
 |
Hoa hậu nhí Kim cương Việt Nam - UK Elsa Thiên Long |
Trong buổi diễn thuyết, diễn giả - Luật sư Phạm Thành Long - bố của tân hoa hậu nhí chia sẻ với hàng nghìn học viên của mình về quá trình nuôi dạy những đứa con hạnh phúc.
Anh chia sẻ muốn giới thiệu với tất cả mọi người về cô con gái út đã được vợ chồng anh nuôi dưỡng, khuyến khích để cô bé tự lập, phát triển niềm đam mê. Trong đó, một điều không thể thiếu trong quá trình tạo nên những đứa trẻ tự tin đó là việc rèn luyện về thể chất. Một trong 5 yếu tố liên quan đến tam giác thịnh vượng và giàu có đối với mỗi con người là: Cảm xúc - Mối quan hệ - Sức khỏe - Thời gian - Tài chính.
“Ngay từ khi Elsa còn nhỏ, tôi đã luôn chú tâm rèn luyện về thể chất cho con cũng như các anh chị em của Elsa. Chính bởi vậy con có thể tham gia chạy với cự li 15km ở đường núi, 21km running một cách thuần thục, kiên trì, bền bỉ. Đối với nhiều gia đình, cha mẹ thường cho rằng điều này là quá sức đối với con mình, thế nhưng chúng tôi không bao giờ nói con không nên làm điều này, con không làm được đâu... mà chúng tôi luôn nỗ lực hỗ trợ các con để các con hoàn thành những điều mà các con nên làm.
Tôi cho rằng, các con tôi không phải là nhỏ, các con chỉ là ít tuổi, ít trải nghiệm, chứ còn về mặt trí - lực thì các con tôi có thể làm được những điều mà người lớn có thể làm được”.
Chính nhờ sự rèn luyện tuyệt vời đó mà trong suốt thời gian ở Anh quốc, dù phải di chuyển rất nhiều, lịch phỏng vấn và diễn dày đặc từ sáng đến đêm, nhưng Elsa luôn mang trong mình nguồn năng lượng tuyệt vời. Có lẽ sự rèn luyện bền bỉ cả về thể lực và trí lực ngay từ khi còn bé đã tạo nên một nàng hoa hậu nhí đáng yêu.
Không chỉ được vinh danh ở ngôi vị Hoa hậu nhí Kim cương Việt Nam - UK, Elsa và chị gái của mình là Lorne Pham còn được tổ chức CCA được trao tặng danh hiệu Đại sứ từ thiện toàn cầu - Charity Ambassador Cancel Cancer Africa.
Hoạt động đầu tiên trên cương vị mới là Đại sứ từ thiện toàn cầu, Elsa Thiên Long và chị gái Lorne Pham đã tham gia show diễn thời trang Kids Fashion Festival International London kéo dài suốt 3 ngày nhằm gây quỹ từ thiện tại London.
Tiếp nối hành trình của một Đại sứ từ thiện toàn cầu, với mong muốn được giúp các bạn nhỏ khuyết tật và hoàn cảnh khó khăn có thể thực hiện được ước mơ của mình, ngay khi trở về Việt Nam, Elsa đã tích cực tham gia chuỗi hoạt động từ thiện cùng nhiều tổ chức. Cô bé đã đi thăm, phát quà cho các bé có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật, chất độc màu da cam xã Thụy An - Ba Vì.
 |
Được biết tới đây Elsa sẽ cùng với ban tổ chức Kết nối yêu thương giúp đỡ thêm nhiều bạn nhỏ ở vùng sâu, vùng xa của tổ quốc. |
Khi tiếp xúc với những bạn bè cùng trang lứa có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình, cô bé rớm nước mắt xúc động nói khiến chính mẹ và mọi người cũng hồi hộp theo: “Các bạn cũng có một trái tim yêu thương và ước mơ như con đúng không mẹ. Ước gì mỗi ngày con đều được đến đây tặng quà cho các bạn, vui chơi cùng với các bạn”.
Thậm chí, khi chưa có bất kỳ gợi ý nào, Elsa đã xin được mua những sản phẩm handmade đẹp mắt do chính tay những bạn khuyết tật làm để tặng lại những người thân yêu khi ra về.
