Tôi và chồng kết hôn từ năm 2005. Lúc đó, tôi 24 tuổi, chồng tôi 30 tuổi.Cả hai đều khao khát có con đến cháy bỏng nhưng nhiều năm trôi qua, chúng tôi vẫn không có tin vui. Đi khám chữa nhiều nơi, bác sĩ đều bảo, lỗi lớn là do tôi. Còn bệnh của chồng tôi thì chỉ cần ăn uống bồi bổ, nghỉ ngơi nhiều hơn.
Tôi đã nghĩ ngợi rất nhiều. Có lần, tôi còn ngồi viết đơn ly hôn để giải thoát cho chồng. Thế nhưng, chồng tôi kiên quyết giữ vợ lại. Anh nói, ngày nay y học phát triển, hai vợ chồng ở hiền sẽ gặp lành, sẽ có ngày gặp được thầy thuốc cao tay. Trường hợp không thể sinh con, hai vợ chồng sẽ nhận con nuôi chứ anh không thể sống thiếu tôi…
Nói rồi anh xé đơn ly hôn và cấm tôi nhắc đến chuyện chia ly.
Tôi lại gạt nước mắt, cùng anh cố gắng.
Năm 2012, công ty nơi tôi và chồng làm công nhân ở Hà Nội gặp khó khăn. Chúng tôi không được tăng ca và phải nghỉ luân phiên. Đồng lương hai vợ chồng mang về chưa bằng 1/3 thu nhập trước đó. Vì thế, hai vợ chồng quyết định về quê xây trang trại nuôi gà, lợn.
Ngặt nỗi, sau khi vay mượn, đầu tư rất nhiều tiền cho trang trại, chúng tôi lại thất bại. Gà lợn bị dịch, chết gần hết.
Khó khăn chồng chất khó khăn, hai vợ chồng tôi nhìn nhau chỉ biết thở dài, nghĩ số phận hai đứa quá khổ. Nhưng rồi, may mắn đã mỉm cười, ấy là khi bà cô của chồng tôi ở Lạng Sơn (cách nhà tôi gần 400km) gọi điện báo, có đứa trẻ mới sinh cần một tổ ấm. Mẹ của em bé đã để lại trước ngõ nhà cô.
Vợ chồng tôi mừng như bắt được vàng, lập tức đón xe lên nhà cô, làm thủ tục với chính quyền địa phương rồi xin con về nuôi.
Có con, vợ chồng tôi vất vả hơn nhưng tiếng cười, tiếng nói của trẻ thơ tràn ngập khắp nhà khiến chúng tôi có thêm động lực phấn đấu. Việc làm ăn của hai vợ chồng cũng vì thế khá dần lên.
Vài năm sau đó, chúng tôi đã xây được nhà to. Trong nhà đầy đủ tiện nghi…
Tuy nhiên, khi mọi thứ suôn sẻ thì tôi lại có nỗi khổ tâm. Nhiều người thân quen của tôi bảo rằng, đứa trẻ càng lớn càng giống chồng tôi, khuyên tôi nên đi làm xét nghiệm ADN.
Tôi đã cố gạt đi vì trên đời không thiếu những trường hợp giống nhau nhưng chẳng có máu mủ gì cả. Thế nhưng, càng ngày những lời bàn tán đến tai tôi càng nhiều hơn.
Gần đây, vì muốn đập tan tin đồn, tôi bí mật mang mẫu tóc của chồng và con trai nuôi lên Hà Nội làm xét nghiệm.
Kết quả khiến tôi bàng hoàng. Họ có quan hệ cha con.
Điều đó khiến tôi buồn đến mức không muốn về nhà. Tôi đến nhà bố mẹ đẻ và ôm lấy mẹ rồi khóc nức nở, trách số phận mình hẩm hiu, bị người ta gạt bao nhiêu năm cũng không biết.
Mẹ khuyên tôi nên bình tĩnh vì dù sao, tôi cũng là người có lỗi khi không thể sinh con cho chồng.
