Từ vài năm trước, những tên tội phạm mạng và các spammer đang mua lại các tiện ích mở rộng này từ các nhà phát triển và sau đó cập nhật chúng mà không thông báo với người dùng, nhằm đưa vào hàng tá quảng cáo trong mọi website mà người dùng truy cập và tạo ra các khoản doanh thu lớn từ điều đó.
Nhưng giờ những tên tội phạm này đã thay đổi mô hình kinh doanh của mình – thay vì phải đầu tư tiền bạc để mua lại các tiện ích đó, các spammer đã bắt đầu một làn sóng tấn công lừa đảo mới nhằm đến việc cướp lấy các extension nổi tiếng trên trình duyệt.
Chỉ mấy ngày trước đây, người ta vừa phát hiện ra cách những tên tội phạm mạng đã tấn công và gây tổn thương cho tài khoản trên Chrome Web Store của một nhóm các nhà phát triển người Đức và cướp đi extesion Copyfish của họ. Sau đó, chúng chỉnh sửa lại nó và đưa vào tính năng chèn quảng cáo để phát tán thư rác đến cho người dùng.
Sau đó vài ngày, một extension phổ biến khác của trình duyệt Chrome, “Web Developer”, đã bị một số kẻ tấn công không rõ danh tính cướp mất. Những kẻ tấn công sau đó đã cập nhật extension này và đưa trực tiếp các quảng cáo vào trong trình duyệt web của hơn 1 triệu người dùng tiện ích này.
Người tạo ra extension Web Developer, công cụ đã cung cấp hàng loạt công cụ phát triển web cho người dùng này, Chris Pederick đã cảnh báo người dùng vào thứ Tư vừa qua rằng, những kẻ tấn công chưa rõ danh tính đã lừa cướp được tài khoản Google của mình, cập nhật extension trên lên phiên bản 0.4.9 và đưa nó tới 1.044.000 người dùng của mình.
Trong các vụ việc trên, đầu tiên những tên tội phạm mạng đều sử dụng các thủ thuật lừa đảo để chiếm quyền truy cập tài khoản Google của nhà phát triển, cướp lấy các extension tương ứng của họ và sau đó cập nhật tiện ích đó để thực thi các tác vụ độc hại.
Tuy nhiên, các phiên bản addon trên Firefox của hai tiện ích mở rộng trên đều không bị ảnh hưởng.
Theo nhà phát triển, phiên bản độc hại của phần mềm này đã nạp mã JavaScript từ web và chạy nó bên trong trình duyệt của người dùng để buộc các quảng cáo trên trang web phải hiển thị. Plugin này có quyền truy cập vào gần như mọi thứ đang diễn ra trong trình duyệt của người dùng – và nó cũng có thể làm mọi thứ, từ đọc các nội dung website cho đến can thiệp vào băng thông, các thao tác trên bàn phím, hay bất cứ tác vụ nào mà kẻ tấn công hình dung được.
Vì vậy, việc cướp đoạt extension Web Developer có thể trở thành một nỗi ác mộng cho người dùng – đặc biệt với các chuyên gia thiết kế khi họ đang truy cập vào tài khoản chính của mình (website, hosting và email) trên cùng trình duyệt có cài extension này.
Pederick cho biết, phiên bản 0.4.9 của tiện ích này có thể còn làm mọi việc tồi tệ hơn, nhưng trong vòng 5 đến 6 giờ sau khi bị tổn thương, anh đã biết về sự có mặt của phiên bản độc hại này, và gỡ nó ra khỏi cửa hàng Chrome, cũng như sửa chữa nó trong khoảng một giờ sau đấy.
Tuy nhiên, các dòng code bị tổn thương cũng đã giúp những tên tội phạm kiếm được một khoản hoa hồng không nhỏ từ quảng cáo chỉ trong vòng vài giờ mã javascript độc hại được kích hoạt. Người dùng Web Developer được khuyến khích nên cập nhật lên phiên bản 0.5 ngay lập tức để tránh bị tổn thương.
