Dòng người đổ về Câu lạc bộ Người cao tuổi xã Xuân Hưng (H. Xuân Lộc, Đồng Nai) đông dần. Hôm nay, ngày đầu tiên ATM gạo đến với bà con và bắt đầu nhả những hạt gạo yêu thương. |
Máy ATM gạo gọn gàng đơn giản. |
ATM gạo của bà con dân tộc thiểu số
Từng người một bước đến trước cánh cửa sổ. Mỗi người, tay cầm chiếc bao đưa vào ống nhựa. Một chị trong nhóm thiện nguyện bấm máy. Gạo trong ống nhả vào bao. Xong một suất, người nhận cầm túi gạo lui ra với nụ cười thật tươi. Sau đó, người khác tiến vào.
Cứ thế, cây ATM tiếp tục nhả gạo. Khác với ở thành phố, đa số bà con đến nhận đều là phụ nữ và mang theo con nhỏ. Đứa trên tay, đứa tung tăng bên mẹ. Mái tóc chúng vàng hoe, nước da ngăm đen và giọng nói líu lo.
Bà con đến nhận gạo, trang phục đa phần sặc sỡ nhưng không diêm dúa. Những người lớn tuổi đều quấn khăn trên đầu. Mùa dịch, ai nấy đều có khẩu trang.
Một vài tiếng nói vang lên. Tôi hỏi một người đàn ông đứng gần. Anh cho biết, bà con đến nhận gạo hôm nay đa số là người dân tộc S’Tiêng nghèo khổ. Trải qua mùa dịch kéo dài, cuộc sống của họ càng khốn khó hơn.
 |
Người đên nhận gạo chủ yếu là bà con người S'Tiêng. |
Thấy chúng tôi còn ngơ ngác, anh giải thích tiếp, ở xã Xuân Hưng có 2 dân tộc thiểu số sinh sống. Đó là người S'Tiêng và người Chăm. Họ sinh sống tại vùng đất này khá lâu, trải qua nhiều thế kỷ nên có thể xem họ như người bản địa.
Cũng như bao dân tộc khác, người S'Tiêng chỉ biết đổ mồ hôi đổi bát cơm. Họ làm buổi sáng ăn buổi chiều nên cuộc sống rất bấp bênh. Những ngày dịch như vừa qua, họ phải đối mặt với cái đói.
Đã có hơn 10 người được nhận gạo. Cầm bịch gạo trên tay, chị Thị Út 37 tuổi, có chồng, 2 con cho biết, chị và gia đình rất cám ơn nghĩa cử của những người thiện nguyện. Cả hai vợ chồng chị đều đi làm thuê. Suốt mùa dịch không có việc làm nhưng cũng may, có những bữa ăn từ thiện, những gói quà cứu đói và hôm nay, có gạo cũng đỡ nhiều lắm.
Chúng tôi hỏi thăm một người phụ nữ có tên Thị Kim còn rất trẻ đứng trong hàng. Kim người gầy, ăn mặc giống người Kinh, chỉ khác giọng nói, giọng của Kim còn lờ lợ. Hoàn cảnh của Kim khá đáng thương. Kim kể: 'Cha mẹ con mất sớm. Năm ngoái con lấy chồng và sinh được một bé gái. Con được 6 tháng, chồng bỏ đi. Hiện giờ một mình con phải nuôi con dại'.
Kim hiện là công nhân may trong khu công nghiệp ở huyện Xuân Lộc. Thu nhập của Kim cũng khá. Những tháng mang thai không tăng ca, thu nhập của Kim được 4,2 triệu.
Khi dịch diễn biến phức tạp, xí nghiệp cho công nhân nghỉ việc không lương. Mọi sinh hoạt của Kim đều nhờ vào chị hàng xóm tốt bụng. Kim cho biết thêm, vài ngày nữa sẽ đi làm. 'Cháu nhỏ con sẽ gửi cho xơ ở nhà thờ và con sẽ cố gắng làm việc để cho con của con có tương lai hơn'.
Mong muốn được lan tỏa
Cây ATM vẫn tiếp tục nhả gạo. Những bịch gạo mang nặng nghĩa tình được bà con trân trọng mang về.
Chị Hiền, 27 tuổi có chồng, 2 con tâm sự với chúng tôi, chị rất ái ngại khi phải đến nhận gạo từ thiện. Chị nói, những khoản từ thiện nên dành cho người già, người khuyết tật không thể mưu sinh hàng ngày được. Vợ chồng chị còn trẻ nhưng thời gian qua, cả nhà chỉ trông vào khoản thu nhập của chồng - 170.000đ/ngày. Hiện vì dịch bệnh nên anh không có việc làm, chị đành phải đến cùng bà con nhận gạo. Chị cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người làm công việc từ thiện.
 |
Người dân đi nhận gạo về. |
Cây ATM gạo này được thực hiện bởi nhóm 'Thiện nguyện Xuân Lộc' gồm những thành viên trẻ với mục đích lan tỏa yêu thương. Trưởng nhóm là một thầy giáo trẻ - anh Phùng Ân Hưng 33 tuổi, một người con của đất Xuân Hưng.