Tôi không đồng ý với quan điểm đó. Tôi cho rằng, vợ chồng thì nên thẳng thắn với nhau, anh ta không có quyền biến tôi thành một con rối.
Chồng tôi biết tin thông qua bố mẹ vợ đã vội đến tìm, xin tôi tha thứ.
Anh nói, anh yêu tôi, không muốn mất tôi nhưng trong một lần say rượu, anh đã trót dại với cô gái ở quán hát.
Không ngờ cô này mang thai. Anh và gia đình chồng đành phải thuyết phục cô ta giữ lại đứa bé, khi sinh nở thì đưa lên Lạng Sơn rồi đền bù cho cô ấy một khoản lớn.
Cô gái ấy chỉ cần tiền nên từ khi sinh con đến nay chưa từng liên hệ lại.
Anh bảo, với anh, tôi là người duy nhất anh yêu, cũng là người duy nhất xứng đáng làm mẹ của đứa trẻ. Việc anh qua đêm với người phụ nữ khác là lỗi của anh nhưng anh không thể sửa sai. Vì vậy, gia đình anh phải tạo ra màn kịch đó để giữ thể diện và hạnh phúc cho hai vợ chồng. Anh không hề có ý qua mặt tôi.
Tôi rất buồn, rất đau nhưng khi anh mang đứa trẻ đến, thuyết phục tôi về nhà, tôi lại thấy mủi lòng.
Tôi nên quyết định thế nào? Anh đã lừa dối tôi một lần, liệu có lần nữa không?
Nếu một ngày mẹ đứa trẻ trở lại, có phải tôi sẽ mất mọi thứ hay không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.

Con dâu bị đuổi ra khỏi nhà, mẹ chồng hớt hải chạy theo
Tôi đang chờ taxi đến đón thì giật mình khi thấy mẹ chồng hớt hải chạy theo. Nhìn bộ dạng của bà mà tôi không thể tin nổi.
" alt=""/>Nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi, vợ cay đắng biết sự thật sau 6 năm

- Kể từ ngày biết mình là thủ khoa khối A1 với số điểm 28.95, Trần Trung Dũng (lớp 12 Toán 2, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định) vừa mừng vừa lo. Bởi nếu Dũng lên Hà Nội học đồng nghĩa với việc phải để mẹ lại một mình trong căn nhà nhỏ.Hoàn thành tâm nguyện của bố
Ở kỳ thi năm nay, Dũng đạt số điểm lần lượt từng môn là Toán: 9,5; Vật lí 9,8 và Tiếng Anh 9,65. Khối A, Dũng cũng đạt tới 27,1 điểm.
Chia sẻ về thành tích này, Dũng cho biết em cảm thấy rất vui vì những nỗ lực học tập của mình bao lâu nay cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.
 |
Thủ khoa khối A1 Trần Trung Dũng và mẹ. Ảnh: Mạnh Đông. |
Từng tham gia thi học sinh giỏi tỉnh môn Toán nhưng “lỡ hẹn” với đội tuyển quốc gia, Dũng không hài lòng với kết quả học tập của bản thân và lên quyết tâm phấn đấu ngay từ đầu năm 12. “Em đã đạt được mục tiêu đề ra là trở thành thủ khoa khối A1”, Dũng phấn khởi.
Cộng với 0,5 điểm vùng và 1 điểm giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh năm lớp 11, Dũng có tổng điểm là 30,45.
Với kết quả này, em nuôi ước mơ vào Học viện An ninh nhân dân để theo nghiệp người cha đã khuất. Năm Dũng lên lớp 11, không may bố em qua đời vì bạo bệnh. “Bố em là một chiến sĩ công an điều tra. Trước đây, khi còn sống bố cũng luôn định hướng và mong rằng em sẽ nối nghiệp. Bố luôn mong muốn em học tốt”, Dũng chia sẻ.
Dũng cũng không nghĩ đến các cơ hội du học bởi nhà chỉ còn hai mẹ con và bản thân em không muốn xa mẹ.
