Nhận định, soi kèo Juventus vs Monza, 23h00 ngày 27/4: Chiến đấu đến cùng
Sở GTVT Hà Nội vừa trình thành phố phương án tổ chức thí điểm trông giữ xe ô tô dưới lòng đường theo ngày chẵn, lẻ. Có 5 tuyến phố đủ điều kiện đầu tiên được Sở GTVT chọn thực hiện từ tháng 11 này.Cụ thể, 5 tuyến phố được Sở GTVT Hà Nội lựa chọn, bao gồm: Dã Tượng, Nguyễn Gia Thiều, Cửa Đông, Trần Xuân Soạn, Lê Đại Hành. Theo ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, đây là những tuyến phố có mặt cắt rộng trên 11 m, nếu dành 1,8m cho một làn ô tô đỗ thì lòng đường mỗi bên vẫn còn trên 4,5m, đủ cho phương tiện, trong đó có ô tô, xe máy lưu thông hỗn hợp.
“Thực tế việc đỗ xe một bên đường cũng đang được Sở GTVT cấp phép cho Cty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội thực hiện trên phố Dã Tượng thời gian qua. Theo đó, ngoài hai làn phương tiện chạy hỗn hợp ổn định, hiện lòng đường phố Dã Tượng hướng Lý Thường Kiệt đi Trần Hưng Đạo đang được tổ chức trông giữ ô tô và không gây ảnh hưởng nhiều đến giao thông”, ông Quang nhấn mạnh.
 |
Thay vì đỗ xe 1 bên, từ tháng 11 phố Dã Tượng được đề xuất trông xe hai bên đường theo ngày chẵn, lẻ. |
Về lộ trình thực hiện phương án này, ông Quang cho biết, Sở GTVT đề xuất hai giai đoạn thực hiện, giai đoạn 1 sẽ chọn tuyến phố Dã Tượng để tổ chức trông xe theo ngày chẵn lẻ ngay trong tháng 11 này. Theo đó, từ giấy phép đã cấp một bên cho Cty Khai thác điểm đỗ xe trông xe lâu nay, Sở GTVT Hà Nội sẽ cấp bổ sung trông xe cả hai bên trên phố Dã Tượng cho Cty Khai thác điểm đỗ xe trông xe theo hướng, ngày chẵn trông xe bên số nhà chẵn, ngày lẻ trông xe bên số nhà lẻ. “Phương án này đảm bảo công bằng cho người dân sống và kinh doanh trên các tuyến phố được tổ chức trông xe dưới lòng đường, không đỗ xe cố định một bên như phố Dã Tượng hiện nay”, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội nêu thực tế.
Phải đánh giá, rút kinh nghiệm khi nhân rộng
Với các tuyến phố còn lại như Nguyễn Gia Thiều, Cửa Đông, Trần Xuân Soạn, Lê Đại Hành sẽ được thực hiện từ quý 1/2017 (giai đoạn 2). Tuy nhiên, để có cơ sở nhân rộng mô hình này ra 4 tuyến phố trên cũng như nhiều tuyến phố khác, trước khi thực hiện Sở GTVT Hà Nội cho biết, tháng 12/2016 sẽ tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện trên phố Dã Tượng.
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, hiện nay các điểm đỗ xe ô tô trên địa bàn thành phố mới đáp ứng được gần 10% nhu cầu của người dân, do vậy cùng với các giải pháp lâu dài, thành phố và Sở GTVT đang thực hiện nhiều giải pháp trước mắt, trong đó có bố trí các điểm trông xe dưới lòng đường tại các tuyến phố có đủ điều kiện để tăng khả năng đáp ứng của giao thông tĩnh.
Tuy nhiên Sở GTVT Hà Nội cũng lưu ý các đơn vị thực hiện, ngoài mặt cắt trên 11m, các tuyến phố thực hiện trông xe trên đường phải được tổ chức giao thông 2 chiều, không có dải phân cách giữa. Các điểm đỗ, trông giữ xe được bố trí sắp xếp một hàng xe đỗ dọc dưới lòng đường, với bề rộng vạch sơn điểm đỗ là 1,8m tính từ mép vỉa hè, phải trừ cổng của cơ quan, trụ cứu hỏa, các đầu nút giao thông, ngõ đi chung theo quy định.
(Theo Tiền Phong)
" alt=""/>Chọn 5 tuyến phố thí điểm đỗ xe chẵn, lẻ
Bạn đang sở hữu một chiếc ô tô cho riêng mình nhưng nhu cầu sử dụng ít. Lời khuyên cho bạn là hãy sử dụng xe ít nhất 2 lần một tuần nếu muốn bảo vệ mọi bộ phận của xế yêu.Nhiều chủ xe có suy nghĩ, quan điểm rằng họ thường xuyên không sử dụng chiếc ô tô của mình trong nhiều tháng liền mà cũng không có vấn đề gì xảy ra. Thế nhưng, trong thực tế lại không phải như vậy. Các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và bảo dưỡng tô tô khuyến cáo người dùng nên lái xe của mình vài lần một tháng với tối thiểu là 16km và vận tốc trên 80 km/h nếu muốn bảo vệ tốt nhất chiếc xe của mình.
 |
Nếu ít sử dụng xe hãy dùng xe ít nhất 2 lần/tuần. |
Yêu cầu đối với người sử dụng xe nếu không có nhu cầu dùng xe quá nhiều không phải nên thỉnh thoảng khỏi động động cơ mà còn cần vận hành chiếc xe đó nữa. Sau khi khởi động xe bạn hãy để yên xe trong khoảng 10 phút giúp động cơ nóng lên ở nhiệt độ vận hành thông thường, thực hiện việc vận hành xe vài km để giúp mọi bộ phận khác như hộp số, phanh, hệ thống treo, hệ thống nhiệt độ, chất lỏng, lớp bọc,… ở trên chiếc xe của bạn được khởi động sau nhiều ngày nằm “đắp chiếu”.
