“Không còn yêu nhau thì chia tay chứ đừng bôi nhau lên mạng xã hội để mọi người xông vào chửi rủa. Mình không cần chồng nhưng các con vẫn cần gặp bố”,ìchuyệntunghêchồngngoạitìnhlêtinnhanhbongda một độc giả chia sẻ.
Làm hại con trên…“phây”“Không còn yêu nhau thì chia tay chứ đừng bôi nhau lên mạng xã hội để mọi người xông vào chửi rủa. Mình không cần chồng nhưng các con vẫn cần gặp bố”,ìchuyệntunghêchồngngoạitìnhlêtinnhanhbongda một độc giả chia sẻ.
Làm hại con trên…“phây”Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập báo Nhân dân cho rằng, khi mà hiện nay quảng cáo báo in đang ngày một sụt giảm thì việc chuyển đổi số (CĐS) báo chí là cần thiết và cấp bách. Việc CĐS sẽ đa dạng được các nguồn thu, đa dạng việc kinh doanh dịch vụ dữ liệu, PR, truyền thông…
Ông cho biết, trên thế giới cứ 6 -7 nhà báo thì sẽ có 1 nhân viên công nghệ. Đây là một giải pháp tốt để tạo ra những quản trị lâu dài. Báo Nhân dân cũng đang áp dụng mô hình này, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
"Chúng ta cũng không nên lệ thuộc vào các nền tảng. Báo chí phải nắm dữ liệu. Cần khuyến khích đối tác bằng những nội dung hay, hấp dẫn. Đồng thời chia sẻ dữ liệu bằng cách tất cả các báo chí hợp tác cùng nhau. Hiện, Báo Nhân dân đang hợp tác phát hành báo trên nhiều nền tảng phi báo chí. Mục tiêu cố gắng trở thành Trung tâm kết nối dữ liệu và công nghệ cho hệ thống báo Đảng thuộc 63 tỉnh thành với slogan "Nơi nào có nhân dân nơi đó có Báo Nhân dân", nhà báo Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Lâm , Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng chia sẻ, CĐS là một xu thế ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Báo chí phải đi đầu, vì muốn truyền thông CĐS cho toàn bộ xã hội thì báo chí đóng một vai trò rất quan trọng.
Theo ông, để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí CĐS, Bộ TT&TT đã có những chính sách trao đổi với các nhà mạng, các nhà quảng cáo Việt Nam để nâng giá trị quảng cáo. Đồng thời cũng kiện toàn các văn bản quy phạm pháp luật như sửa đổi Luật Báo chí để phù hợp với thực tiễn.
"Quan trọng nhất là lãnh đạo các cơ quan báo chí cần phải thay đổi tư duy về CĐS và chúng ta phải có ý thức làm cùng nhau, làm như thế nào thì mỗi người một việc. Nhà nước sẽ cùng làm với các đơn vị báo chí"- Ông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định.
Xác định là vấn đề cấp bách, nhưng theo nhà báo Lê Tân, Đài truyền hình VTC Now, mỗi đơn vị báo chí nên chọn cách thực dụng hơn phù hợp với mình vì mỗi đơn vị có nguồn tài chính khác nhau, con người, đặc thù khác nhau. Đồng thời cần thay đổi tư duy của người làm gắn với tư duy đổi mới sáng tạo.
Cần có những lớp tập huấn về CĐS báo chí
Theo ông Trần Anh Tú, Báo Đại Đoàn kết, để các báo CĐS thành công, cần chú ý đến công tác đào tạo. Ông đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ mở các lớp tập huấn CĐS cho các lãnh đạo cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản. Bởi lãnh đạo phải có tư duy thì mới thực hiện tốt CĐS được.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng các phóng viên, những người làm báo trực tiếp cũng cần phải được đào tạo bồi dưỡng để tạo ra các bài báo được lập trình một cách nghiêm túc. Bởi CĐS là sự chuyên nghiệp của các nhà báo và ứng dụng công nghệ sẽ mang đến cho độc giả một tác phẩm báo chí toàn diện.
Ngoài ra, theo ông Tú, có một thực tế các báo đang gặp phải, đó là để tuyển một nhân viên kỹ thuật rất khó bởi lương trả cho nhân viên này là rất cao mà một tờ báo khó có thể đáp ứng được.