Được biết tới đây Elsa sẽ cùng với ban tổ chức Kết nối yêu thương giúp đỡ thêm nhiều bạn nhỏ ở vùng sâu, vùng xa của tổ quốc. Cụ thể, chương trình sẽ trích 100 triệu đồng xây trường học tại Điện Biên. Ngoài ra, phần còn lại sẽ được dùng để mua sách vở, quần áo, đồ dùng học tập cho trẻ em tại tỉnh này trong ngày khánh thành trường.

Chuyện đời thăng trầm của chuyên gia ẩm thực Cẩm Vân vừa xuống tóc đi tu
Hay tin chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, pháp danh Diệu Tịnh, xuống tóc xuất gia tại một ngôi chùa ở quận 12, TP.HCM, nhiều người không ngạc nhiên mà còn chúc mừng cô đã thực hiện được tâm nguyện của mình ở đời này.
" alt=""/>Hoa hậu nhí Elsa Thiên Long tham gia chuỗi từ thiện nhân ái
, quận Thốt Nốt, Cần Thơ nằm tách biệt với đất liền, bao quanh bởi dòng sông Hậu. Để đến đây phải đi qua đò. Hiện có 5 bến đò đặt ở các vị trí khác nhau, hoạt động ngày đêm để đưa người dân, khách du lịch... qua sông.</p><p>Đường đi khó, nhưng vào sâu trong làng, từng con đường được láng nhựa sạch sẽ. Những căn nhà cao tầng, xây theo phong cách biệt thự khang trang. </p><p>Bà Nguyễn Thị Huệ, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường Tân Lộc cho biết, cả phường Tân Lộc hơn 7 ngàn hộ dân, khoảng 29 ngàn nhân khẩu nhưng có hơn một ngàn cô gái lấy chồng nước ngoài. Trung bình 10 nhà thì 8 nhà cho con gái lấy chồng ngoại quốc.</p><table class=)
 |
Bến đò qua cù lao Tân Lộc. Ảnh: T.A. |
Có gia đình, có bao nhiêu con gái thì cho đi xuất ngoại bằng cách lấy chồng. Những gia đình không cho con lấy chồng ngoại thường có kinh tế khá giả, các con được đi học đầy đủ.
Theo bà Huệ, trước đây, người dân ở cù lao mưu sinh bằng nghề trồng mía, chế biến đường và nấu mật. Lúc đó, cả phường có tổng cộng 300 lò nấu. Kinh tế cả phường khá ổn.
Năm 2001, các nhà nghề bỗng nhiên phá sản và đổ nợ. Để giải quyết vấn nạn này, họ chọn hướng, cho con gái lấy chồng Đài Loan (Trung Quốc), với hi vọng sẽ đổi đời.
Gia đình gả con sớm nhất là ông Võ Minh Phương. Nhà ông cũng làm nghề mía đường. Khi công việc gặp thất bại, ông phải đến nơi khác làm ăn.
Tình cờ, ông gặp người quen giới thiệu, mai mối cho con gái lấy chồng Đài Loan. Một năm sau, nhà ông trả hết nợ, xây nhà lớn nhờ con gái gửi tiền về. Tiếng đồn vang xa, các gia đình khác cũng nhờ người kết nối với các dịch vụ mai mối để cho con gái đi lấy chồng ngoại, mong đổi đời.
‘Họ quan niệm, khi con gái đi lấy chồng sẽ gửi tiền về cho ba mẹ trả nợ. Cứ con gái đủ 18 tuổi là họ tìm nơi gửi gắm’, bà Huệ nói.
 |
Bà Thu cho biết, từ khi con gái lấy chồng Đài Loan, vợ chồng bà thường xuyên được qua đó đi du lịch. Ảnh: T.A. |
Theo bà Huệ, nếu như trước đây, các cô gái phải ‘thi đậu’ trong buổi chọn vợ của đàn ông ngoại quốc thì hiện nay, các cô gái được người quen giới thiệu. Một gia đình có người lấy chồng ngoại sẽ giới thiệu cho chị em, cô, dì đi theo.
Các ông bố bà mẹ, trước đây phải đến TP.HCM dự đám cưới con thì hiện nay, các chú rể ngoại sẽ đến địa phương ở một vài tháng tìm hiểu vợ tương lại, nếu thấy hợp sẽ về nước đưa bố mẹ qua cùng nhà gái làm đám cưới. ‘Bây giờ, hầu hết các cô gái đều tìm được chồng ưng ý, sống hạnh phúc nơi xứ người chứ không gặp nhiều rủi ro như trước nữa’, bà Huệ nói.
