Chương trình đang “hot” nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16 Series và OPPO Find N3 với mức giá siêu ưu đãi, nhờ voucher lên đến 5 triệu đồng từ Viettel++. Đây là những dòng điện thoại thông minh được yêu thích hàng đầu hiện nay với thiết kế thời trang, nhiều tính năng hiện đại và kết nối 4G, 5G mượt mà, ổn định. Ưu đãi này được coi là rất thiết thực khi Viettel đang chuẩn bị triển khai phủ sóng 5G trên toàn quốc, mở ra kỷ nguyên mới với tốc độ mạng siêu nhanh, sau khi đã thành công chuyển đổi 2G sang 4G trên toàn quốc.
Với thiết bị di động “xịn sò” có mạng 5G, khách hàng sẽ được trải nghiệm những tiện ích vượt trội như gọi video chất lượng cao, livestream mượt mà, và các ứng dụng đòi hỏi tốc độ xử lý cao khác.
Khách hàng cũng có thể truy cập ứng dụng My Viettel/ Viettel++ để nhận voucher ưu đãi vui chơi, giải trí như xem phim, ăn uống hay shopping. Với 200.000 ưu đãi, quà tặng trong chương trình, khách hàng đều dễ dàng đổi điểm tích lũy lấy voucher dành riêng cho mình, như: cặp vé xem phim tại Lotte Cinema; voucher thưởng thức các món ẩm thực cao cấp tại nhà hàng San Fu Lou hoặc nhà hàng Hoàng Yến; voucher mua sắm tại các thương hiệu Elly, Thế giới di động, Điện máy xanh, Big C, Elmich, Pizza Hut, nhà sách Fahasa, Tocotoco, mua sắm tại GS25, My Kingdom có mệnh giá từ 100.000 – 200.000 đồng…
“Viettel++ mong rằng, những ưu đãi và quà tặng trong chương trình “20 năm Viettel Mobile” là lời cảm ơn chân thành, thiết thực mà Viettel gửi đến các khách hàng đã cùng đồng hành trong suốt hành trình dài 20 năm qua”, đại diện Viettel Mobile bày tỏ.
Để được giải đáp mọi thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 18008098 (miễn phí) để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Hồng Nhung
" alt=""/>Viettel Mobile gửi tặng 200.000 ưu đãi hấp dẫn mừng tuổi 20Hoàng Dương: "Bạn bè tôi đi làm kinh doanh, marketing và nhiều nghề khác để sống"
Tôi chọn đúng ngành vì tôi yêu thích sư phạm nhưng lại sai chuyênmôn, đó là sư phạm Tin học. Lẽ ra, một đứa học chuyên Toán, phải là lựachọn sư phạm Toán mới đúng.
Học xong 4 năm tôi ở lại trường Sư phạm và làm trong Viện nghiên cứusư phạm, làm một chuyên viên ở đó. Chỉ là muốn ở lại trường tìm kiếm cơhội mà tôi đã lãng phí mất 4 năm của mình với một công việc không phùhợp.
Thực ra là cái chung cho dân sư phạm chúng tôi là ít ai được làm đúngngành. Bạn bè tôi đi làm kinh doanh, marketing và nhiều nghề khác đểsống. Nói chung, tỷ lệ sinh viên sư phạm phải đi làm trái nghề rất cao.Vì sao?
Một sự nghiệp tốt sẽ được bắt đầu bằng sự hiểu mình
Nên tôi hoàn toàn hiểu cảm giác tại sao anh Đăng đang là phó trưởngkhoa chuyên môn, được cơ cấu lên làm phó hiệu trưởng, anh ấy phải lựachọn là từ chối để làm chuyên môn.
Tôi có biết anh Đăng không muốn trở thành một nhà quản lý tệ, mà muốntrở về chuyên tâm làm một nhà khoa học giỏi. Suy từ bản thân mình, tôihoàn toàn hiểu được lựa chọn của anh Đăng.
Tôi hiểu anh Đăng có những cái lựa chọn của riêng mình và cái khó ởcái thế là lựa chọn ấy hoàn toàn không được cả một hệ thống chấp nhận.
Góc nhìn của tôi là anh Đăng ở trong một môi trường không hoàn toànphù hợp với tố chất anh Đăng nên xung đột ấy là xung đột hoàn toàn tiềmẩn.
Nhưng, vì đã từng đi dạy kỹ năng, tôi nhận thấy vấn đề giữa anh Đăng và nhà trường có rất nhiều điều không ổn về mặt ứng xử.
