, ba mẹ con chị Nguyễn Thị Thanh Phượng, 42 tuổi công nhân vệ sinh dân lập đang cố gắng làm sạch con hẻm và thu gom toàn bộ rác chất đầy trước cửa mỗi gia đình.</p><table class=)
 |
Gom rác. |
Chiếc chổi cán dài trên tay, chị quét từ đầu đến cuối hẻm. Mỗi đoạn ngắn chị gom rác lại thành đống. Trong khi đó, 2 đứa con của chị mỗi đứa kéo một xe. Đứa lớn là Huỳnh Phước Thiện, 23 tuổi sinh viên năm thứ 3 Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Văn Lang. Em Thiện, Huỳnh Phước Thông 14 tuổi đang theo học lớp 8. Cả hai anh em hăng say phụ mẹ làm việc trong ngày cuối năm. Mỗi đứa một cây chổi cán ngắn giúp mẹ chuyển toàn bộ rác chứa trong bịch cho lên xe...
Thiện mặc áo thun vàng quần đen. Gương mặt Thiện rất hiền lành và sang sủa. Chiếc nón vải thụp xuống che mất cặp kính cận trên đôi mắt. Thông nón trắng áo đen, quần thể dục đen. Hai anh em không nề hà bất cứ một việc gì.
 |
Con hẻm không còn một cọng rác. |
Chị Phượng cho biết, bình thường chỉ cần một mình chị nhưng ngày cuối năm lượng rác khá nhiều. Gia đình nào cũng muốn nhà mình sạch sẽ trống trải tạo cảnh tượng tốt đẹp trong ngày tết nên thải ra rất nhiều rác. Mấy năm trước còn cố gắng nhưng gần đây sức khỏe không cho phép nên chị phải chờ sự giúp đỡ của 2 con...
Chiếc xe rác đã gần đầy. Mặt trời đã lên cao. Nắng nóng đang phủ xuống. Ba mẹ con vẫn cứ làm việc. Hầu hết các con hẻm trong khu phố đều do chị Phượng đảm nhận công tác vệ sinh. Theo qui định chị chỉ được thu của mỗi gia đình mỗi tháng 20 - 30.000đ/tháng. Vì thế để đủ sống chị càng phải làm việc nhiều hơn.
 |
Anh em giúp nhau. |
Những ngày cận tết công việc nhiều khiến chị không còn tâm trí lo cho việc nhà. Chị nói, sáng nay dậy thật sớm lo nấu nướng làm mâm cơm rồi để đó đi làm. Trưa về sẽ cúng mời ông bà sum họp gia đình xong rồi tiếp tục làm chuyến thứ 2 trong ngày đến 23g mới nghỉ ngơi đón giao thừa.
Nhìn chị và 2 cháu làm việc chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Dường như đối với 2 đứa trẻ không có chút mặc cảm nào cả. Thiện nói với chúng tôi, ba mẹ sinh ra chúng con, tạo cho chúng con một cuộc sống tốt đẹp. Ơn đó chúng con làm sao báo đáp cho hết. Nghề rác gần gũi với dơ bẩn nhưng đồng tiền kiếm ra được bằng nghề rác là đồng tiền sạch. Chúng con tự hào về điều đó nên đã mạnh dạn theo giúp mẹ vào những khi mẹ cần đến.
 |
Bà con trong xóm lì xì cho 3 mẹ con. |
Hai chiếc xe đã đầy rác. Hai anh em mỗi đứa đẩy một chiếc đến vị trí tập kết. Chị Phượng cũng chuẩn bị nhanh chóng về nhà cúng tất niên rồi tiếp tục công việc.
Những con hẻm trong khu phố đã sạch. Sau chuyến thu gom rác cuối cùng vào chiều 30, chúng tôi mong anh chị và 2 cháu có được một cái Tết ấm cúng đầy ắp yêu thương để rồi mồng 2 tiếp tục lao vào công việc.
Trần Chánh Nghĩa
" alt=""/>Chị lao công đưa theo 2 con trai dọn rác ngày cuối năm
</p><p>- 1 trái dừa già</p><p>- Trái ớt sừng (ớt sừng là loại ớt ngọt, không cay, tạo màu đẹp)</p><p>- 3 tép tỏi</p><p>- 1 củ hành tím</p><p>- 1 lát gừng</p><p>- 1 muỗng canh dầu</p><p>- 1 muỗng canh đường</p><p>- 1 nhánh hành lá</p><p>Gia vị: 2 muỗng canh nước mắm +1 muỗng cà phê bột nêm + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê đường + 1 muỗng canh dầu hào</p><p>Thực hiện:</p><table><tbody><tr><td><center><center><img class=)
|
Tỏi + hành tím + hành lá+ ớt và gừng băm nhỏ. Dừa gọt bỏ vỏ nâu thái miếng hơi dày và dài
Cánh gà chặt miếng vừa ăn. Rồi ướp thịt cùng chút hành, tỏi... băm + chút nước mắm và tiêu trộn đều.
Bắc chảo/nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu + 1 muỗng canh đường, thắng màu với lửa thấp. Khi đường chuyển màu vàng nâu cánh gián thì cho hết ớt + lành lá + hành tím + gừng và ớt vào xào thơm (2-3 phút.).
Sau đó cho thịt gà và 2 muỗng canh nước mắm + 1 muỗng cà phê bột nêm + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê đường + 1 muỗng canh dầu hào vào xào săn (5-7 phút).
Cuối cùng cho dừa già vào đổ nước săm sắp thịt, đậy nắp kho lửa vừa. Khi nước rút khoảng 2/3 thì bạn cần nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Đảo thịt kho thêm vài phút là tắt bếp.
Gà kho dừa già cho ra dĩa/tô, rắc ít hành lá thái nhỏ. Món này ăn với cơm nóng rất ngon.

