

Gần đây, những màn quảng cáo tiền mã hóa, kêu gọi đầu tư xuất hiện khắp nơi trên các trang mạng xã hội. Ảnh: Bloomberg.
Tuy nhiên, sau sự kiện LUNA sụp đổ, hàng trăm tỷ USD vốn hóa bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa, những người nổi tiếng này lại chẳng hề lên tiếng. Họ bị chỉ trích vì đã lôi kéo người hâm mộ đầu tư vào tiền số nhưng không chỉ ra được những rủi ro của nó. Theo The New York Times, không giống những mặt hàng quảng cáo khác, tiền mã hóa có tính biến động cao, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và các hình thức lừa đảo.
“Tiền mà mọi người đầu tư vào các sàn giao dịch là tiền thật. Do đó, người nổi tiếng quảng bá cho các loại tiền mã hóa cần minh bạch về những mặt tối của chúng”, Giovanni Compiani, trợ lý giáo sư ngành Marketing tại Trường Đại học Chicago, nhận định.
Đến thời điểm hiện tại, những người nổi tiếng từng quảng cáo cho tiền kỹ thuật số đều từ chối chia sẻ về đợt lao dốc của thị trường này gần đây. Cụ thể như cầu thủ bóng rổ nổi tiếng LeBron James, hợp tác và quảng cáo cho Crypto.com hay nữ diễn viên Paris Hilton, từng lên tiếng ủng hộ và tham gia đầu tư Bitcoin và NFT.
Ngôi sao quần vợt Naomi Osaka, đại sứ thương hiệu của sàn giao dịch tiền điện tử FTX, cũng cho biết cô đang ở nước ngoài và không tiện phản hồi, The New York Times cho biết.
“Chúng tôi chẳng có gì để nói vì thậm chí còn chẳng biết cách thức tiền mã hóa vận hành. Nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là sản xuất những đoạn quảng cáo hài hước mà thôi. Mọi người đừng đầu tư vào thị trường này”, Jeff Schaffer, đạo diễn của màn quảng cáo sàn FTX trên Super Bowl, chia sẻ.
 |
Dù kêu gọi đầu tư nhưng nhiều người nổi tiếng còn không biết cách thức hoạt động của thị trường tiền mã hóa. Ảnh: Cory Baird. |
Theo Phó giáo sư ngành quảng cáo Beth Egan tại Trường Đại học Syracuse, đó là việc mà các ngôi sao vẫn thường làm. Họ chỉ đơn giản là nhận tiền để quảng cáo về các đồng tiền. Do đó, hình thức quảng cáo này ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Nếu thị trường tiền mã hóa hồi phục và có dấu hiệu khởi sắc, những người nổi tiếng sẽ được tán dương. Ngược lại, nếu viễn cảnh xấu tiếp diễn, danh tiếng và sự nghiệp của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Trước đó, theo ước tính của hãng phân tích quảng cáo Pathmatics trong tháng 3, Crypto.com đã bỏ ra 109.000 USD/ngày để quảng cáo trên các nền tảng số. Đến tháng 5, con số này đã giảm mạnh xuống còn 24.669 USD/ ngày.
FTX, sàn giao dịch chi mạnh tay nhất để thuê người nổi tiếng quảng cáo, cũng giảm mức phí từ 26.400 USD/ngày xuống còn 14.700 USD/ngày.
“Chúng tôi chính là những người tiên phong trong cuộc đua quảng cáo này. Nhờ chúng, FTX đã tạo nên thương hiệu riêng và có độ nhận diện cao”, Brett Harrison, chủ tịch FTX trụ sở Mỹ, chia sẻ với The New York Times. Song, hiện tại, sàn giao dịch này đang có xu hướng chuyển sang những chiến lược mới để tiếp cận được nhiều đối tượng hơn như quảng cáo trên Google.
(Theo Zing)