Anh Đăng có lựa chọn mà tôi nghĩ là dũng cảm và chính trực là nói lêntất cả sự thật thay vì lẳng lặng bỏ đi như tôi hay bao nhiêu ngườikhác.
Có thể do tôi chưa có những mâu thuẫn lớn như anh Đăng nhưng nếu giả sử là có, tôi cũng không lựa chọn cách ứng xử như anh Đăng.
Tôi nghĩ, trong trường hợp đó, hoặc anh Đăng phải thay đổi môi trườnglàm việc, hoặc anh Đăng phải thay đổi chính bản thân mình để phù hợpvới điều đó. Nhưng đánh đổi thứ 2 này, tôi thấy không đáng.
Một sự nghiệp tốt sẽ được bắt đầu bằng sự hiểu mình. Phải hiểu mìnhlà ai, mình có tố chất gì, mình phù hợp với loại công việc nào.
Anh Đăng quan niệm thành công rất đúng chuẩn của thế giới, tức làngười ta được là chính mình, phù hợp với tố chất năng lực của mình mớilà tốt nhất thay vì mặc một cái áo hoàn toàn không phù hợp, không thểnào vừa vặn với bản thân.
Sự lựa chọn trở thành nhà khoa học chuyên tâm của anh Đăng mâu thuẫnvới quan điểm của nhà trường trong vấn đề đào tạo con người.
Tôi cho rằng chuyện bị kỷ luật về việc đi mà không báo cáo là cái cớđể nhà trường giải quyết mâu thuẫn bấy lâu từ việc phát triển thế giớiquan trong phát triển con người.
Xét trên góc độ của một người làm kỹ năng, tôi nhận thấy cả nhà trường lẫn anh Đăng đều chịu thiệt thòi trong vấn đề này.
Cả hai cùng đều làm tổn thương nhau và làm ảnh hưởng đến những ngườikhác, đó hoàn toàn không phải là lựa chọn khôn ngoan, nhất là lựa chọncủa những người làm công tác sư phạm.
Về phía nhà trường, tôi nghĩ rằng, một phó trưởng khoa đi hội thảo 5ngày không xin phép cùng lắm là cảnh cáo, chứ không thể đang từ một phókhoa chuyên môn lại không cho người ta làm chuyên môn, đẩy vào làm mộtviệc tréo ngoe.
Tuy nhiên, cả nhà trường và anh Đăng, tạm gọi là những nhà sư phạm cókiến thức, có tư duy, đừng để mọi thứ tồi tệ đi. Hãy nghĩ đến giải pháptrước khi câu chuyện trở nên bung bét.
Công bằng mà nói, anh Đăng cũng có những ngoan cố của mình. Anh ấycũng có một phần lỗi trong đó vì đã để mọi chuyện ngoài tầm kiểm soát vàcùng với nhà trường làm cho mọi thứ đi quá xa so với câu chuyện nội bộcủa một nhà trường.
Khi nhận công việc ở một trường nâng cấp từ một trường đào tạo tạichức, lại có mẹ từng làm ở đó, anh ấy phải biết có những cái thiếuchuyên nghiệp để đưa ra giải pháp cho mình chứ.
Anh Đăng cần biết, khi anh Đăng lựa chọn quay về, thì anh hãy hình dung ra những rủi ro từ môi trường mang lại.
Bây giờ chuyện cũng đã tan nát thế rồi, anh Đăng nên chọn một môitrường để anh ấy được là một nhà nghiên cứu, một người giảng dạy, vàthay đổi mình trong một số vấn đề ứng xử để không làm mất thời gian vàtuổi trẻ của mình.
Thực ra ở đâu cũng thế thôi, nếu anh chọn ở Việt Nam, vẫn còn nhữngtồn tại, những cái nhiều khi chẳng đâu vào đâu mà anh phải đối mặt. Thậmchí, đôi khi phải gạt ra ngoài sự quan tâm để mình làm tốt công việccủa mình.
Mọi việc đều có thể giải quyết tùy vào cách ta ứng xử. Tôi vẫn chorằng chuyện với nhà trường không quá lớn. Nó lớn chỉ vì cả hai thổi chonó ngày càng lớn hơn để cuối cùng cả hai bên chiến thì hai bên đềuthương tật.
