Đoạn clip trên sau khi lan toả nhận được hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ với nội dung khen ngợi hành động đẹp của tài xế xe tải trong mùa mưa lũ.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, tài xế lái xe tải xuất hiện trong đoạn video trên là anh Vũ Văn Ái (38 tuổi, trú tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai). Anh Ái đang làm lái xe đầu kéo cho một công ty có trụ sở tại TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Anh Ái cho biết, khoảng 16h, ngày 29/7, anh lái xe tải đi làm trên tuyến đường từ xã Nậm Chảy đi thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Khi đến đập tràn có nước chảy xiết, anh nhìn thấy rất nhiều người đi xe máy tập trung vì sợ lũ cuốn.
"Khi thấy xe tôi đến, một số người đi xe máy ngỏ ý nhờ cho xe máy lên thùng ô tô để đi qua đập tràn. Tuy nhiên, tôi nói rằng thùng xe rất cao nên không thể chuyển lên được. Sau đó, tôi nghĩ ra cách dùng chính chiếc xe tải để làm giảm tốc độ chảy xiết của dòng nước giúp người lái xe máy đi qua", anh Ái kể lại.
Theo anh Ái, dù nước chảy qua đập tràn rất mạnh, nhưng xe tải của anh có bánh xe cỡ lớn, tải trọng lớn cộng với kinh nghiệm lái xe lâu năm nên anh đã "dìu" được rất nhiều người đi qua.
"Tôi cứ dìu hết lượt xe này đến lượt xe khác trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Khi thấy lượng xe đi qua thưa thớt tôi mới tiếp tục hành trình để đảm bảo công việc được giao trong ngày", anh Ái chia sẻ.
Nói về cảm xúc của mình khi có hành động được cộng đồng tán dương, Vũ Văn Ái cho biết, điều anh quan tâm nhất là những người đi xe máy đã qua được đập tràn an toàn mà không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Đồng thời anh cho biết, quá trình lái xe anh rất thận trọng và gần như đảm bảo an toàn tuyệt đối nên anh mới quyết định giúp người đi đường.
Những ngày qua, tại các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra mưa lớn kéo dài gây thiệt hại về người và tài sản. Theo thống kê, đợt mưa lũ vừa qua đã khiến ít nhất 30 người tử vong, nhiều người mất tích và bị thương. Tổng thiệt hại về tài sản lên đến gần 1.000 tỷ đồng.
Tại lễ ký kết hợp tác về giáo trình Toán tư duy của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày 4/5, ông Đỗ Ngọc Lâm, nhà đồng sáng lập và CEO Vuihoc cho rằng thị trường công nghệ giáo dục tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nhờ phụ huynh Việt cởi mở hơn với công nghệ, đồng thời ứng dụng AI, sự bản địa hóa giúp nền tảng Việt có lợi thế so với nền tảng nước ngoài.
Theo ông Lâm, trong giai đoạn Covid-19, các dự án Edtech nở rộ, nhưng Việt Nam không thu hút được nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên sau khi dịch kết thúc, các startup Edtech Việt đã chứng tỏ được sự bền bỉ khi tiếp tục phát triển dù việc học trực tiếp đã quay trở lại.
"Đây là một điểm cộng lớn trong mắt các nhà đầu tư toàn cầu. Từ đó, dòng vốn bắt đầu chảy vào các startup Edtech Việt Nam hậu đại dịch", ông Lâm nhận định.
- Chị nghĩ sao khi được NSƯT Đăng Dương mời tham gia liveshow 'Tổ Quốc gọi tên mình' diễn ra vào ngày 26/8 tới tại Hà Nội?
Đây là một vinh dự rất lớn đối với tôi. Tôi mong muốn có cơ hội hát cùng Đăng Dương từ lâu rồi. Đây là sự kiện quan trọng khi tôi được song ca với anh trong liveshow đánh dấu 30 năm ca hát của Đăng Dương.
Đăng Dương là một người anh thuộc thế hệ đi trước mà tôi luôn trân trọng, học hỏi rất nhiều từ đạo đức, cách làm nghề. Chính vì thế khi được anh đề nghị, tôi đã đồng ý ngay dù năm nay tôi có một số dự án lớn nên khá bận.
- Liveshow của Đăng Dương gồm những ca khúc đi cùng năm tháng nhưng nhấn mạnh vào sự mới mẻ, sáng tạo. Chị làm thế nào để phần thể hiện của mình đảm bảo tiêu chí đó?
Trước khi học thanh nhạc, tôi hát nhạc nhẹ, giọng na ná chị Thu Minh. Sau khi đi học, tôi chuyển giọng sang hát Opera nhưng máu nhạc nhẹ vẫn còn.
Lúc nhận lời mời của anh Đăng Dương, biết được list bài cũng như biết Giám đốc âm nhạc là nhạc sĩ Dương Cầm, tôi thực sự thấy mình như cá gặp nước. Tôi rất thích cách làm nhạc của Dương Cầm. Năm 2011, nhờ mối duyên âm nhạc với Dương Cầm mà tôi đoạt giải cao nhất ở Sao Mai.
