>> "Vợ không có quyền lên án người thứ 3 cướp chồng"
Kính gởi chị TS Việt Anh.
Bài viết này được viết từ một người phụ nữ rất bình thường, không có học hàm học vị gì cả. Nhưng xin được nói đôi lời với chị như sau:
Thứ nhất, sau bao nhiêu năm tiến hóa, con người có tư duy và nhận thức khác hẳn những loài động vật bậc thấp khác. Không còn ăn lông ở lỗ, sinh hoạt bầy đàn, giao phối quần hôn.
Thứ hai: Phương Đông hay Phương Tây, Việt Nam hay Hàn Quốc, hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đều coi trọng sự chung thủy.
Thứ ba: Xã hội nào cũng phấn đấu đi lên vì hạnh phúc, vì sự bình yên của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Xã hội đặt ra chuẩn mực là vì bản chất của điều đó là tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn, chứ không phải vì nó là “tỷ lệ lớn”.
Tôi đã đọc hai bài viết của chị, và xin lỗi chị, tôi thấy nó quá là thiếu đạo đức.
Thứ nhất, chị nói “Xã hội không nên lên án người thứ ba”. Tại sao chúng tôi lại không được lên án những cái, sai cái xấu? Tại sao chúng tôi lại không được lên án những con người xấu? Những việc làm không tốt đẹp? Xin được hỏi chị: Những người thứ ba đã làm điều gì để bị cả xã hội lên án?
![]() |
Muốn thiên hạ đừng ném đá, thì chớ làm người thứ ba làm gì. Hãy đợi anh ta bỏ vợ đàng hoàng đi đã, rồi đường đường chính chính mà làm người thứ nhất. (Ảnh minh họa) |
Thứ hai, chị cho rằng “Người vợ không có quyền lên án người thứ ba”. Nếu đã nói đến quyền, thì xin được hỏi chị, chị đọc điều khoản đó ở đâu? Vợ không có quyền lên án người thứ ba, vậy người thứ ba lấy quyền gì để giành giật hạnh phúc của người vợ?
Thứ ba, chị nói “Người thứ ba cũng có quyền như người vợ”. Vậy thì chúng ta phân biệt giữa vợ và người thứ ba làm gì? Chị nói đúng. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Nhưng cái việc mưu cầu ấy nó phải chính đáng, phải đàng hoàng, và không làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Không phải vì mưu cầu hạnh phúc của mình, mà sẵn sàng tranh cướp, giành giật, dùng âm mưu thủ đoạn để lấy cái hạnh phúc của người ta về làm hạnh phúc của mình. Tự mình làm nên thì tốt chị ạ, còn mưu cầu theo kiểu của chị, người ta gọi đó là “Cướp giật”. Kẻ cướp ngoài đường, chúng cũng mưu cầu hạnh phúc cả đấy chị ạ.
Chuẩn mực, nghĩa là điều tốt đẹp mà mọi người luôn hướng tới, luôn phấn đấu để đạt được. Chuẩn mực bao giờ cũng phải mang ý nghĩa nhân văn, còn cái loại “Chuẩn mực ngoại tình” mà chị nói đến, tên gọi chính xác của nó là "tệ nạn xã hội" chị ạ. Xã hội hiện đại, bình đẳng giới được nâng cao, nên ngoại tình như nấm mọc sau mưa, nhưng ngoại tình với tỷ lệ nhiều đến đâu chăng nữa, thì cũng không bao giờ được gọi là chuẩn mực. Chị gọi điều đó là chuẩn mực, vậy chúng ta sẽ dạy dỗ những thế hệ sau này thế nào đây?
Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, nhưng khi người vợ lấy được một người chồng tốt, thì chị lại cho rằng: “Đã cướp đi cơ hội có một ông chồng đẹp trai, tài giỏi, thành đạt của các cô khác”. Điều này có nực cười không? Chọn cho mình một người chồng tốt, cũng là một cái lỗi. Còn chen vào gia đình nhà người ta, ngoại tình với chồng người ta thì lại là một chuyện đương nhiên?
Thế sao chị không viết bài khuyên răn các cô bồ đừng làm người thứ ba làm gì, mà hãy cặp với những “người nghèo khổ, tàn tật, bệnh hoạn, đau ốm...” để khỏi bị thiên hạ ném đá? Ngoại tình, nguyên nhân do đàn ông là chủ yếu, do anh ta không chắc lòng vững dạ trước những cám dỗ ngoài hôn nhân, do anh ta thèm của lạ, ham vui, do anh ta không hạnh phúc và hàng ngàn nguyên nhân có cánh khác. Nhưng không thể phủ nhận tội lỗi của những kẻ thứ ba trong mối quan hệ này được. Họ đã vứt bỏ hết lòng tự trọng, danh dự, đạo đức và nhân phẩm để lao vào một gã đàn ông đã có vợ, đang ràng buộc hôn nhân với một người phụ nữ khác, làm đau khổ và tổn thương người phụ nữ ấy.
