Trước đó, theo Bloomberg, Trung Quốc đã cho lắp đặt các con chip gián điệp siêu nhỏ trên bo mạch chủ do hãng công nghệ Mỹ SuperMicro chế tạo. Hệ thống máy chủ của hơn 30 công ty lớn gồm cả Apple, Amazon và một loạt những cơ quan của chính phủ Mỹ được cho rằng đều sử dụng bảng mạch này.
![]() |
Mỹ phủ nhận việc các công ty công nghệ hàng đầu bị cài chip gián điệp vào máy chủ |
Con chip này có thể chuyển dữ liệu từ máy chủ đến kẻ tấn công, cho phép theo dõi toàn bộ thông tin, hoạt động những công ty giàu có và mạnh vào bậc nhất thế giới.
Apple, Amazon và Supermicro ngay sau đó đã đưa thông báo phủ nhận cáo buộc của Bloomberg. Tuy nhiên, Bloomberg cho biết hãng này sẵn sàng chịu trách nhiệm trước nguồn tin của mình.
Nhiều ý kiến cho rằng, Apple và Amazon đã cố tình che giấu việc bị cấy chip gián điệp. Nhưng cũng có những người nghi ngờ độ tin cậy cáo buộc của Bloomberg.
![]() |
Quy trình "cài đặt" chip "gián điệp" vào các công ty công nghệ |
Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh mạng trước các mối đe dọa trong và ngoài nước. Rất hiếm khi tổ chức này đưa ra tuyên bố về một mối đe dọa cụ thể. Còn theo Bloomberg, vụ việc này đã được liên bang điều tra trong 3 năm.
Cho đến thời điểm hiện tại, vụ việc tạo ra xung đột ngay cả trong giới chuyên gia công nghệ, nhiều người không biết nên tin Bloomberg hay những nguồn tin khác. Và cho đến khi loại chip gián điệp này chưa được công bố, vụ việc sẽ tiếp tục gây tranh cãi.
H.N. - Thùy Linh - Thu Trang (tổng hợp)
" alt=""/>Mỹ đứng về phía Apple và Amazon phủ nhập chip gián điệp 'đầu bút chì'![]() |
Meltdown là lỗi bảo mật nghiêm trọng nhất xuất hiện trên chip Intel |
Đây là giải pháp đầy “đau đớn” nếu biết rằng toàn bộ mẫu chip Intel trong hai thập kỷ qua đều dính hai lỗi bảo mật mới nhất, Meltdown và Spectre.
Meltdown là lỗi bảo mật nghiêm trọng nhất xuất hiện trên chip Intel hơn 20 năm qua. Trong khi đó, Spectre ảnh hưởng tới nhiều sản phẩm chip, gồm Intel, AMD và ARM.
CERT Mỹ cho rằng các miếng vá bảo mật của Intel và hãng thứ ba không giải quyết triệt để vấn đề. Cách duy nhất là thay thế phần cứng và điều này có thể khiến hàng loạt cơ quan chính phủ, các tổ chức lớn lo ngại.
Ngoài ra, các miếng vá bảo mật còn bị cho sẽ làm giảm 30% hiệu suất hoạt động của máy tính. Đây là điều khó chấp nhận với bất cứ người dùng nào, không chỉ riêng các tổ chức doanh nghiệp.
Với người dùng thông thường, giải pháp có thể chấp nhận được là cài đặt bản sửa lỗi và điều chỉnh lại trình duyệt web. Tuy nhiên, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp có thể phải cân nhắc giải pháp thay thế vô cùng tốn kém.
Giám đốc điều hành Intel, Brian Krzanich, đã bán 24 triệu USD cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu trước khi scandal lỗi chip vỡ lở.
" alt=""/>Sửa lỗi chip Intel: Chỉ có cách thay chip mớiWi-Fi có khó mang theo?
Mùa du lịch đến, chỉ cần gõ từ khóa “hành lý du lịch” trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google, bạn sẽ nhận được hàng trăm nghìn kết quả liên quan. Bạn còn có thể dễ dàng lựa chọn chỗ ăn uống, nghỉ ngơi cho chuyến đi chỉ với vài cú click chuột trên màn hình, tất tật thông tin về nơi ăn chốn ở, địa điểm vui chơi, thăm thú, hay cả những kinh nghiệm được các cộng đồng yêu du lịch, nhóm “phượt” chia sẻ. Từ danh sách đồ dùng, vật dụng nhất định phải đem theo đến hướng dẫn chi tiết cách xếp đồ… đều chẳng khó để tìm thấy thông tin hay thậm chí đặt mua giao tận nhà. Nhưng vẫn có một thứ khó chuẩn bị và chắc chắn cần thiết trong mỗi chuyến đi, đó là sóng Wi-Fi để kết nối thông tin liên lạc.
Đi du lịch nước ngoài, du khách sẽ gặp không ít khó khăn khi mua SIM điện thoại bản địa vì một số nước mức giá SIM khá cao, dung lượng data có sẵn cực không nhiều, việc nạp tiền khó khăn. Trong khi đó, du lịch trong nước sẽ rất nhiều vùng miền núi, đảo hay khu du lịch còn hoang sơ thì khái niệm Wi-Fi khá xa lạ.
Từng đến Nhật Bản du lịch hè, bạn Ngô Hồng Giang (Đà Nẵng) chia sẻ: “Việc mua SIM điện thoại khó khăn hơn mình tưởng, loại SIM mình mua lại chỉ để gọi là chính chứ sóng 4G tốc độ rất chậm và dung lượng thấp. Cứ lúc nào cần dùng mạng là mình phải vào các quán café hoặc siêu thị tiện lợi. Nhưng cũng không phải giải pháp tốt vì một số nơi muốn dùng mạng công cộng phải đăng ký bằng chứng minh thư hoặc số hộ chiếu rất phức tạp”.
Trong khi đó, có những người thích du lịch bụi bằng xe phân khối lớn như Nguyễn Hoàng (Hà Nội) lại cho biết: “Mình đi du lịch bụi theo nhóm nên sẽ hay qua khu rừng núi, những cung đường ven biển không một bóng người. Lúc này mà tìm nơi có Wi-Fi đúng là thách đố. Nhóm mình muốn tìm một thiết bị phát Wi-Fi tiện để dùng trong trường hợp này”.
Xu thế người người, nhà nhà dùng mạng xã hội và đi đâu cũng muốn check-in khiến việc tìm nơi có Wi-Fi, 3G hay 4G tốc độ cao cũng theo đó thành nhu cầu thiết yếu. Du khách hiện đại coi internet là hành lý không thể thiếu như quần áo, giấy tờ cá nhân vậy.
Thiết bị phát sóng Wi-Fi, vật bất ly thân của dân du lịch
" alt=""/>Bí kíp để có ngay 10 GB data/ngày khi đi du lịch