái, áp sát những “nhà ga” tọa lạc giữa đường, thuận theo thiết kế; trong khi đó, những điểm dừng đón trả khách xe buýt thường, lại ở bên phải, sát vỉa hè đường phố.
Do đó, nếu cho xe buýt thường đi vào làn xe BRT thì mỗi khi đến các điểm dừng xe buýt thường, sẽ phải thực hiện chuyển từ làn trong cùng ra làn ngoài cùng dẫn đến những điểm nhập làn xe, gây cản trở dòng xe vào các giờ cao điểm. Hậu quả sẽ gây ra tắc đường kéo dài (giờ cao điểm). Có người đưa ra giải pháp: nếu thế các tài xế (xe buýt thường), sẽ chủ động chuyển làn xe từ xa các điểm dừng đón trả khách…
Nhưng như vậy thì việc cho xe buýt thường được đi vào làn xe BRT là vô nghĩa. Vì xe buýt thường sẽ phải mau mau, chóng chóng chuyển dần làn rất sớm ra khỏi làn BRT, để hạn chế tắc đường, “cập bến” dừng xe đón trả khách ở làn ngoài cùng…
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu cho loại phương tiện như xe buýt thường được đi vào làn xe BRT ở trong cùng, là thất sách.
Độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ảnh:
" alt=""/>Hà Nội cho xe buýt thường đi vào làn BRT là thất sách
Bức tranh được vẽ năm 1890, được coi là bức ấn tượng nhất trong chuỗi 25 bức tranh của danh họa người Pháp. Chỉ có 4 bức trong số này từng xuất hiện ở các buổi đấu giá, và 8 bức vẫn đang thuộc về những nhà sưu tập tư nhân.
"Một trong những hình ảnh dễ nhận biết nhất trong lịch sử nghệ thuật, chuỗi các bức tranh 'Những đống rơm' của Monet từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho vô số nghệ sĩ kể từ khi nó được tạo ra lần đầu vào những năm 1890", người phụ trách trường phái ấn tượng và nghệ thuật hiện đại của Sotheby, ông August Uribe, cho biết trong một thông báo gửi tới truyền thông.
Mặc dù khi tiếng búa được gõ xuống, mức giá mà chủ bức tranh phải trả chưa đến 100 triệu USD, nhưng phí dịch vụ người này phải trả cho Sotheby khiến mức giá cuối cùng đạt con số 110,7 triệu USD.
Chủ trước của bức tranh chỉ phải trả 2,5 triệu USD để mua nó vào năm 1986, tức là ít hơn 44 lần so với mức giá người chủ mới bỏ ra hôm 14/5.
Bức tranh của Monet trở thành bức họa đắt thứ 9 thế giới từng được bán trong một cuộc đấu giá. Đứng đầu danh sách này là bức Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, được bán với giá 450 triệu USD tại nhà đấu giá Christie New York hồi năm 2017.
Oscar-Claude Monet (1840-1926) là họa sĩ đi đầu trong việc tạo ra trường phái hội họa ấn tượng. Đây được coi là một bước tiến quan trọng của hội họa, sử dụng màu sắc pha trộn không hạn chế, ánh sáng tự nhiên, lối vẽ không theo công thức, đường nét thô ngắn để tập trung thể hiện cảm nhận ban đầu, tức thời về đối tượng của các họa sĩ.
Monet nổi tiếng với việc vẽ một khung cảnh rất nhiều lần để cảm nhận sự thay đổi của ánh sáng và không gian ở nhiều thời điều trong ngày, nhiều mùa trong năm và trong những điều kiện thời tiết khác nhau.
Bộ ảnh "Những đứa trẻ mang bầu" - một dự án thúc đẩy nhận thức và kêu gọi cộng đồng lên tiếng về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội - đang nhận được những ý kiến trái chiều.
" alt=""/>Bức tranh 'đống rơm' này vừa được mua giá 110 triệu USD sau 8 phút