Người dùng cũng nên xem xét thay đổi mật khẩu cho tất cả các tài khoản web, cũng như vô hiệu hóa các token đăng nhập và cookies đã được sử dụng trên các website mà họ đã truy cập trong khi sử dụng phải extension bị tổn thương.
Theo GenK
" alt=""/>Một extension trên Chrome Web Store với hàng triệu người dùng vừa bị cướp để phát tán quảng cáoChỉ riêng sự kiện này gã khổng lồ di động đã giúp toàn bộ chỉ số Dow Jones tăng đến 22.000 điểm.
Quan trọng hơn, những con số đáng mừng của quý 2 hoàn toàn trái ngược với tình cảnh trồi sụt bất thường của Táo trong năm vừa qua. Năm ngoái, thành công không ấn tượng như mong đợi của iPhone 6s và 6s Plus đã khiến cho Apple bắt đầu phải chứng kiến các quý tài chính, năm tài chính đầu tiên có doanh thu sụt giảm kể từ 2001.
Cái khó chung
Nhưng xem ra cái khó của Apple trong năm 2016 cũng là cái khó chung của toàn bộ ngành công nghệ di động. Với binh đoàn Android, tình cảnh khó khăn hơn mong đợi đang tiếp tục đến tận ngày hôm nay.
Ví dụ điển hình là Samsung. Dù đã vượt mặt Apple về tổng lợi nhuận trong quý vừa qua (nhờ thành công trong mảng bán dẫn), mảng di động của Samsung lại đang chứng kiến lợi nhuận sụt giảm. Galaxy S8 và S8+ được tuyên bố "đã vượt mặt Galaxy S7 series tại hầu hết các khu vực", song Samsung cũng không hề công bố mức doanh số chính xác đã đạt được trong quý đầu tiên. Dựa theo phân tích của nhiều nguồn tin, tốc độ bán của các dòng Samsung đầu bảng sụt giảm thê thảm so với mốc 10 triệu máy trong vòng 1 tháng phát hành như thời kỳ của Galaxy S3 và S4.
Thậm chí, dựa theo các nguồn tin Hàn Quốc, sau 25 ngày phát hành Samsung đã xuất xưởng tới 10 triệu máy vào các kênh phân phối nhưng mới chỉ bán được 5 triệu máy đến tay người dùng.
Với các tên tuổi đáng chú ý khác, các con số cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. LG lỗ 117 triệu USD cho mảng di động. Tổng doanh thu của HTC đạt... 1 tỷ USD trong nửa đầu năm. Sony lãi vỏn vẹn... 32 triệu USD nhờ cắt giảm chi phí hoạt động và R&D. Nói cách khác, "thành công" của Sony là nhờ biết rút lui (giảm danh mục) khi đã thua cuộc rõ ràng.
Thành công riêng
Các tín hiệu "tăng trưởng" duy nhất của binh đoàn Android có lẽ sẽ tập trung tại Trung Quốc. Huawei khẳng định lượng smartphone xuất xưởng nửa đầu năm đã tăng 21%, đạt 73 triệu máy. Xiaomi gần đây tuyên bố đã tăng số smartphone xuất xưởng lên 23 triệu nhờ mở rộng thành công qua các cửa hàng vật lý. OPPO, Vivo và OnePlus chưa công bố kết quả tài chính cho quý này, song "bộ 3 BKK" này chưa bao giờ dám hé lộ lợi nhuận cả.
Đó cũng là chiêu bài chung của Huawei và Xiaomi. Các hãng smartphone Trung Quốc rất ít khi đề cập tới lợi nhuận khi năm ngoái họ chỉ đạt tầm 1-2% tổng lợi nhuận di động toàn cầu trong lúc Apple chiếm gần 80%. Theo báo cáo tài chính mới nhất, Apple thậm chí còn chứng kiến lợi nhuận tăng mạnh từ 7,8 tỷ USD của quý 2/2016 lên 8,7 tỷ USD của quý 2/2017.
