
Cánh cửa nhà nghỉ mở ra, Hiền thấy 3, 4 người đàn ông đang đợi mình. Hoảng hốt, chị tìm mọi cách để thoát ra ngoài.Kỳ 1: Cuộc chạy trốn bất thành của hot girl Hà thành ở nhà nghỉ
LTS: Vì nhiều lý do, không ít cô gái trẻ bước chân vào con đường làm gái bán hoa. Sống cuộc đời tủi nhục, gặp nguy hiểm về tính mạng, sức khỏe, họ tìm cách để quay trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng đường về của họ liệu có dễ dàng?
Hiền có dáng người gầy và mái tóc dài. Giọng nói của Hiền nhỏ, nhỏ đến mức tôi nhiều lần phải chuyển máy ghi âm về gần hơn phía chị.
Dường như chị không muốn ai nghe về công việc của mình - cái nghề mà theo chị, bị cả xã hội khinh ghét - dù quán cà phê chúng tôi ngồi hôm ấy rất vắng.
Cứ thế, chị bắt đầu nói về cuộc sống của mình sau những ánh đèn mờ…
Cuộc sống sau ánh đèn
Một ngày làm việc của Phùng Thị Hiền (SN 1985, Sơn Tây, Hà Nội) bắt đầu từ 5 giờ chiều. Hiền khép cánh của căn phòng thuê ở phố Tôn Đức Thắng để đến chỗ làm - một quán karaoke trên đường Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội).
Đến chỗ làm, việc đầu tiên của Hiền là trang điểm. Ở đây có một người làm nghề trang điểm thuê. Người này lần lượt dùng đồ nghề trang điểm cho những gương mặt đang ngồi chờ đợi. Họ mong son, phấn dưới ánh đèn màu sẽ che bớt tuổi tác, sự mệt mỏi trên gương mặt.
“Có người tự trang điểm được nhưng có những người vụng về như tôi thì phải nhờ đến thợ. Việc trang điểm kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, chúng tôi thay quần áo, bắt đầu công việc…”, Hiền nói.
Những cô gái như Hiền chờ đợi đến giờ làm. Khi khách phủ đầy các phòng hát, các cô gái lần lượt được gọi ra. Khách nhìn họ và chọn người qua cái vẫy tay hay gật đầu.
 |
Phùng Thị Hiền. Ảnh: Nam Phương |
“Tùy sự khéo léo và một chút may mắn, có người được cho nhiều (tiền boa), có người cho ít. Số tiền đó chia theo tỷ lệ 60-40% cho chúng tôi và người quản lý”, Hiền tiếp tục kể.
Không phải ngày nào họ cũng có khách. Những lúc rảnh rỗi, họ tranh thủ ăn vội bát bún, phở hay bánh mì và trò chuyện với những cô gái cùng nghề.
“Sau cuộc vui, nếu khách có nhu cầu sẽ yêu cầu chúng tôi di chuyển đến một nhà nghỉ. Có lúc chúng tôi đi cùng xe với khách, cũng có khi chúng tôi được nhân viên quán chở đến”, Hiền nói bằng một giọng đều đều.
Hiền mở cánh cửa phòng căn nhà thuê để nghỉ ngơi khi cả dãy phố đã im lìm. Kết thúc ngày làm việc, chị tẩy trang, thay quần áo. Người phụ nữ này lên giường ngủ khi đồng hồ đã chuyển sang 2 giờ sáng.
Giấc ngủ kéo dài đến 12 giờ trưa. Chị ngủ dậy, ăn trưa, sau đó lại chờ đến giờ đi làm.
“Ngày làm việc của chúng tôi quay vòng như thế. Tôi nhìn ánh sáng mờ mờ của quán hát nhiều hơn là mặt trời. Tôi làm bất kể ngày nào miễn là có tiền. Chỉ trừ có việc cưới hỏi, về thăm quê… tôi mới nghỉ”, Hiền tiếp tục nói về cuộc sống của mình.
Sau cánh cửa nhà nghỉ
Hiền không có ấn tượng quá nhiều với các khách hàng của mình vì như lời chị nói, tất cả chỉ là những giao dịch.
“Tôi gặp không ít những người khách say, không làm chủ được mình. Người ta đánh, chửi chúng tôi cũng phải chịu", chị nói. Nhưng chưa đáng sợ bằng lần chị phải tìm cách thoát thân tại một nhà nghỉ cách đây nhiều năm về trước.
“Đó là năm 2010. Một khách đến quán hát. Anh ta yêu cầu một cô gái để "vui vẻ" cùng anh ta ở nhà nghỉ. Tôi được gọi ra. Thỏa thuận xong giá, tôi đi cùng xe của anh ta đến nhà nghỉ.