Mất hết tiền tiết kiệm cả đời trong 2 ngày vì Luna
"Sau khi mất hết tiền tiết kiệm cả đời, tôi không thể nào ăn ngủ được. Tôi hận chính bản thân", một thanh niên tâm sự.
" alt=""/>Thị trường xuống, người nổi tiếng bị chỉ trích vì quảng cáo tiền số
Vòng chung kết Cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới - MOSWC 2015 vừa khép lại tại Dallas, Texas, Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam để lại dấu ấn sâu đậm tại cộng đồng cuộc thi có sự hiện diện của 80 quốc gia.MOSWC là một cuộc thi tin học có qui mô lớn nhất thế giới về số lượng quốc gia tham dự, đồng thời cũng là cuộc thi có uy tín cao bởi sự ảnh hưởng rất lớn cuộc thi tại các quốc gia tham dự. MOSWC được tổ chức bởi Certiport nhà cung cấp giải pháp khảo thí hàng đầu cho thị trường lao động, giáo dục toàn cầu, đồng tổ chức bởi Microsoft.

|
Ông Craig Bushman, Phó Chủ tịch Certiport khai mạc Lễ Trao giải và trân trọng giới thiệu về Viettel ngay đầu buổi lễ |
Ông Đoàn Hồng Nam, Trưởng Ban tổ chức MOSWC tại Việt Nam, dẫn đoàn Việt Nam tham dự VCK Thế giới tại Mỹ cho biết: “Khi Viettel trở thành nhà tài trợ độc quyền lần đầu tiên trong lịch sử 14 năm của Cuộc thi MOSWC và cùng xuất hiện trang trọng với 2 tên tuổi lớn này không chỉ gây ấn tượng lớn cho nhiều quốc gia tham dự, mà còn là niềm tự hào của đoàn Việt Nam nói riêng, cũng như của người Việt Nam nói chung.”
“Điều bất ngờ trong cuộc thi lần này, Việt Nam cũng là cái tên được xướng lên đầu tiên trong phần trao giải các thí sinh. Đó là những khoảnh khắc sung sướng, xúc động và đầy bất ngờ của cả đoàn mà chúng tôi không thể quên trong VCK Thế giới tại Mỹ năm nay", ông Nam cho biết thêm.

|
Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại Lễ trao giải qui tụ đại diện các thí sinh đến từ 80 quốc gia |

|
Ông Tống Viết Trung ( thứ 4 từ trái sang) và ông Đoàn Hồng Nam -Trưởng ban Cuộc thi MOSWC tại Việt Nam ngồi hàng vế VIP với bà Allison Cunard, Tổng Giám đốc Microsoft Learning, ông Bob Whelan- Chủ tịch Certiport và ông Craig Bushman, Phó Chủ tịch Certiport |
Khoảnh khắc bất ngờ của cả đoàn khi Việt Nam được xướng tên đầu tiên trong phần trao giải. Chiếc huy chương đồng hiếm hoi đã thuộc về cô gái duy nhất của đoàn Việt Nam năm nay - Nguyễn Thị Hiền Gia. Đây cũng là chiếc huy chương duy nhất mà đoàn Việt Nam giành được trong số 18 chiếc huy chương chia cho 80 quốc gia tham dự.
Vòng chung kết thế giới MOWSC 2015 đã khép lại tại Dallas, Texas với những dấu ấn đậm nét về Việt Nam. MOSWC 2016 tiếp tục hứa hẹn những bứt phá bất ngờ sẽ được tổ chức ở thành phố biển xinh đẹp Orlando, bang Florida của Mỹ.

|
Ông Tống Viết Trung chụp hình lưu niệm với 3 thí sinh đoạt Huy chương vàng, Huy chương bạc và Huy chương đồng môn thi PowerPoint 2010, trong đó có Hiền Gia của Việt Nam. |
Thành Minh
" alt=""/>MOSWC 2015: Những khoảnh khắc đẹp của Việt Nam trên đất Mỹ

Những điều cần lưu ý khi lên Facebook của trường THPT Nguyễn Đức Cảnh như sau:
1. Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những thứ viết tắt. Phải sử dụng ngôn ngữ trong sáng, thuần Việt.
2. Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai.
3. Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm. Bởi vậy, cần phải biết đấu tranh, bảy tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh.
4. Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status. Bởi vậy viết status phải rõ ràng.
5. Facebook cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi lên like vào một comment nào đó, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân.
6. Facebook không phải là nhật ký, bởi thế mọi riêng tư không nên đưa lên Facebook.