Những nhà giáo đi cãi nhau, người ngoài nhìn vào thì cũng chẳng ralàm sao cả. Cuộc cãi cọ đó cũng trở thành mua vui cho dư luận, chẳngđược một vài trống canh, mà người trong cuộc thì để lại vết sẹo trong sựnghiệp
Điều đáng tiếc hơn cả là anh Đăng để điều này xảy ra trên mảnh đấtquê hương của mình. Thầy Khoa, sau khi làm bung ra mọi chuyện, sau 10năm, nhìn lại thấy thầy vô cùng lận đận.
Là đồng môn, đồng nghiệp, thực lòng tôi không muốn anh Đăng là một thầy Khoa thứ 2.
Theo Hoàng Nguyên Vũ (Tri Thức Trẻ)TS Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết sinh viên bị đuổi học ngoài lý do kết quả học tập yếu kém còn một số nguyên nhân khác như tự bỏ học vì có hướng đi khác; lựa chọn lại ngành học sau khi đã trúng tuyển; hụt hẫng bởi sự khác biệt giữa phương pháp dạy học phổ thông và đại học, không theo kịp nên nản chí và “rơi rụng” dần; bị tác động bên ngoài nên không tập trung vào việc học dẫn tới kết quả kém.
Theo ông Lý, ngay từ khi trúng tuyển, sinh viên phải xác định việc học đại học rất khác với phổ thông. Bậc đại học cần sự tự giác, tự lập kế hoạch tập và tự học, tự nghiên cứu với sự hướng dẫn của giảng viên. Dù muốn hay không, sinh viên phải xác định rõ nhiệm vụ chính là học tập và nghiên cứu, không sa đà vào việc khác dẫn đến lơ là học tập để bị cảnh báo học vụ.
Về sâu xa, thí sinh khi đăng ký vào đại học cần có định hướng nghề nghiệp. Khi đặt bút đăng ký vào ngành nghề nào thì phải hiểu rõ về nghề đó. Thí sinh phải biết lượng sức mình, không chọn những nghề cao siêu vượt quá năng lực bản thân bằng cách tham khảo các tiêu chí như chỉ tiêu, chương trình đào tạo, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường...
Ông Lý khuyên thí sinh nên dành 18-20 phút để trắc nghiệm khám phá năng lực bản thân, định hướng cho cả cuộc đời, trong đó phải ưu tiên cho sở thích, sở trường của mình, cần thấy sự khác biệt giữa thích và phù hợp. Thí sinh không nên bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe lời khuyên của những người đi trước để biết mình có bị "ngộ nhận" khi lựa chọn ngành nghề hay không.
Trách nhiệm của nhà trường
Tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, mỗi năm có khoảng 4% sinh viên bị buộc thôi học. Ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo nói rằng, con số này đã giảm so với trước đây.
Theo ông, để hạn chế sinh viên bị đuổi học, những năm gần đây, nhà trường đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ sinh viên như triển khai công tác cố vấn học tập, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp, mở lớp học miễn phí, hoặc cho sinh viên chuyển ngành khác nếu đủ điều kiện.
Ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cũng thông tin, để hạn chế việc đuổi học, trường có nhiều giải pháp như tăng cường việc tuyển sinh đúng người, hỗ trợ tài chính, động viên sinh viên trong quá trình học tập, tạo môi trường học tập tích cực, lành mạnh, thân thiện, đồng hành cùng người học.
Ngoài ra, nhà trường cũng có thêm nhiều hoạt động góp phần gia tăng chất lượng đào tạo như hỗ trợ lãi suất cho sinh viên vay vốn học tập, nhằm hạn chế nguyên nhân ngừng học vì lý do tài chính; Xây dựng các không gian học tập mới, giảng đường mới, nâng cấp phòng thí nghiệm, khu thể dục thể thao giúp sinh viên hứng thú trong học tập và gia tăng tiếp thu kiến thức; Các chương trình cùng nhau học tập như đôi bạn cùng tiến, trợ giảng, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ, đồng hành với sinh viên.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, vẫn còn nguyên nhân khác tác động đến phía người học như mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chuẩn đầu ra với việc kéo tỉ lệ nghỉ học giảm xuống.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng sinh viên bị đuổi học có một phần trách nhiệm của nhà trường mà đôi khi lý do đơn giản là giảng viên không đủ trình độ giảng dạy. Do vậy, việc đầu tiên là các trường phải có đội ngũ giảng viên chuẩn.
Thứ hai, các trường nên có kênh tư vấn hay các clip hướng dẫn sinh viên về cách đăng ký môn học, xem điểm, quản lý thời gian, cách vượt qua môn. Nếu có thể, trường nên có một bộ phận gửi email hoặc nhắn tin đến từng sinh viên.