Vợ chồng chị Đỗ Thị Thu, hiện 44 tuổi có một cô con gái duy nhất. Chị cho biết, nhà chồng chị có nhiều người lấy chồng Đài Loan nên kinh tế khá ổn.
Năm 2008, con gái chị vừa tròn 18 tuổi, đang làm thợ làm tóc ở TP.HCM.
Lúc đó, em gái chị Thu mới mở một tiệm làm tóc ở Đài Loan. Cạnh nhà chị này có một người thanh niên muốn cưới cô gái Việt làm vợ và nhờ em gái chị Thu làm mai giúp.
 |
Một trong những căn nhà xây theo kiểu biệt thự ở của lao Tân Lộc. Ảnh: T.A. |
‘Có một đứa con gái, vợ chồng tôi không muốn cho đi lấy chồng xa. Dù gì, mẹ con ở gần nhau vẫn hơn. Nhưng con bé nghe dì nó gọi về nên thuyết phục vợ chồng tôi: ‘Qua bên đó, con sẽ làm chung với dì. Có tiền, con gửi về cho ba mẹ xây nhà to hơn’. Vợ chồng tôi phải chiều con’, chị Thu kế và cho biết, khi tìm hiểu biết được, con rể chịu khó làm ăn, gia đình nhà thông gia tử tế nên gia đình chị quyết định gả con.
Người mẹ sinh năm 1975 cho biết, tính đến nay, con gái chị đã lấy chồng ngoại hơn 5 năm. Con rể chị đi biển, năm về nhà 1-2 lần, vì thế, cứ 2-3 tháng, con gái chị được về thăm ba mẹ.
‘Khi tiễn con bé ra sân bay đi làm dâu, tôi sợ lắm. Tôi nghe nhiều người lấy chồng bên đó khổ, bị nhà chồng ngược đãi nên thương con. Nhưng con tôi may mắn là có chị, dì và các cô nó bên đó, tôi cũng yên tâm. Bây giờ, năm tôi qua thăm con 1-2 lần. Con gái tôi được chồng và nhà thông gia thương lắm. Chỉ có điều, lấy nhau lâu rồi mà vợ chồng nó chưa có con’, chị Thu tâm sự.
Cách đó mấy căn, chị Huỳnh Thị Thủy, hiện 48 tuổi đang chở cháu trai ra bưu điện nhận tiền con gái gửi từ Đài Loan về. Chị cho biết, con gái chị lấy chồng Đài Loan đến nay đã hơn 11 năm. Dù không thường xuyên về thăm ba mẹ, nhưng mỗi tháng, con gái chị đều gửi tiền về quê cho ba mẹ trang trải cuộc sống.
‘Con rể tôi làm công việc nhà nước nên thu nhập cũng khá. Nó thường xuyên bảo lãnh cho vợ chồng tôi qua đó du lịch. Tới đây, nó sẽ hỗ trợ để vợ chồng tôi qua đó đi làm theo diện xuất khẩu lao động’, chị Thủy khoe.
Theo bà Huệ, hiện nay, việc các cô gái lấy chồng Đài Loan ở Tân Lộc đã giảm hẳn. Nếu như trước đây 10 cô gái qua đó làm vợ thì giờ chỉ còn 2-3 người. Đổi lại, các gia đình định hướng cho con chuyển sang lấy chồng Hàn Quốc.
Nguyên nhân được chị Thu giải thích rằng: ‘Lương ở Đài Loan chỉ có mười mấy triệu một tháng, trong khi đó, ở Hàn Quốc mấy chục triệu. Các gia đình có con lấy chồng Hàn Quốc, xây nhà to và cao lắm’, chị Thu lý giải.

Ông bố Cần Thơ cho 4 con gái lấy chồng Đài Loan mong giàu sang
Quan niệm, cho con lấy chồng ngoại mới giàu, vợ chồng ông Nhã quyết định gả cả bốn cô con gái cho các con rể người Đài Loan (Trung Quốc).
" alt=""/>Ngôi làng miền Tây cứ 10 nhà thì 8 nhà cho con lấy chồng nước ngoài