Trường ĐH Kiến trúc TPHCM quy định, điểm xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến hai chữ số thập phân, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
Cụ thể, Xét tuyển vào các ngành khối A, C, D (Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Quản lý xây dựng): Điểm xét tuyển = Điểm thi THPT môn 1 + Điểm thi THPT môn 2 + Điểm thi THPT môn 3 + Điểm ưu tiên;
Xét tuyển vào các ngành năng khiếu khối V, H: Điểm xét tuyển = (Điểm thi THPT môn 1 + Điểm thi THPT môn 2 + Điểm môn năng khiếu x 1,5) x 6/7 + Điểm ưu tiên.
Việc hoàn phí này được thực hiện theo cam kết của ông Nguyễn Ngọc Thuỷ, Tổng giám đốc Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders.
Ông Thuỷ cam kết, bắt đầu từ ngày mai 9/6, đơn vị này sẽ hoàn phí cho phụ huynh nhóm 1 (nhóm những phụ huynh đã xác nhận phí, có lộ trình hoàn phí, đã quá hạn trả, việc hoàn phí), thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20% (những phụ huynh còn dưới 5 triệu trả 1 lần); Ngày 20/7, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 40%; Ngày 20/8, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 40%.
Đối với nhóm 2 (những phụ huynh còn lại), việc hoàn trả lại phí sẽ qua 5 lần. Cụ thể, ngày 9/10, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%; Ngày 20/11, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%; Ngày 20/12, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%; Ngày 20/3/2024, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%; Ngày 20/4/2024, thanh toán qua tài khoản ngân hàng 20%.
Như VietNamNetđã phản ánh, những lùm xùm tại Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders xảy ra thời gian dài trên cả nước. Tại TP.HCM, thời gian qua ông Nguyễn Ngọc Thủy, Tổng giám đốc và ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc điều hành Apax đã có nhiều buổi làm việc với phụ huynh với mục đích xin lỗi, thông báo tái cấu trúc trung tâm và hoàn trả học phí.
Trong buổi làm việc gần đây nhất tại TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Thủy phải viết tay xác nhận vào biên bản với phụ huynh: “Đây là lần cuối cùng tôi cam kết, nếu không thực hiện được tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Tại TP.HCM có 41 Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders thì 39 trung tâm đang bị đình chỉ hoạt động, chỉ trung tâm duy nhất của Apax Leaders nằm trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận là được phép hoạt động. Riêng Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders ở Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3 đã giải thể.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết: “Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài, nhiều đảo; đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, sự suy giảm nguồn lợi và tài nguyên biển và tác động của biến đổi khí hậu, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực xây dựng và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo và tăng cường hợp tác quốc tế”.
Thay mặt Đại sứ quán Na Uy, Phó Đại sứ - Bà Mette Moglestue phát biểu: “Na Uy là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng các kế hoạch quản lý vùng bờ và đại dương. Kinh nghiệm quản lý tích hợp biển và đại dương của Na Uy cho thấy việc phát triển một nền kinh tế đại dương mạnh mẽ đồng thời với việc đảm bảo môi trường biển sạch và lành mạnh là điều hoàn toàn có thể. Một quy hoạch không gian biển có chất lượng là chìa khóa thành công. Vì thế, chúng tôi rất vui mừng được cùng với UNDP và các cơ quan đối tác Việt Nam tổ chức Hội thảo ngày hôm nay và chia sẻ kinh nghiệm của Na Uy về vấn đề này”.
Về phía UNDP, ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng: “Việc quản lý bền vững các khu vực biển và ven biển là công cụ quan trọng giúp Việt Nam trong phát triển kinh tế biển xanh, thúc đẩy phát triển các ngành mới giúp tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm.
Đặc biệt, quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển mở cơ hội khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng gió biển như một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để đạt mục tiêu về khí hậu của Việt Nam. Quy hoạch vùng bờ cũng sẽ giúp đảm bảo phát triển tối ưu và hài hòa giữa các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên ven biển của Việt Nam, cũng như đảm bảo bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu”.
Tại hội thảo, đại diện Cục biển và hải đảo Việt Nam đã trình bày về nội dung Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quy hoạch được lập trên cơ sở tích hợp các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan trong phạm vi vùng bờ, nhưng có sự điều chỉnh, xử lý đối với các vùng chồng lấn về sử dụng không gian vùng bờ; bảo đảm sự hài hoà trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vùng bờ.
Phạm Lương và nhóm PV, BTV" alt=""/>Na Uy chia sẻ kinh nghiệm quy hoạch không gian biển với Việt Nam