Từng vượt qua những tháng ngày tuyệt vọng, Dũng quyết tâm học để nơi phương xa bố được yên lòng và coi đó như cách để động viên mẹ tốt nhất. Hằng ngày em vẫn tiếp tục cuộc sống tự lập ở ký túc xá của trường chuyên cách nhà 15 cây số và chỉ về nhà vào mỗi dịp cuối tuần. Lớp 11, Dũng giành được giải nhất Olympic tài năng tiếng Anh rồi giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn này. Lớp 12 em được giải Nhì học sinh giỏi Toán cấp tỉnh.
Về thành tích của cậu con trai, chị Đỗ Thị Luyến vui hơn tất thảy. Nhưng chị cũng không quá bất ngờ khi chứng kiến con quá say mê học.
Ngày thường không ít lần, khi gọi điện hỏi thăm, chị không thấy con nghe máy. Sau thì chị dần quen bởi những lúc đó con để máy ở chế độ yên lặng để làm để.
“Những ngày cuối tuần, được về nhà, cháu vẫn dậy sớm học bài. Thậm chí có hôm đến 12 giờ trưa vẫn thấy đang mải mê với đề toán. Làm xong thì conchịu ăn cơm trưa, chứ không có chuyện nghỉ giữa chừng. Nhiều hôm 1 giờ đêm tỉnh giấc dậy, tôi vẫn thấy con đang sáng đèn ngồi học”, chị Luyến kể.
Chị Luyến cho biết bản thân không giúp được việc học của Dũng nhiều mà nền tàng kiến thức em có được nhờ bố rất nhiều qua những lần bố con đố nhau giải bài tập.
Với chị Luyến, Dũng là đứa con sống nội tâm và rất tình cảm. Những ngày 8/3 và kể cả những ngày thường, Dũng luôn là người đầu tiên nhắn tin động viên mẹ. Chị chia sẻ, không ít lần con khiến chị bật khóc chỉ với những dòng tin nhắn với câu cuối là lời bài hát: “Dù mai sau con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền, ba mẹ vẫn là quê hương”.
Dùng điện thoại để nhắc kiến thức
Chia sẻ về phương pháp học tập, Dũng cho biết ngoài việc chăm chỉ thì bản thân thường tuân thủ việc tích lũy kinh nghiệm và làm nhạy bén tư duy của mình. Dũng tích lũy kinh nghiệm bằng việc sai ở đâu, sẽ ghi lại vào phần ghi nhớ của điện thoại. Cứ như thế, trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi rảnh rồi, Dũng lại mở ra xem để ghi nhớ.
Cách làm nhạy bén tư duy của Dũng là trước một bài tập khó, ngoài việc xem lời giải, em tìm cách phát triển ra xem có thể ứng dụng được gì của bài tập đó để làm những bài tập mới khó hơn. “Việc nghiên cứu sâu giúp khi đề có biến đổi thì em vẫn có thể biết cách làm mà không bị cóng”, Dũng chia sẻ.
Ngoài việc học, thời gian rảnh rỗi, Dũng thường dành thời gian cho sở thích vẽ tranh. Dũng đặc biệt có năng khiếu vẽ các con vật rất sinh động từ khi còn bé. Theo Dũng, việc vẽ tranh giúp em thư giãn hơn sau những giờ học căng thẳng, ngoài ra còn tăng sự sáng tạo và rèn luyện cho bản thân tính kiên nhẫn.
Tới đây, nếu đỗ vào Học viện An ninh nhân dân, Dũng sẽ phải lên Hà Nội học. Chị Luyến dù biết sẽ rất nhớ con nhưng tự dặn lòng mình phải cứng rắn, mạnh mẽ lên vì tương lai của Dũng. “Nhưng dù sao tôi vẫn thấy vui và động viên con vì chọn nghề này con có thể mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người và toàn xã hội”, chị Luyến nói.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nam sinh vừa mừng vừa lo khi biết tin mình là thủ khoa