Khoảng 1.800 gia đình trên khắp cả nước đã được Prudential trao tặng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ miễn phí trong ba năm triển khai chương trình “Vòng tay yêu thương - An tâm tiếp bước”.Tai nạn giao thông - Nỗi đau không của riêng ai
Tai nạn giao thông diễn ra hàng ngày hàng giờ tại nhiều góc phố, con hẻm của Việt Nam. Số liệu năm 2017 của Tổng cục thống kê chỉ ra những con số đáng giật mình ở nước ta: trung bình mỗi ngày xảy ra 55 vụ TNGT, cướp đi sinh mạng của 23 người, rất nhiều người khác bị thương tật một phần hoặc vĩnh viễn và mất khả năng lao động.
Đằng sau những con số lạnh lùng đó là những câu chuyện thương tâm, chứa đựng nỗi đau và sự lo lắng của người ở lại. Hơn ai hết, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, có thể đứng trước nguy cơ mất đi cơ hội được tiếp tục đến trường, bỏ dở tương lai, đặc biệt với gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp mà người cha hoặc mẹ đột ngột qua đời. Các em cần được quan tâm nhiều hơn từ cộng đồng và xã hội.
Như trường hợp của gia đình chị Cấn Thị Huyền Trâm ở Quốc Oai, Hà Nội. Trâm là chị thứ hai trong gia đình có 4 chị em, vốn là một hộ khó khăn tại địa phương khi kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và sức lao động của mẹ là bà Cấn Thị Sơn. Gia đình mất đi người trụ cột khi bà Sơn qua đời sau biến cố TNGT năm 2013. Đến tháng 5/2018, người cha là ông Cấn Hoàng Trường cũng đột ngột ra đi vì tai nạn lao động. Hai em nhỏ mà chị Trâm đang giám hộ là Cấn Thị Thanh Quý và Cấn Hoàng Phước đứng trước nguy cơ dừng việc học vì gia đình không đủ khả năng tài chính. Rất may là trước đó em Quý và Phước được Prudential trao tặng hai hợp đồng bảo hiểm khi mẹ các em qua đời.
Đến lúc này đây, hai hợp đồng ấy đã phát huy tác dụng. 100.000.000 đồng quyền lợi bảo hiểm từ hai hợp đồng này đã giúp giải quyết những khó khăn trước mắt về kinh tế. Song song đó, sự thăm hỏi kịp thời của đội ngũ nhân viên Prudential đã động viên hai em Quý, Phước yên tâm tiếp bước vào năm học mới.
 |
Prudential thực hiện chi trả quyền lợi hợp đồng bảo hiểm cho gia đình chị Cấn Thị Huyền Trâm tại Quốc Oai, Hà Nội ngày 22/07/2018 |
Hợp đồng bảo hiểm của Prudential - tiếp bước trẻ đến trường
Trường hợp của gia đình chị Trâm ở huyện Quốc Oai, Hà Nội là một trong gần 1.800 gia đình trên khắp cả nước được Prudential trao tặng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ miễn phí trong ba năm triển khai chương trình “Vòng tay yêu thương - An tâm tiếp bước”.
Đây là hoạt động thuộc giai đoạn 2 của dự án “Vòng tay nhân ái chia sẻ nỗi đau tai nạn giao thông” mà Prudential phối hợp cùng với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban an toàn giao thông các tỉnh thực hiện. Dự án nhằm chia sẻ và hỗ trợ các gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo có cha hoặc mẹ tử vong do tai nạn giao thông bằng các hợp đồng bảo hiểm miễn phí hướng đến đối tượng thụ hưởng là các em nhỏ dưới 18 tuổi. Số lượng hợp đồng trao tặng cho mỗi gia đình không hạn chế số lượng.
Kể từ khi dự án đi vào triển khai, Prudential đã tặng 3.200 hợp đồng đến gần 1.800 gia đình. Số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm của các hợp đồng này đến nay là hơn 1 tỷ đồng tại nhiều địa phương trên cả nước như Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Hà Nội… giúp các gia đình này sớm ổn định cuộc sống, các em nhỏ được tiếp tục cắp sách tới trường, viết tiếp ước mơ của mình.
Trong năm 2018, Prudential đặt mục tiêu trao tặng khoảng 1.500 hợp đồng bảo hiểm miễn phí cho 1.000 hộ gia đình. Ngoài ra, Prudential còn dành 125 suất học bổng cho các em nhỏ thuộc đối tượng tiếp nhận của dự án tại 5 tỉnh thành có tỉ lệ TNGT cao nhất theo số liệu thống kê bởi Ủy ban An toàn giao thông quốc gia là Điện Biên, Bắc Giang, Bình Định, Quảng Bình và Bình Phước.
 |
Prudential đã trao tặng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ miễn phí và học bổng cho các em nhỏ của các gia đình là nạn nhân của TNGT tại Bình Phước ngày 21/11/2018 |
Bằng sự thấu hiểu, quan tâm sâu sắc và hành động thực sự, Prudential đã đồng hành cùng người dân Việt Nam chia sẻ những rủi ro trong cuộc sống. Mỗi hợp đồng bảo hiểm trao đi là một sự chia sẻ nỗi khó khăn và hy vọng gửi đến các em nhỏ trong gia đình gặp biến cố TNGT.