|
Chia sẻ về bản nội quy được đăng tải trên trang Confession của trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - TP Thái Bình. Ảnh chụp màn hình. |
Theo tìm hiểu, người đưa ra quy định mới này là thầy Nguyễn Xuân Vinh - Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Đức Cảnh. Thầy Vinh cho hay, bản quy chế được đề ra xuất phát từ thực trạng nhiều học sinh từng lên mạng xã hội để nói xấu thầy cô, khiêu chiến bạn bè qua những dòng trạng thái trên mạng xã hội. Từ đó, xảy ra không ít mâu thuẫn, tranh cãi nảy lửa và việc chia sẻ những thông tin sai lệch sự thật khiến nhiều người hoang mang…
Ngay sau khi bản quy chế được đưa ra, khá nhiều học sinh tỏ ra thích thú với những quy định mới này. Thu Thảo, học sinh THPT Nguyễn Đức Cảnh, viết: "Hay quá! Phải có những quy định cụ thể thế này, các bạn mới hạn chế được tình trạng nói tục, chửi bậy, thậm chí đá xoáy nhau, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khó lường".
Đồng quan điểm với Thảo, nhiều học sinh để lại những lời nhận xét tương tự trên trang Confession. Tuy nhiên, cũng có không ít cô cậu học trò khá lo lắng với quy định mới này.
Trước đó, năm 2013, trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng từng ra quy định Những điều cấm kỵ khi lên Facebook dành riêng cho học sinh trong trường. Quy định bao gồm 4 điều cơ bản như trên.
Tương tự trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, lý do ra quy định xuất phát từ thực tế, rất nhiều học sinh dành thời gian vào các diễn đàn và mạng xã hội, lơ là học hành. Thậm chí nhiều em nghiện, nếu không có cách quản lý tốt sẽ rất nguy hiểm.
Bên cạnh những quy định trên, trường THPT Lương Thế Vinh cũng đưa ra những lưu ý trong việc sử dụng trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.
"Mọi việc đều có hai mặt. Facebook là mạng chia sẻ, vui buồn đều có thể sẻ chia. Tuy nhiên, việc chia sẻ này làm như thế nào là đúng tùy thuộc vào sự thông minh, hiểu biết của mỗi người. Bởi thế, người sử dụng Facebook luôn phải cân nhắc để thể hiện sự thông minh và hiểu biết của mình. Facebook cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi lên like vào một comment nào đó, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân".
Nhà trường nhấn mạnh: "Nếu tôi đọc được Facebook của bạn, chắc chắn tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!".
Cần có thêm những biện pháp răn đe
Trước những quy định mang tính mới mẻ này, Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ việc làm của các trường THPT. Bà cho biết, thực tế đã xảy ra quá nhiều câu chuyện đau lòng vì nguyên nhân các bạn trẻ chưa đủ nhận thức về những vấn đề sẽ gặp phải khi sử dụng mạng xã hội.
Ngay như câu chuyện của 2 thiếu nữ hẹn nhau "giải quyết" mâu thuẫn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ trong ít ngày vừa qua cũng là ví dụ tiêu biểu của việc sử dụng Facebook một cách bừa bãi. Bởi vậy, việc đưa ra quy định cho trẻ vị thành niên trong vấn đề sử dụng Facebook là rất cần thiết.
Tuy nhiên, dù có quy định, việc học sinh vi phạm vẫn xảy ra với con số đáng lo ngại. Về việc này, Tiến sĩ Thu Hương bày tỏ, với các trường học, những biện pháp kỷ luật của nhà trường sẽ giúp các em điều chỉnh hành vi một cách hiệu quả. Nếu có những vi phạm trên các trang mạng xã hội, nhà trường có thể coi đó là vi phạm nội quy và xử phạt như những vi phạm khác. Ngoài ra, nhà trường cũng nên liên kết với ban quản lý các trang mạng xã hội để quản lý những khách hàng tuổi vị thành niên này.
Tốt hơn hết, các trường học nên đề ra những quy định xử lý và răn đe. Song bên cạnh đó, việc quan tâm đến tâm sinh lý của lứa tuổi học trò là vấn đề cần ưu tiên hàng đầu. Nếu cuộc sống của các em nhiều niềm vui phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi, chắc chắn mối quan tâm đến các trang mạng sẽ giảm đi đáng kể.
Để làm được điều đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như các sân chơi, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc... Đây là một trong những cách giúp hạn chế ảnh hưởng không tốt của các trang mạng xã hội đến giới trẻ nhà trường.
(Theo Zing)
" alt=""/>'Những lưu ý khi lên Facebook giúp học sinh tránh cạm bẫy'