Đáng kể hơn, Apple còn đang giành giật người dùng từ Android. Lượng người dùng thực tế của Apple (bao gồm cả thiết bị cũ và mới) đã tiếp tục tăng ở mức 2 chữ số trong quý vừa qua. Danh mục người mua lần đầu tiên của Táo được Tim Cook khẳng định "vẫn còn tồn tại nhiều cơ hội, ngay cả tại những nước mà mọi người nghĩ là không còn lượng người mua lớn".
Chiến thắng trên sân khách
Xét theo mọi khía cạnh, cuộc chiến di động trong quý vừa qua lẽ ra đã phải đi theo chiều ngược lại. Quý 2 mỗi năm thường là quý người mua bắt đầu tỏ ra hờ hững để chờ đợi iPhone (thường ra mắt vào tháng 9). Quý 2 cũng là quý đổ bộ của phần đông các mẫu Android đầu bảng thuộc các dòng Galaxy S, LG G, Xiaomi Mi v...v...
Sự đối lập này là lý do vì sao Tim Cook có thể cười ngạo nghễ trên thị trường di động, không chỉ cho hiện tại mà cho cả tương lai gần. Sức mua dành cho iPhone 6s và iPhone 7 đã từng bị ảnh hưởng đáng kể khi iFan mang tâm lý chờ đợi một thiết kế iPhone hoàn toàn mới – khi chiếc iPhone đó ra đời vào tháng 9 năm nay, Apple sẽ tiến gần đến mốc 1 nghìn tỷ USD trong lúc Samsung mới chỉ đạt 250 tỷ USD, Google chỉ đạt 650 tỷ USD.
Theo GenK
" alt=""/>Rõ ràng là Apple đã đánh bại binh đoàn Android đầy thuyết phục trong quý vừa quaNhững thử thách theo từng mức độ sẽ lần lượt được đưa ra, từ đứng trên một mỏm đá ném bóng xuống cho tới giải cứu một chú mèo đang mắc kẹt trên một cành cây. Kết thúc mỗi buổi điều trị, huấn luyện viên ảo sẽ thăm hỏi bệnh nhân xem họ cảm thấy thế nào, nỗi sợ có được cải thiện hay không. Đồng thời, các tình nguyện viên cũng được khuyến khích nên luyện tập bên ngoài "thế giới thực" với những độ cao nhất định.
Trước khi bắt đầu, tất cả những người tham gia đều phải điền vào bảng câu hỏi về mức độ nghiêm trọng của nỗi sợ độ cao. Đến khi kết thúc quá trình thực nghiệm vào hai tuần sau đó, 34 trong số 49 tình nguyện viên đã cảm thấy họ không còn sợ độ cao nhiều như trước. Trong khi đó, những người thuộc nhóm kiểm soát đều đánh giá nỗi sợ của họ vẫn không thay đổi so với lúc bắt đầu nghiên cứu. Từ đó cho thấy, nghiên cứu này đã thành công mỹ mãn.
Ngoài ra, VR còn có thể áp dụng vào việc chữa các chứng rối loạn tâm thần. Tuy đây chỉ mới là thử nghiệm đầu tiên nhưng lại cho thấy việc điều trị VR có hiệu quả rất cao mà không cần đến sự trợ giúp từ một bác sĩ chuyên môn (và ít tốn kém hơn).
Là tác giả chính của nghiên cứu, Daniel Freeman, công bố trong một thông cáo báo chí rằng điều này có thể làm tăng số người được điều trị tâm lý nói chung, không chỉ riêng về nỗi sợ độ cao: phương pháp tiếp cận trị liệu bằng VR cũng có tác dụng không nhỏ đối với các chứng rối loạn tâm thần khác.
" alt=""/>Bạn mắc chứng sợ độ cao? VR sẽ là 'người hùng' giải cứu bạn