Giữa tôi và anh Đăng Dương rất ăn ý vì hai anh em từng biểu diễn với nhau nhiều lần. Tôi sẽ uyển chuyển theo anh, để hai người có sự kết hợp mới mẻ khiến khán giả thấy một phần trình diễn khác với những lần xuất hiện trước đây của chúng tôi.
Tôi rất thích được sáng tạo, được tìm hiểu để xem bản thân còn có những khả năng nào khác, từ đó giúp mình nhiều màu sắc hơn, đa năng hơn và hấp dẫn khán giả hơn.
- Chị Kim Xuyến, vợ Đăng Dương chia sẻ rằng ca sĩ dòng nhạc chính thống thiệt thòi vì không được săn đón như ca sĩ dòng nhạc nhẹ. Vì sao chị xuất phát từ nhạc nhẹ nhưng lại chọn con đường nhiều thử thách như thính phòng?
Đó là chữ duyên. Khi bạn trai - người sau này là chồng tôi - hướng Đào Tố Loan vào Nhạc viện cũng không biết vào đó tôi sẽ học kỹ thuật cơ bản và phải chuyển giọng. Anh còn bảo nếu biết trước sẽ hướng tôi vào trường Văn hoá Nghệ thuật Quân đội để học nhạc nhẹ.
Sau đó, tôi đã tìm và may mắn có học bổng nước ngoài nhưng với tôi đi học Opera là để hát nhạc Việt. Kỹ thuật chỉ là phương tiện, nó giúp tôi đào sâu âm nhạc Việt Nam và nhận ra âm nhạc Việt Nam quá hay, đặc biệt là nhạc dân tộc.
Tôi chưa bao giờ có tư tưởng mình sẽ sang nước ngoài sinh sống và làm việc mà chỉ mong mang những tinh túy học được về cống hiến ở nước mình.
Ai là nghệ sĩ cũng hy vọng đạt được cảnh giới cao nhất là có hào quang và sự đón nhận nhiệt tình của khán giả nhưng ca sĩ theo dòng nhạc kén người nghe không được quan tâm nhiều như các sao nhạc nhẹ. Tất nhiên tôi có chút buồn nhưng đó không phải nguyên nhân để thay đổi.
- Đào Tố Loan và Đăng Dương có một điểm tương đồng lớn là đều nhận được sự ủng hộ từ hậu phương vững chắc. Vợ Đăng Dương đã hy sinh công việc lui về sau làm trợ lý cho chồng, còn chị được chồng phát hiện tài năng, động viên đi học hát để có ngày hôm nay. Chị nghĩ gì về điều này?
Tôi và anh Đăng Dương cực kỳ may mắn khi tìm được đúng người bạn đời thấu hiểu niềm đam mê cũng như tình yêu dành cho nghệ thuật, tạo điều kiện để nửa kia làm những điều tốt nhất.
Nếu không gặp được anh xã, số phận tôi đã sang một ngã rẽ khác, không có một Đào Tố Loan hôm nay. Đó là duyên Trời cho khi gặp đúng người và hướng mình đi đúng con đường để gặt hái thành công cả trong sự nghiệp và hạnh phúc riêng.
Phụ nữ làm nghệ thuật để có thành quả phải đổi lại bằng rất nhiều thứ. Trong gia đình, tôi có người bạn đời hiểu, chia sẻ. Việc con cái, đối nội đối ngoại anh đều chung tay gánh vác nên gánh nặng giảm bớt rất nhiều.
- Chồng chị theo ngành ngân hàng nhưng yêu âm nhạc và là thành viên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hai người cùng nhau nuôi dưỡng tình yêu này ra sao?
Chúng tôi đã có những tác phẩm về bóng đá, về Covid-19 trong thời gian cách ly mang tên Vượt qua cái chết.Các tác phẩm anh viết cho ngân hàng, cho cơ quan để dự thi hay truyền bá đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Tôi là người được chọn biểu diễn tác phẩm của chồng. Hai vợ chồng có rất nhiều điểm chung và hiểu nhau nên khi anh viết nhạc thì hầu như là 'đo ni đóng giày' cho giọng của tôi.
- Khi Đăng Dương làm show, mọi người hỏi tại sao không mời Kim Xuyến lên sân khấu. Đào Tố Loan có định tổ chức liveshow với sự xuất hiện của ông xã?
Tôi cũng có dự định làm liveshow từ thời điểm dịch Covid-19 nhưng vì nhiều lý do nên chưa thể thực hiện. Năm nay tôi lại nhận một vở opera lớn và đảm nhận vai chính nên đã lùi lại lịch, có thể là năm tới. Tôi rất muốn trong sự nghiệp âm nhạc của mình có một liveshow như anh Đăng Dương. Trong đêm nhạc của tôi, không chỉ có một nhân vật đặc biệt mà có khi là hai, ba người.
Diệu Hồng