"Mọi người liên tục phàn nàn về chiếc iPhone hết pin quá nhanh khiến họ không thể dùng trong một ngày mà không cần phải sạc lại. Theo tôi đó có thể là do lỗi của hệ điều hành iPhone 3.0 tự động kích hoạt quá nhiều tính năng không cần thiết trên thiết bị", Aaron Vronko, CEO của hãng Rapid Repair, công ty chuyên sửa chữa iPod và iPhone nói.
Vronko còn là người đầu tiên phát hiện ra rằng dung lượng pin của chiếc iPhone 3GS thực ra chỉ “mạnh mẽ” hơn pin của chiếc iPhone 3G khoảng 6% chứ không quá “khủng” như Apple tuyên bố.
Người dùng bắt đầu lên tiếng phàn nàn về tình trạng nhanh hết pin trên iPhone 2G và iPhone 3G kể từ khi Apple chính thức công bố phiên bản iPhone 3.0 (ngày 17/6). Hiện tượng này cũng đã xuất hiện trên iPhone 3GS.
"Sau khi cập nhật iPhone 3.0, dung lượng pin trên chiếc iPhone của tôi giảm đi đáng kể. Trung bình nó tiêu thụ khoảng 5 đến 10% dung lượng mỗi giờ”, một người dùng có nickname là “ukfasthands" phát biểu trên diễn đàn của Apple.
"Tôi cũng gặp tình trạng tương tự kể từ khi nâng cấp lên iPhone 3.0", một người dùng có tên là Donald Cowan cũng phát biểu trên diễn đàn này, "Thông thường, chiếc iPhone 2G của tôi có thể dùng được 5 ngày ở chế độ chờ nhưng bây giờ may mắn lắm mới dùng được 1 ngày”.
![]() |
Có lẽ những thông số về pin này của Apple chỉ đúng khi không dùng với iPhone 3.0. |
Người dùng iPhone 3G cũng “kêu ca” nhiều không kém. Một người có tên là Paul Irvine cho biết: “Chỉ trong vòng 2 tiếng, chiếc iPhone 3G của tôi đang từ đầy pin tụt xuống chỉ còn 20%".
" alt=""/>“Điên tiết” vì iPhone nhanh hết pinDù người nhận bối rối từ chối nói không khó khăn, cụ vẫn cương quyết tặng gạo bằng được.
Clip này được chị Vũ Thị Hồng Nhung ghi lại. Chị xúc động viết: "Cứ cho đi rồi sẽ nhận lại xứng đáng. Tiền bạc có thể thiếu nhưng tình cảm thì không thể đong đếm được".
Hóa ra, đây không phải lần đầu cụ ông mang những món quà quê gửi tặng nữ dược sĩ ở quầy thuốc.
Cụ ông tặng gạo cho nữ dược sĩ (Video NVCC).
2 năm trước, chị Nhung đã thuê cửa hàng mở quầy thuốc tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Chị Nhung tính tình cởi mở, chào hỏi lễ phép với người trên.
Chị quan sát thấy một cụ ông hay đi xe đạp mua thức ăn ngang qua. Nữ dược sĩ mau mồm chào hỏi. Cụ cũng cởi mở đáp lại.
Sau này, chị Nhung mới biết gia đình cụ ở Sóc Sơn (Hà Nội). Đây là khu vực giáp ranh với tỉnh Bắc Giang, chỉ cách 1-2km.
Do khu vực này có chợ lớn, ông cụ thường xuyên qua đây đi chợ. Có lần, cụ chia sẻ đang đi mua sữa cho bà. Chị Nhung mong muốn được biếu cụ một thùng sữa.
Tuy nhiên, cụ nhất định không lấy nhiều đến vậy, chỉ nhận vài hộp. Hỏi ra mới biết, cụ bà đã mất, cụ ông bị lẫn nên hay nhắc lại chuyện đi mua sữa.
Dịp cuối năm trước, cụ ông bước vào quầy thuốc nhờ chị Nhung mua hộ chiếc xe đạp. Giọng cụ từ tốn: "Em bị người ta lấy mấy xe đạp, chị xem nhà ai có không mua hộ".
Dù tuổi đã cao, nhưng cụ vẫn luôn xưng "em", gọi "chị". Thấy vậy, chị này nhớ ra ở nhà có chiếc xe đạp cũ không dùng tới.
Sau khi sửa sang, chị đã tặng lại cụ để lấy phương tiện đi lại. Nhận chiếc xe đạp, cụ khăng khăng trả tiền cho chị. Chị Nhung cũng nhất quyết không cầm tiền mà cụ đưa.