Qua trao đổi, anh Hưng cho biết, anh là người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này nên anh biết rất rõ đời sống bà con nơi đây. Vì thế, sau khi làm nhiều chuyến công tác từ thiện ở các địa phương khác, anh trở về đây cùng với nhóm lập ra cây ATM để hỗ trợ bà con trong cơn hoạn nạn.
Tất cả mọi công đoạn cùng vốn liếng làm nên cây ATM này đều từ bàn tay của những người bạn trẻ. Họ đã miệt mài trong 3 ngày thì xong cũng kịp lúc gạo của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân khắp nơi về đến.
Đặc biệt, trước giờ ATM nhả gạo, chúng tôi cùng vợ chồng anh mang 10 phần quà đến những gia đình khốn khó nhất.
Trong số đó, chúng tôi không sao quên được những giọt nước mắt của chị Hoàng Thị Xuân 50 tuổi bị khuyết tật bẩm sinh bởi chất độc da cam. Chị phải đi bằng xe lăn và nói rất khó nghe. Gia đình chị ở Quảng Trị lưu lạc tới vùng đất này.
Mười mấy năm đi ăn xin về nuôi con, đến nay chị không còn khả năng cho con học tiếp lớp 9. Cháu nghỉ học ở nhà mà vẫn chưa giúp gì được cho mẹ. Chị ôm gói quà vào lòng và chỉ bập bẽ đôi tiếng cảm ơn.
Phát biểu trong buổi khai mạc cây ATM, ông Trần Đình Lai, Chủ tịch UBND xã Xuân Hưng bày tỏ, trong thời gian qua do dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến kinh tế địa phương, đưa các hộ gia đình vào hoàn cảnh khó khăn. Đây là lần đầu tiên tại xã có một cây ATM gạo để giúp giảm bớt khó khăn cho bà con.
Nhóm Thiện nguyện Xuân Lộc đã có những việc làm đầy tính nhân văn và nhiều ý nghĩa. Ông cũng bày tỏ mong muốn những việc làm thiện nguyện này sẽ tiếp tục lan tỏa nhằm giúp bà con bớt đi những khó khăn trong cuộc sống.

'Đồ từ thiện là của người nghèo, xin nhà giàu đừng nhận'
8 giờ sáng mỗi ngày, ông Đặng Chiếu Nhiên, quản lý của quán cùng các tình nguyện viên đến cho cơm vào hộp, xếp ngay ngắn đặt sẵn ở bàn. 10 giờ, họ bắt đầu phát cơm.
" alt=""/>Cây ATM gạo tuôn chảy ở vùng quê nhiều đồng bào thiểu số
Lo lắng trước tình hình dịch bệnh đang lây lan mạnh và tuân thủ giãn cách xã hội, bà Tống Thị Nga (60 tuổi, TP.HCM) bỏ hết những thói quen hàng ngày như sáng dậy sớm là đi tập thể dục, ghé qua chợ mua đồ về nấu ăn cho cả nhà. Thay vào đó bà chỉ loanh quanh ở nhà và trông nom mấy đứa cháu nhỏ đang được nghỉ học ở nhà để tránh dịch. Cũng trong thời gian này, bà Nga dần bắt nhịp bắt nhịp với cách sống 4.0.Bà Nga cho biết những ngày đầu bà còn nhờ con cái lên mạng đặt mua thứ này thứ kia, nhưng có những lúc con cái lúc đang đi làm nên cũng không thuận tiện và cũng không theo ý. Vậy là bà Nga bắt đầu ôm laptop mày mò lên các trang bán hàng trực tuyến để đặt mua đồ online.
 |
Bà Tống Thị Nga mày mò đặt hàng online |
Hôm rồi vợ chồng con gái bà Nga đi làm về, bà hồ hởi khoe mua mấy thùng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh. Bà cho hay, bà tìm hiểu trên các trang mạng thấy có thông tin về việc sử dụng trà thảo mộc có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, trong đó các loại thảo mộc như kim ngân hoa, cam thảo hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tìm kiếm trên một trang bán hàng trực tuyến, bà Nga thấy trà Thanh nhiệt Dr Thanh có thành phần là 9 loại thảo mộc quý như Hoa Cúc, La Hán Quả, Hạ Khô Thảo, Tiên Thảo, Hoa Mộc Miên, Đản Hoa, Bung Lai. Bà Nga quyết định đặt liền 2 thùng để uống dần, đặt xong là được giao hàng tận nhà.