Ông Clive Baker, Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ: “Dự án “Vòng tay yêu thương - An tâm tiếp bước” nhằm chia sẻ nỗi đau với các gia đình là nạn nhân của tai nạn giao thông. Trong đó đối tượng mà chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt là các em nhỏ và động viên các em vượt qua khó khăn để tiếp tục nỗ lực trong cuộc sống vì tương lai tươi sáng hơn. Chúng tôi cũng kêu gọi cộng đồng cùng nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, giảm thiểu các sự cố đáng tiếc.”
(Nguồn Prudential)
" alt=""/>1.800 gia đình được Prudential tặng bảo hiểm nhân thọ miễn phí
Từ đầu tháng 3, nhiều chị em đã bồi hồi trông ngóng quà tặng từ chồng, người yêu, sếp cơ quan, bạn nam đồng nghiệp…Trong đó, có khá nhiều chị em nhìn vào quà tặng 8/3 để đo đếm độ ga lăng, quan tâm của đàn ông với mình.
Tôi lấy chồng đã 15 năm, hai con đều đi học. Hồi mới có con đầu lòng, đâu đó khoảng 3 năm, chồng tôi vẫn tặng hoa cho tôi trong ngày 8/3.
Nhà chật, con bé nghịch ngợm, lọ hoa phải đặt trên nóc tủ lạnh nên tôi nói với chồng: “Từ giờ miễn cho anh việc tặng hoa vợ. Lễ lạt hay kỷ niệm, anh đưa em tiền, em tự mua sắm cho vừa ý”.
Sau đó, cách dịp lễ 2-3 ngày, tôi nhắc khéo để chồng không quên nhiệm vụ.
Cánh đồng nghiệp biết chuyện, giãy nảy bảo tôi: “Đòi quà thế thì ý nghĩa gì, phải để chồng tự giác chứ”. Họ không biết, tôi đã từng chứng kiến, nhiều chị cứ âm thầm trông ngóng xem chồng có tâm lý không, có chuẩn bị quà tặng mình không và rồi hụt hẫng, tức tối khi chồng thản nhiên: “Anh đã tặng em cả cuộc đời rồi còn gì, lương đưa đủ, tối ngủ ở nhà”.
 |
Mùng 8/3, tôi đề nghị chồng đừng tặng hoa, hãy nấu cơm, rửa bát, quét nhà. |
Sau này, tôi biết chuyện, có nhiều nhà, ngày 8/3 trở thành dịp để đàn ông tôn vinh sự hy sinh hết mình vì gia đình, công việc của phụ nữ. Họ tặng hoa, tặng quà, lăng xăng làm đủ việc cho vừa lòng vợ, người yêu, chị em đồng nghiệp.
Nhưng có thể ngay ngày 9/3 cho đến tận hết ngày 7/3 sang năm, họ lại chìm đắm vào các cuộc nhậu tới bến, lại ăn nói sỗ sàng cục cằn, gia trưởng (thậm chí đánh đập, bạo hành tinh thần) với vợ con hay nói những lời coi thường phụ nữ.
Như vậy, những bông hoa tươi thắm ngày 8/3 chỉ tươi đúng một ngày duy nhất và chị em lại bẽ bàng với hiện thực đắng cay kéo dài.
Thế là, tôi quyết định thay đổi chiến lược đòi quà.
Mười năm nay, tôi chưa hề nhận hoa ngày 8/3 chồng tặng, cũng có năm không hề được nhận quà hay tiền từ chồng.
Tôi chẳng lấy thế làm buồn bực, uất ức. Mặc dù hàng hoa bán ngay đầu ngõ, hai anh chị bán hoa tươi còn là người quen biết, giá cả phải chăng.
Có người hỏi tôi: “Được chồng tặng hoa, tặng quà, chị có thích không?”. Tôi thích lắm chứ, phụ nữ mà, ai chẳng yêu hoa, yêu quà. Nhưng tôi muốn nhận được món quà bền lâu hơn, thiết thực hơn và đỡ lãng phí tiền hơn.
Đó là sự chia sẻ của chồng với tôi trong mọi việc của cuộc sống gia đình.
Theo đó, gần chục năm nay, mỗi ngày, vợ chồng tôi (thậm chí cả các con) sẽ chia nhau việc nhà. Anh nấu cơm thì tôi rửa bát, dọn nhà và ngược lại.
Riêng ngày 8/3, anh và con trai sẽ nấu nướng, rửa bát, quét nhà. Tôi được thoải mái đi chơi, đi ‘buôn dưa lê’ và làm những gì tôi thích.
Tôi nghĩ, đó là món quà bền lâu nhất, giá trị nhất mà tôi mong muốn. Hoa hay quà ngày này với tôi không phải vấn đề quá quan trọng.
Chị em, có ai suy nghĩ giống tôi không?

'Vợ quanh năm ở xó bếp, chồng tặng nước hoa, nhẫn vàng để làm gì?'
Một luật sư từng trò chuyện với tôi rằng, nhiều năm trong nghề, anh vẫn ấn tượng nhất về trường hợp vợ chồng đưa nhau ra tòa vì một lý do hy hữu “không chia sẻ việc nhà”.
" alt=""/>Ngày 8/3, tôi đề nghị chồng đừng tặng hoa, hãy nấu cơm, rửa bát