Lúc đầu, thoả thuận chỉ qua đêm với một người nhưng đến đó tôi hoảng hốt khi thấy 3 người đàn ông khác ở trong phòng.
Lúc này, người khách kia giải thích: “Bạn anh ngồi đây chơi tí rồi sang phòng khác” nhưng tôi đã đoán được tình hình.
 |
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tôi không dám để lộ ra là mình sợ. Nếu người ta biết mình hoảng hốt sẽ phát hiện tôi có ý định trốn và cơ hội thoát ra ngoài của tôi gần như bằng không.
Tôi tìm cách thoát thân bằng việc giả vờ khát nước và xuống tầng 1 để xin lễ tân chai nước lọc. Anh ta gật đầu. Chỉ chờ có thế, tôi chạy ra và thoát ra ngoài”, Hiền kể lại.
Hiền nói, bạn chị đã gặp trường hợp tương tự và không thể thoát được. “Bạn tôi chủ quan bị 3,4 người đàn ông khóa trái cửa phòng, không thoát được. Sau lần đó nó bị hành hạ đến bầm dập, mấy ngày sau mới hồi sức”, chị tiếp tục kể.
Lời đề nghị
Hiền lấy chồng từ năm 18 tuổi. Chồng chị là một người đàn ông cùng làng. Thấy gắn bó với đồng ruộng cuộc sống không thể khá lên, hai vợ chồng bàn để người chồng đi học nghề lái xe.
Hiền hi vọng anh có công việc ổn định, cuộc sống của họ sẽ đỡ vất vả. Tuy nhiên niềm hi vọng của chị nhanh chóng bị dập tắt từ ngày chị phát hiện ra chồng làm bạn với ma túy. Không những không đưa lương phụ vợ nuôi con, anh còn về nhà lấy hết tài sản đem đi.
“Có bao đồ đạc trong nhà anh ấy bán hết. Khi trong nhà không còn gì để lấy, anh ấy quay ra mượn xe máy của bạn bè, họ hàng đi cắm. Một lần, hai lần… rồi không biết bao lần mà kể. Số nợ tăng dần đến một ngày chúng tôi không còn khả năng trả”, chị nói.
Một ngày, thế giới như sụp đổ dưới chân chị khi người ta ấn chiếc còng số 8 vào tay chồng chị. Anh ta phải đi tù về tội lừa đảo.
Để có tiền nuôi con, nuôi chồng ở tù, chị ra Hà Nội làm thuê. Đó là năm 2007. “Ban đầu tôi làm công việc bưng bê ở một quán karaoke. Làm được 1 tháng, người chủ quán gọi tôi lên và có một lời đề nghị”.
Lời đề nghị này đã khiến cuộc đời chị rẽ sang một hướng khác.
“Cuối cùng tôi đi làm nghề này”. Khi được hỏi về người chồng, chị lắc đầu chua chát. Anh mãn hạn tù nhưng họ cũng đã là người xa lạ từ nhiều năm nay.
“Cuộc sống của tôi nay chỉ còn đứa con gái. Cô biết không? Cháu năm nay 13 tuổi rồi. Đây là lý do mà tôi nghỉ việc, kiếm kế sinh nhai khác. Con gái tôi lớn lên nó sẽ nghĩ sao nếu biết mẹ mình làm công việc này?”, Hiền tự hỏi rồi im lặng.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Cuộc chạy trốn bất thành của hot girl Hà thành ở nhà nghỉ
Sau 11 năm trong nghề, qua tay 2, 3 người chủ chứa ở Hà Nội, điều mong ước lớn nhất của Sen là chị có được tự do. Ngày đó, chị sẽ đón con về để chăm sóc, mẹ con nương tựa vào nhau...
" alt=""/>Chuyện chưa kể sau cánh cửa phòng karaoke ‘tay vịn’
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức tại tỉnh Hà Giang - vùng đất địa đầu tổ quốc, doanh nhân - giảng viên trẻ - tiến sĩ Nguyễn Trung Thành may mắn có được một nền tảng vững chắc để bước ra cuộc sống.Thế hệ anh Thành sinh ra và lớn lên khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mới xóa bỏ chế độ bao cấp. Gia đình còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng bố mẹ luôn chăm lo vun đắp tri thức cho con cái, đặt việc học lên hàng đầu. Vì thế, hai chị em anh Thành luôn là những học sinh học giỏi, chăm ngoan. Thấu hiểu sự hy sinh, vất vả của bố mẹ, hai chị em luôn bảo nhau cố gắng học giỏi để mang lại niềm vui cho gia đình. Hiện nay, dù sinh sống và công tác mỗi người một nơi nhưng tất cả đều không ngừng học hỏi, nỗ lực để dù ở vị trí nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn hướng về gia đình, bố mẹ.