Đồng quan điểm, tại hội thảo, đại diện Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh, đơn vị được sáp nhập 4 cơ quan truyền thông của tỉnh này, cũng cho rằng, việc đào tạo về CĐS ở các đơn vị liên quan thực tế gặp nhiều khó khăn, bởi đa số là các cán bộ đã công tác lâu năm, họ không như các bạn trẻ đã quen với công nghệ và các phương tiện truyền thông hiện đại.
Nhìn chung chuyển đổi số báo chí vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn, nhưng theo ông Trần Kim Trung, Giám đốc Đài Truyền hình Hà Nội, dù có vất vả, khó khăn thì các cơ quan báo chí đều có thể vượt qua và CĐS thành công. Thực tế báo chí đã làm được các sản phẩm CĐS và cũng mang lại nguồn thu, gia tăng lượng công chúng. Nhưng báo chí cũng cần xác định mục tiêu lâu dài sau quá trình CĐS thành công.
Lê Mỹ
" alt=""/>Chuyển đổi số báo chí là vấn đề cần thiết và cấp báchTheo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), từ những tháng đầu năm 2022, các Sở ban ngành liên quan tại các tỉnh thành như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn, Cần Thơ… đã ban hành kế hoạch xúc tiến tiêu thụ nông sản trên TMĐT.
![]() |
Các doanh nghiệp hỗ trợ người nông dân tiêu thụ nông sản theo phương thức mới. (Ảnh minh họa) |
Vai trò của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là phối hợp để kết nối các tỉnh thành với những sàn TMĐT lớn tại Việt Nam. Ngoài nỗ lực kết nối của chính quyền địa phương, các cá nhân như nhà vườn, chủ trang trại… cũng tự thân vận động "chào hàng trực tuyến” hoà cùng dòng chảy chung.
Nhờ nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường, anh Đỗ Minh Thịnh, chủ nông trại Vitamin (Đà Lạt) đã gặt hái thành công. Tại số phát sóng thứ 3 thuộc chuỗi tọa đàm “Chỉ dẫn đỏ” với chủ đề “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn”, anh Thịnh cho biết đã đạt được kết quả bất ngờ khi chinh phục thành công giống dâu Bạch Tuyết. Ngoài việc nghiên cứu phát triển các loại nông sản hữu cơ, anh còn chủ động trong việc đảm bảo đầu ra bằng cách quảng bá, bán sản phẩm trên mạng xã hội và kết hợp với đơn vị vận chuyển đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hỗ trợ người nông dân kết nối các kênh bán hàng trực tuyến
Hiện nay, các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, hợp tác xã địa phương không còn xa lạ với hình thức kinh doanh trực tuyến, tuy nhiên còn nhỏ lẻ và phát sinh nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ vào các khâu như vận hành, logistics.
Các sàn TMĐT, doanh nghiệp chuyển phát đã có nhiều giải pháp hỗ trợ bà con đẩy mạnh tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông sản. Chẳng hạn, hãng chuyển phát J&T Express đã đồng hành cùng nông dân Bắc Giang trong việc hướng dẫn trực tiếp cách livestream bán vải thiều trên mạng xã hội, hỗ trợ thu hái na bở cho người dân xã Liên Khê, góp phần tiêu thụ bưởi và sầu riêng cho các nhà vườn Nha Trang.
Theo ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express, với xu thế trực tuyến mạnh mẽ như hiện nay, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, sàn TMĐT, người nông dân hay KOC (người tiêu dùng chủ chốt) đều giữ một vị trí cân bằng. Các doanh nghiệp phải cùng nhau đề xuất giải pháp toàn diện, chỉ dẫn cho người nông dân từ điểm A đến điểm B để việc giao thương của người bán trở nên thuận lợi hơn, tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào một đơn vị.
Duy Vũ
Trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, hệ thống 2 sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và Postmart ghi nhận mức tiêu thụ các sản phẩm hàng nông sản, đặc sản đặc trưng ngày Tết cao gấp 2 - 3 lần so với bình thường.
" alt=""/>Đưa nông sản lên sàn TMĐT: Nhu cầu lớn tạo ra làn sóng mới