“Chi phí mua online cũng không mắc, thậm chí nhiều hôm còn được mã giảm giá nên tiết kiệm cũng đáng kể”, bà Nga cho biết thêm.
 |
Thức uống thảo mộc được bán trên trang bán hàng trực tuyến. |
Sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, bà Nga vốn quen thuộc với những thức uống từ thảo mộc như cam thảo, quả la hán, nhân trần,... Vào miền Nam bà phần vì công việc, con cái, cuộc sống tất tả khiến bà không còn thời gian để nấu các thức uống này để dùng.
Bà Nga chia sẻ, bà thích uống Trà Thanh nhiệt Dr Thanh vì cái hương vị thảo mộc tự nhiên dễ uống, hơn nữa còn giúp cơ thể thanh nhiệt. Cùng với những thông tin về hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch nên bà quyết định mua về để cả nhà cùng dùng..
 |
Lúc nào cũng có sẵn trong ngăn mát để cả nhà dùng |
Có thêm Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, bà Nga thêm phần an tâm về sức khỏe cho cả nhà trong mùa dịch. Bà Nga cho hay, bà cứ để ở ngăn mát tủ lạnh cho con cháu dùng mỗi ngày để vừa giải khát, vừa hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Thậm chí bà còn điện thoại “mách” cho họ hàng đặt mua thức uống này về dùng.
Cũng theo bà Nga, người lớn tuổi như bà thường lo ngại khi sử dụng những thức uống ngọt. Vì vậy bà tìm hiểu Trà Thanh nhiệt Dr Thanh có cả vị không đường và có đường. Thêm nữa, vị ngọt Trà Thanh nhiệt Dr Thanh tạo nên từ cam thảo và quả la hán nên bà cũng yên tâm hơn khi sử dụng.
Thế Định
" alt=""/>Mùa dịch Covid

 |
Đại diện Petrolimex trao tặng BV Bạch Mai bộ thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19. |
 |
Bộ thiết bị này gồm 2 máy thở chức năng cao và 1 hệ thống nội soi phế quản video. |
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Petrolimex hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chung tay cùng cả nước đẩy lùi Covid-19.
Trước đó, Petrolimex đã cam kết với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trao tặng 3 tỷ đồng để hỗ trợ thiết bị y tế cho một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, Petrolimex cũng hỗ trợ 100 triệu đồng để bổ sung dụng cụ y tế cho các đơn vị như phường Khâm Thiên, phường Phương Mai, Ban chỉ huy quân sự quận Đống Đa, Trung tâm Y tế Cầu Giấy… Đặc biệt, hơn 29 nghìn cán bộ công nhân viên, người lao động Petrolimex đã tình nguyện ủng hộ 1 ngày lương với giá trị hơn 8,3 tỷ đồng để đóng góp vào Quỹ Phòng chống dịch Covid-19 tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các địa phương.
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Lãnh đạo Petrolimex cho biết, việc giá dầu giảm sâu khiến cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, là doanh nghiệp có quy mô lớn và với truyền thống tự hào gần 65 năm xây dựng và phát triển, Petrolimex luôn sẵn sàng đồng lòng, chung tay, góp sức cùng nhân dân cả nước đẩy lùi dịch bệnh. "Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam mong muốn rằng với các thiết bị được bổ sung ngày hôm nay sẽ góp phần giúp cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai được thực hiện tốt hơn, đồng thời số thiết bị này sẽ tiếp tục phát huy tác dụng trong công tác chuẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân khi đại dịch Covid-19 đi qua.”
 |
Lãnh đạo Tập đoàn Petrolimex cảm ơn các y bác sĩ và nhân viên y tế đã không quản vất vả và hiểm nguy, luôn vững vàng trên tuyến đầu chốn.g dịch |
Thời gian qua, bên cạnh việc tham gia tích cực vào các hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19, Tập đoàn Petrolimex đã nhất quán chỉ đạo trong toàn ngành thực thi các phương án phòng bệnh, tuân thủ hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế và chủ động triển khai nhiều giải pháp tích cực để ứng phó với đại dịch, đảm bảo hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cho phát triển kinh tế, tiêu dùng của người dân và an ninh năng lượng trong mọi tình huống.
Đại dịch Covid-19 khiến mỗi người dân phải thực hiện giãn cách xã hội, nhưng lại giúp tập thể CBCNV người lao động Petrolimex xích lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn và thấu hiểu hơn tinh thần mà Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phạm Văn Thanh đã kêu gọi: “Chúng ta cần kỷ luật, trách nhiệm hơn”, “Chúng ta cần nỗ lực và thích ứng hơn”, “Chúng ta cần biết chia sẻ hơn”. Đây là những hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm khẳng định quyết tâm cùng cả nước đẩy lùi và vượt qua đại dịch Covid-19 của Người Petrolimex.
Ngọc Minh
" alt=""/>Petrolimex ủng hộ hơn 14,1 tỷ đồng chống dịch Covid