Ông Nguyễn Kim Hải, ông nội của anh Thành từng là Chỉ huy trưởng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới Trung Quốc.
Ông Lưu Đình Lã, ông ngoại Thành sau khi tốt nghiệp đại học sư pham lên Hà Giang công tác. Sau đó ông làm Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong rồi làm Phó Chủ tịch, Phó bí thư, Chủ tịch UBND thị xã Hà Giang nay là thành phố Hà Giang.
 |
|
Bố anh Thành là ông Nguyễn Đình Sơn - cựu Trưởng Phòng Đào tạo Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang từng nhận Huân chương lao động hạng ba Chủ tịch nước khen tặng và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hỗ trợ giảng dạy. Ông luôn quan niệm dù ở đâu, làm gì thì tri thức vẫn quan trọng nhất, cuộc sống khó khăn cũng phải cố gắng cho các con cái chữ nghĩa để vào đời, để làm người. Mẹ anh Thành là bà Lưu Thị Hồng Tâm - cựu giáo viên Trường THCS Yên Biên, là người mẹ, người vợ, người “giữ lửa” cho gia đình, bà quan niệm: “cho con hòm đầy vàng, không bằng cho con một bồ chữ”. Đối với bà, tri thức là hành trang quan trọng nhất để con người tiến thân trong thời đại công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển.
 |
|
Nỗ lực cho con tròn con chữ của vợ chồng ông Sơn - bà Tâm đã “đơm hoa kết trái” khi hai người con của ông bà đều đã trưởng thành và thành đạt trong xã hội. Cô con gái lớn là chị Nguyễn Huyền Trang đang công tác tại Sở Thông tin truyền thông và con rể là anh Thào Mình Hồng đang công tác trong ngành công an tại tỉnh nhà. Cậu con trai thứ hai là anh Nguyễn Trung Thành sinh năm 1987, tiếp nối truyền thống hiếu học của ông bà, bố mẹ để lại, anh lần lượt tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Mỹ. Nối nghiệp truyền thống gia giáo của gia đình, anh Thành tham gia giảng dạy với tư cách là giảng viên ngành Tài chính - Ngân hàng. Anh luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học tập để trau dồi kiến thức. Anh quan niệm việc học của một nhà giáo còn là việc trau dồi cái tâm đối với nghề nghiệp. Không chỉ học về tri thức, anh Thành còn áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào công tác giảng dạy, thu hút sự tham gia của sinh viên, kích thích tính năng động, sáng tạo của sinh viên trong chiếm lĩnh tri thức, để nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, để kết thúc môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức lý luận và thực tế để làm việc tại doanh nghiệp.
Không dừng lại với vai trò giảng viên, TS Nguyễn Trung Thành còn là một doanh nhân trẻ trên thương trường, anh là “thuyền trưởng” chèo lái con thuyền lớn là Công ty cổ phần tư vấn Duy Thành hơn 7 năm qua tại Hà Nội. Làm lãnh đạo một doanh nghiệp, anh luôn tâm đắc các hoạt động thiện nguyện xã hội, quỹ phúc lợi Duy Thành Foundation luôn được duy trì để anh cùng các mạnh thường quân cũng như tập thể anh em nhân viên công ty chung tay giúp đỡ các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
 |
|
Là một tiến sĩ trẻ nhưng rất đam mê du lịch, mỗi chuyến đi đến từng quốc gia khác nhau giúp anh Thành có thêm những hiểu biết về văn hóa, lịch sử, ẩm thực hay địa lý của đất nước đó. Từng đặt chân đến 38 quốc gia và vũng lãnh thổ, đã cho chàng tiến sĩ trẻ cơ hội tiếp xúc với những doanh nghiệp nước ngoài, tìm ra hướng đi mới cho sự phát triển công ty. Kết hợp du lịch và quảng bá hình ảnh đơn vị cũng như tìm thêm những cơ hội làm ăn mới đã đưa “con thuyền” này cập bến đỗ thành công mới. Anh luôn biết cách thu xếp thời gian giữa công việc và gia đình. Trân trọng giá trị gia đình luôn giúp tìm thấy ở đó sự bình yên và hạnh phúc.
Nói về tổ ấm của mình, chàng tiến sĩ 8x chia sẻ: “Điều đáng quý nhất của gia đình tôi là không chỉ tỏa sáng về tri thức mà còn cùng nhau vun đắp tình yêu thương, gắn kết giữa các thành viên, gia đình đùm bọc cùng nhau vượt qua khó khăn, đối với mọi người luôn có tình tương thân tương ái. Đây là nền tảng đế tất cả các thành viên trong gia đình vượt qua những khó khăn và thành công trong cuộc sống”.
Doãn Phong
" alt=""/>Ngày Gia đình Việt Nam nói về tổ ấm TS.Nguyễn Trung Thành