Kỹ thuật làm đùi gà điêu luyện của đầu bếp Trung Quốc
Đầu bếp John (Trung Quốc) chia sẻ công thức làm gà rán Hàn Quốc với lớp vỏ giòn quyện nước sốt đậm đà, ngọt và cay. Món ăn hấp dẫn chiều lòng các thành viên trong gia đình.
" alt=""/>Thơm lừng gà kho cùi dừa lạ mà ngon xuất sắc cho bữa cơm chiều

 |
Quán tạp hóa của anh Tư Cat Ron. |
Mới sáng mồng 2 Tết, bên kia sông đã vang tiếng gọi, 'anh Tư ơi, cho tui nửa ký bún tàu, một bịch bột nêm và một hũ chao nhé'. 'Chuyến mở hàng đầu năm của tôi đó', anh Trần Văn Liễu, 50 tuổi chủ quán cho biết.
Quán tạp hóa của anh Liễu hay còn gọi là anh Tư Cat Ron khá đặc biệt. Chúng tôi tìm đến phải qua một chặng đường đất đỏ khá dài gần 15km với bụi đất mù mịt. Qua 2 lần đò, vượt qua nhiều xóm dân cư vườn tược xanh tốt, chúng tôi đến bờ sông Cả Tôm. Nơi đây nhìn sang bên kia sông là nhà anh, là quán tạp hóa cung cấp hàng tiêu dùng cho cả một cụm dân cư rộng lớn.
Muốn mua hàng của anh, chỉ cần đến bờ sông nơi có trụ 'ròng rọc' hô lớn những món hàng mình cần. Chỉ trong vài phút, trên sợi cáp, một chiếc giỏ đựng đầy hàng từ từ băng qua sông đến tay người nhận. Khách nhận hàng xong, nhìn miếng giấy trong giỏ, lấy tiền bỏ vào giỏ rồi chuyển qua cho anh.
 |
Cho hàng vào giỏ. |
 |
Giỏ hàng đang vượt sông. |
Chúng tôi vào quán của anh Tư Cat Ron ở ấp Ông Quới, xã Thạnh Phước (H. Thạnh Hóa, Long An). Quán đơn sơ. Mặt hàng chủ yếu là thực phẩm ăn liền như mì gói, bánh kẹo và thực phẩm chưa chế biến như đùi gà, lòng gà, bò viên v.v... Mặt hàng đơn giản nhưng nếu không có quán của anh, bà con phải đi ít nhất 5km mới có nơi bán.
Để hàng đến được người tiêu dùng, anh đã trồng 2 trụ gỗ cao chừng 3m ở 2 bên bờ sông. Nối với 2 trụ là sợi dây cáp bằng thép di động trên 2 ròng rọc. Anh lấy hàng cho vào giỏ treo vào dây cáp rồi kéo cho giỏ hàng chạy qua. Bên kia sông người mua đón nhận lấy hàng xong bỏ tiền vào kéo trả lại cho anh. Anh sống với bà con vùng quê như thế đã 10 năm nay.
 |
Khách đón lấy hàng. |
Chúng tôi hỏi thăm anh về gia đình. Anh cho biết, chị đang đi lấy hàng ở thị trấn Tân Thạnh, cách nhà khoảng 5km. Anh có 2 con trai đã lớn, có thể nhờ vả được. Cả 2 đứa đều có thể điều khiển vỏ lãi (xuồng bằng nhựa) có gắn máy đuôi tôm. Hàng ngày chúng giúp cho anh chị nhiều việc. Gia đình anh không khá giả gì. Tất cả đều trông cậy vào một mẫu (1ha) ruộng một mùa. Nếu không có quán tạp hóa này phụ với thu nhập từ ruộng lúa chắc chắn cuộc sống gia đình anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
'Anh Tư ơi ...', lại một tiếng gọi từ bờ sông bên kia. Anh bước ra. Người mua hàng yêu cầu những món họ cần. Anh ghi nhận rồi lấy hàng cho vào giỏ móc lên cáp, bắt đầu kéo... Những chuyến hàng sang sông đã giúp anh cải thiện được cuộc sống.
'Anh có muốn sống ở thành phố không?', chúng tôi hỏi. Anh nở nụ cười thật tươi: 'Hôm trước tôi đưa bà xã lên Sài Gòn khám bệnh. Mới ở chưa được một ngày tôi đã muốn bệnh. Thôi thì cứ ở đây, có sông nước, có con đò và nhất là có sợi cáp nối ân tình của bà con cùng quê với nhau vui hơn anh ạ ...'.

Nơi an nghỉ lạnh lẽo của công tử ăn chơi khét tiếng miền Tây
Vốn là người nổi tiếng với nhiều giai thoại và là chủ nhân một tòa nhà lớn nhất Nam kỳ, Công tử Bạc Liêu đang được an nghỉ ở một nơi ít ai ngờ tới.
" alt=""/>Ông chủ tiệm tạp hóa 10 năm kéo ròng rọc bán hàng cho bà con bên sông