Mặc dù các phương án, kịch bản dự phòng để ứng phó khi cáp quang biển AAG gặp sự cố đều đã được các ISP triển khai. Tuy nhiên, trên thực tế, trong khi các dịch vụ Internet trong nước không bị ảnh hưởng, truy cập của người dùng Internet tại Việt Nam đi quốc tế trong thời gian cáp AAG gặp sự cố vừa qua vẫn bị ảnh hưởng nhất định. Đơn cử như, việc sử dụng các dịch vụ kết nối hướng đi quốc tế như email, video, web… của người dùng Internet tại Việt Nam trong nhiều thời điểm vẫn bị chậm do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Trong khi đó, các dịch vụ Internet trong nước không bị ảnh hưởng.
Theo thông báo mới nhất từ đơn vị quản lý tuyến cáp quang biển AAG, tình trạng nêu trên sẽ kéo dài thêm khoảng 3 ngày so với kế hoạch dự kiến đã được thông tin trước đó: thời gian dự kiến hoàn tất việc sửa chữa, khắc phục sự cố của các cáp nhánh S11 hướng HongKong và S1B hướng Singapore lần lượt là 23h ngày 22/8 và trong ngày 24/8/2016, thay vì sửa xong 6h sáng ngày 21/8 và 5h sáng ngày 18/8/2016 như kế hoạch dự kiến đã được thông báo vào ngày 5/8/2016.
Cụ thể, thông tin mới cập nhật của đơn vị quản lý tuyến cáp cho hay, với cáp nhánh S11 hướng HongKong của tuyến AAG, dự kiến tàu sửa cáp sẽ đến vị trí cáp lỗi vào 13h ngày 18/8 (kế hoạch cũ là vào 6h sáng 16/8); hoàn tất mối hàn đầu tiên vào 6h30 ngày 20/8 (kế hoạch cũ là 14h ngày 18/8); hoàn tất mối hàn cuối cùng vào 8h30 ngày 21/8 (kế hoạch cũ là 14h ngày 19/8); và kết thúc công việc sửa chữa vào 23h ngày 22/8/2016, chậm 1 ngày so với kế hoạch cũ.
Đối với cáp nhánh S1B hướng Singapore, theo kế hoạch mới, dự kiến 6h sáng ngày 17/8/2016 tàu sửa chữa sẽ đến vị trí cáp lỗi; hoàn tất mối hàn đầu tiên vào 8h ngày 19/8 (kế hoạch cũ là 6h sáng 13/8); hàn xong mối hàn cuối cùng vào 16h ngày 20/8 (kế hoạch cũ là 17h ngày 14/8); và kết thúc việc sửa chữa cáp nhánh này trong ngày 24/8/2016. Đây cũng là thời điểm công tác khắc phục sự cố xảy ra với tuyến cáp quang biển AAG hoàn thành, 100% kênh truyền trên tuyến cáp được khôi phục và hoạt động ổn định.
" alt=""/>Cư dân mạng sẽ phải chịu cảnh mạng lag thêm gần 1 tuần nữaPhát biểu tại Hội thảo Tương lai cho phim truyền hình Việt, trong khuôn khổ triển lãm Teleffilm 2017 tại TPHCM mới đây, đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, Phó Giám đốc Hãng phim Truyền hình TP.HCM-TFS đã nêu ra nhận định phim Việt sẽ có sự tác động mạnh mẽ bởi Internet và xu hướng làm phim Web-Dramas (phim ngắn từ 10-20 phút) chắc chắn sẽ là cuộc chơi tiếp theo của phim truyền hình trên môi trường Internet.
Đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng cho biết ông Eric Schmitdt, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Alphabet (công ty mẹ của Google) từng nói Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về sử dụng kênh YouTube. Việc người dùng chọn YouTube thay kênh truyền hình có thể hiểu đơn giản do họ có thể chọn xem bất cứ chương trình nào mình thích ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào hơn là đi theo một “thời khóa biểu” định sẵn của kênh truyền hình .
Và với xu thế này, ông Hưng dự đoán, từ phim bộ truyền hình (TV Dramas) như hiện nay sẽ xuất hiện những biến thể khác như Web Dramas chẳng hạn. Web Dramas là bộ phim trực tuyến cực ngắn với thời lượng chỉ từ 10 – 20 phút. Hiện Web Dramas đang trở thành xu hướng được ưa chuộng của các nhà sản xuất phim Hàn Quốc. Những nhà sản xuất trẻ Việt Nam cũng đã bắt đầu đi những bước đi đầu tiên trong sản xuất phim ngắn này.
Sự suy giảm mạnh của người xem phim truyền hình trong thời gian gần đây được cho là có tác động không nhỏ của online. Không chỉ phim truyền hình nói riêng, mà online là đối thủ nặng ký, thách thức vị thế của truyền hình truyền thống, dù không nổi đình nổi đám bằng truyền hình.
Cũng theo báo cáo do Công ty Nielsen hồi tháng 9/2016, 92% người sử dụng Internet Việt Nam xem video trực tuyến hàng tuần. Đây là tỷ lệ cao nhất khu vực Đông Nam Á, đưa Việt Nam nằm trong những quốc gia có lượng người xem video tăng vượt trội. Báo cáo này cũng khẳng định, xem video trực tuyến đang trở thành xu hướng không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của người Việt với khung giờ vàng được xem nhiều nhất từ 8h đến 10h tối. Chỉ với một chiếc smartphone hay máy tính bảng, người xem vẫn là tâm điểm cuộc chơi, nhưng cách tiếp cận của các tay chơi có nhiều thay đổi. Không còn cảnh người xem bị động với lịch phát sóng cố định của các đài truyền hình nữa, giờ đây họ có thể chủ động tạo ra lịch xem cho riêng mình. Gần đây là một loạt phim Hàn đình đám được phát đàng hoàng trên YouTube chỉ vài giờ sau khi phát sóng tại Hàn Quốc.
" alt=""/>Phim truyền hình Việt nguy cơ 'mất khách' nếu không thay đổiGoogle Drive sắp tới sẽ trở thành phương tiện sao lưu bộ nhớ máy tính mà bạn mong đợi từ lâu. Bạn đừng nghĩ rằng mình sẽ phải tạo các folder và tải các file lên dịch vụ lưu trữ đám mây này, giống như điều bạn vẫn làm với Google Docs và Photos. Phương thức mới sẽ đơn giản hơn nhiều.
Gã khổng lồ công nghệ vừa giới thiệu công cụ Sao lưu và Đồng bộ mới, cho phép người sử dụng có thể lưu trữ mọi tập tin và ảnh trên máy tính vào Google Drive. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý tập tin trên đám mây dễ dàng hơn. Bạn sẽ không phải tạo các folder mới mà công cụ này sẽ tái tạo lại toàn bộ hệ thống folder trên máy tính của bạn và đưa vào Drive.
Google cho biết điều này sẽ khiến công cụ trở thành thứ được người dùng sử dụng hàng ngày bởi bạn không cần phải thiết lập những hệ thống phức tạp mà các doanh nghiệp thường sử dụng. Thay vào đó, nó sẽ giúp mỗi người sử dụng cá nhân có một các dễ dàng hơn để sao lưu các tập tin.
" alt=""/>Google Drive bổ sung tính năng tự động sao lưu toàn bộ bộ nhớ máy tính