Sự quý mến dành cho cụ ông của chị xuất phát từ đáy lòng. Chị muốn biếu cụ tiền, thuốc thang nhưng cụ vẫn từ chối. Mãi sau này, chị được biết cụ vẫn sống cùng con cháu nên chị cũng tránh can thiệp vào cuộc sống riêng của cụ.
Sau việc được tặng xe đạp, nhà trồng được rau sạch hay gà đẻ quả trứng cụ ông vẫn nhớ mang tặng nữ dược sĩ ở tiệm thuốc. Chỉ vài món quà bình dị như mớ rau, cân gạo đó, chị Nhung cảm hiểu được tấm lòng thơm thảo của cụ ông.
Từ sự việc như vậy, nữ dược sĩ luôn căn dặn bản thân phải sống bằng cái tâm, chân thành yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh. Chị cho đi cũng không mong cầu được nhận lại. Những việc làm hằng ngày đúng với lương tâm nên lòng chị cảm thấy thanh thản, có cuộc sống bình yên.
" alt=""/>Hành động bất ngờ của cụ ông sau khi được người lạ tặng xe đạpNghệ sĩ 10X Minh Quý vỡ òa trong niềm vui sướng và hạnh phúc khi được xướng tên ở giải Vàng.
"Huy chương Vàng là niềm tự hào của tôi khi được góp phần vào vinh quang của âm nhạc nước nhà. Đặc biệt, tôi cũng muốn dành tặng giải nhất này như món quà sinh nhật gửi tới thầy Đào Nguyên Vũ - giảng viên khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Thầy đã dày công ôn luyện và dìu dắt tôi suốt thời gian qua”, Minh Quý bày tỏ.
Minh Quý chia sẻ thêm, trên con đường nghệ thuật đã đi qua đều có sự động viên của gia đình. Họ chính là động lực để khi cảm thấy mệt mỏi, Minh Quý cũng không được nản ý chí: "Tấm huy chương này, ngoài niềm vinh dự cho cá nhân, tôi còn muốn gửi tới bố mẹ mình. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đấng sinh thành”.
Nói về cậu học trò của mình, nghệ sĩ opera - giảng viên thanh nhạc Đào Nguyên Vũ cho biết: “Dương Minh Quý là một sinh viên chăm chỉ, ngoan và có sự cầu tiến. Mặc dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em không ngừng nỗ lực phấn đấu. Em là một giọng baritone đẹp, có độ chín về kỹ thuật”.
Dương Minh Quý sinh năm 2001 tại Vĩnh Phúc trong một gia đình có truyền thống yêu âm nhạc. Hiện tại, Minh Quý là sinh viên năm 4 (hệ Đại học) tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Để đạt được thành tích như hiện tại, Minh Quý đã trải qua một hành trình dài đầy nỗ lực. Sau khi học xong cấp 2, Minh Quý thi đỗ Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là thời điểm cậu bé có dáng người nhỏ nhắn chính thức bước chân vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp.
Trong 4 năm học trung cấp, Minh Quý có cơ duyên gặp và nhận sự dạy dỗ của giảng viên thanh nhạc Quỳnh Trang. Cô chính là người kết nối để Minh Quý gặp được thầy Đào Nguyễn Vũ - người có vai trò quan trọng với chàng trai trẻ trong việc lựa chọn hướng phát triển.
Với sự giúp đỡ của thầy Đào Nguyên Vũ, Minh Quý thi đỗ thủ khoa đầu vào của Trường Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nhưng đã chọn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Trong suốt thời gian học tập tại Hà Nội, Minh Quý đều tự kiếm tiền trang trải cho bản thân bằng việc đi hát và dạy học. “Thành công đến từ sự khổ luyện và kiên trì. Từ nhỏ tôi đam mê âm nhạc, ước mơ trở thành ca sĩ đã thôi thúc tôi cố gắng mỗi ngày. Tôi tự hứa sẽ dốc sức nhiều hơn nữa để luôn cống hiến hết mình cho âm nhạc”, Minh Quý nói.
Liên hoan Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (APAF) nhằm mục đích thúc đẩy sự hòa hợp, hòa bình và tình hữu nghị toàn cầu thông qua trao đổi văn hóa đa dạng, hội thảo và các cuộc thi biểu diễn nghệ thuật. APAF được tổ chức từ năm 2013 với sự tham gia của nhiều quốc gia gồm: Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia… Ban tổ chức mong muốn những người tham gia sẽ nuôi dưỡng và vun đắp sự đoàn kết, hòa bình thông qua hiểu biết về sự đa dạng của các nền văn hóa, chủng tộc, ngôn ngữ, tín ngưỡng, truyền thống và phong tục. Một số ngôi sao trẻ của Việt Nam đã giành được giải thưởng cao tại Liên hoan này như: Nguyễn Thu Hằng, Nguyên Đoàn Thảo Ly, Đặng Anh Tuấn. |