Việc để xe quá lâu mà không sử dụng có thể dẫn tới nguy cơ ắc quy xe sẽ dần dần mất đi năng lượng, sau đó bạn sử dụng lại xe, tiến hành khởi động cho xe chạy sẽ khiến ắc quy mất năng lượng nặng nề hơn. Việc thỉnh thoảng lái xe vài km sẽ giúp ắc quy xe có thời gian nạp lại năng lượng.
Vì sao không nên để xe quá lâu mà không sử dụng?
Nếu bạn để xe quá lâu trong garage mà không sử dụng xe khiến lốp xe dần bị xì hơi dù được bảo vệ trong điều kiện tốt nhất đi chăng nữa. Tình trạng trọng lượng lớn của xe đè nén lên lốp xe lâu ngày sẽ khiến số điểm dẹt ở trên lốp xe của bạn tăng lên đáng kể. Cần tiến hành bơm lốp xe, sử dụng xe khi cần nếu không muốn lốp xe của mình bị hết hơi và có những vết dẹt vĩnh viễn xuất hiện.
Để xe quá lâu không sử dụng sẽ khiến chiếc xế yêu của bạn trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại động vật gặm nhấm. Chúng sẽ làm tổ ở phần mui xe, trong ống xả,… và nhiều vị trí thích hợp khác mà chúng muốn. Không chỉ vậy, nếu bọn gặm nhấm cảm thấy đói chúng có thể nhai bất kỳ bộ phận nào của xe từ dây cáp, các bộ phận sử dụng vật liệu hữu cơ,… vô cùng nguy hại.
Việc lâu ngày không sử dụng xe còn tạo cơ hội cho độ ẩm tăng cao trong bình xăng, nhất là với những chiếc ô tô bình xăng không được đầy, lâu dần sẽ khiến tình trạng ăn mòn xuất hiện và bình xăng trên ô tô của bạn rất dễ bị rò rỉ.
(Theo Kinh tế đô thị)
" alt=""/>Bảo vệ ô tô bằng cách sử dụng ít nhất 2 lần một tuần
Không phải ngẫu nhiên mà các kỹ sư thiết kế lại bố trí chân chống nghiêng xe máy ở bên phía trái.Một chiếc xe máy đều có hai chiếc chân chống, một để chống đứng và một để chống nghiêng. Chân chống đứng gồm 2 chân cân bằng giúp bạn có thể “dựng” xe lên để chằng, buộc hàng hóa. Loại chân chống này giúp xe “đứng” thẳng nên xe khó đổ và tiết kiệm diện tích hơn khi để xe. Tuy nhiên, chân chống đứng chỉ dùng trong một vài trường hợp vì khá bất tiện và tốn sức.
Vì thế, một chiếc xe máy thông thường có thêm một chân chống nghiêng, được bố trí ở phía bên trái xe. Người dùng sử dụng nó hằng ngày nhưng rất ít người giải thích được tường tận là vì sao nó lại được lắp đặt ở phía bên trái.
 |
Bản thân ngay từ khi ra đời, chân chống xe máy đã được đặt ở phía trái ngay phía dưới tay lái. Chi tiết rất nhỏ nhưng vô cùng hữu dụng trên xe máy này được phát minh bởi Alfred Berruyer vào năm 1869. Có hai câu trả lời khi lí giải tại sao người ta lại bố trí chân chống phía bên trái. Đó là kỹ thuật và thói quen sử dụng.
Về mặt kỹ thuật, khi xe tay ga chưa ra đời, những chiếc xe số luôn có bàn đạp phanh sau ở bên phải. Chân chống ở bên trái có thể giúp hai bộ phận phanh và chân chống hoạt động độc lập.
Thêm vào đó, do hộp số ở bên trái, khi chuẩn bị chạy xe, người sử dụng sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chống rồi đạp số. Do đó nếu chân chống đặt ở bên phải, người điều khiển xe sẽ phải tốn thao tác hơn khi dùng chân phải gạt chống, dùng chân phải làm trụ, rồi mới dùng chân trái đạp số.
Về thói quen sử dụng, theo nhiều tài liệu, chân chống xe máy ở bên trái xuất phát thói quen thuận bên phải của con người. Bạn có thể thấy, hầu hết chúng ta đều thuận bên phải nên khi dừng xe lại, để xuống xe, đa số đều đưa chân phải lên cao, xoay người theo hướng chiều kim đồng hồ.
Tương tự như khi lên xe, chúng ta cũng đưa chân phải lên và quay người ngược chiều kim đồng hồ để ngồi lên xe. Vì thế, thiết kế chân chống bên trái là giúp người điều khiển xe có thể dễ dàng xoay người khi lên và xuống xe.
Để xác minh điều này, bạn có thể thử làm ngược lại khi lên và xuống xe: dùng chân phải làm trụ, chân trái đưa cao và xoay người qua bên phải, như vậy sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều này được áp dụng từ xe đạp cho đến xe máy.
Cũng có tài liệu cho rằng do thói quen lên ngựa, xuống ngựa bên trái của người Anh mà sau này khi xe máy ra đời, chân chống cũng được thiết kế bên trái để chúng ta bước lên và bước xuống ở phía bên trái xe. Tuy nhiên, ý kiến này không hoàn toàn có tính thuyết phục.
(Theo Trithucthoidai)
" alt=""/>Vì sao chân chống xe máy lại ở bên trái?