Chị nói đúng. Đàn ông không phải là một vật vô tri vô giác để mà giành giật. Nhưng chính vì không phải là vật vô tri, nên anh ta có tư duy, có cảm xúc, có nhận thức. Nếu anh ta đang sống trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, không lẽ anh ta lại không biết tìm đường thoát ra? Anh ta lại không biết cách tự giải thoát cho mình? Nhất là khi anh ta đẹp đẽ, tài giỏi, giàu có???
Muốn thiên hạ đừng ném đá, thì chớ làm người thứ ba làm gì. Hãy đợi anh ta bỏ vợ đàng hoàng đi đã, rồi đường đường chính chính mà làm người thứ nhất. Tại sao phải lao vào làm người thứ ba? Hay tại không có đủ tố chất và khả năng? Tài đảm thì đã chọn cho riêng mình một người chồng, không phải tranh giành chung đụng cùng ai, không phải nghe thiên hạ phỉ nhổ, xã hội lên án, đúng không chị?
Hôn nhân là chuyện đời tư, không ai có quyền phán xét. Nhưng đạo đức và hành động của một con người, thì người ta hoàn toàn có quyền phán xét. Nhất là khi nó làm cho những người khác đau khổ, làm ảnh hưởng đến trật tự và sự bình yên của xã hội.
Ngoại tình hay không, có phản bội vợ con hay không, chủ yếu do đàn ông quyết định. Nhưng có ngoại tình với những gã đàn ông như vậy hay không, lại là do đàn bà quyết định hoàn toàn. Đừng có làm người thứ ba, rồi lại đòi hỏi công bằng, yêu cầu xã hội phải thay đổi, phải chấp nhận. Nếu đã xác định làm người thứ ba, thì hãy chấp nhận những điều sẽ xảy đến như một việc tất yếu.
Huệ Nguyễn
"Vợ không có quyền lên án người thứ 3 cướp chồng"" alt=""/>Vợ có đủ quyền để lên án kẻ thứ 3Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến hết quý III, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm. Từ đầu năm 2021, Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hàng chục triệu lao động. Trong quý III, người lao động bị tác động nhiều nhất với 4,7 triệu lao động bị mất việc làm, 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp, tạm dừng việc làm tăng cao khiến nhiều người phải bỏ phố về quê, cũng có người tạm thời chuyển qua ngành nghề khác để mưu sinh. Anh Trần Đức Ân (sinh năm 1987) ở Hà Nội cũng là một trong số những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Anh Ân cho biết sau khi học ngành du lịch ra trường anh làm ở bộ phận lễ tân một khách sạn ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Công việc đang suôn sẻ thì đầu năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ngành du lịch "đóng băng", một điều mà anh chưa bao giờ nghĩ đến, khách sạn anh làm việc cũng rơi vào tình trạng khó khăn, tình thế khiến anh buộc phải tạm dừng công việc mà mình đã gắn bó từ khi mới ra trường.
![]() |
Anh Ân hiện đang làm lễ tân cho một khách sạn ở Hà Nội |
Chuyển sang làm shipper từ hơn một năm trước, chẳng kể nắng mưa, trưa hay tối, anh Ân chịu khó nhận đơn bất kể dù xa hay gần để lo cho cuộc sống gia đình. Anh cho biết “Mình là trụ cột của gia đình, phía sau còn vợ và hai đứa con nhỏ nên dù có khó khăn đến mấy cũng phải cố gắng, bây giờ cả xã hội đều khó khăn chứ đâu mỗi riêng mình. Những lúc này có công ăn việc làm cũng đã là may mắn”.
Anh luôn tâm niệm, làm công việc gì cũng được miễn sao mang lại giá trị cho xã hội và không thấy hổ thẹn với lương tâm. Bất kể mưa hay nắng, có những ngày anh phải chạy liên tục để kịp giao hàng cho khách. "Mỗi ngày, tôi giao hơn chục đơn hàng cho khách, trong đó đơn gần nhất là 2- 3km, đơn xa nhất gần 10 km, công việc cứ thế kéo dài đến tận 23 giờ đêm”, anh Ân cho biết.
Tấp xe vào lề đường uống vội chai nước tăng lực để thêm sức mạnh và tỉnh táo, rồi anh lấy điện thoại gọi cho khách, trong lúc chờ khách ra lấy hàng, anh lại tiếp tục nhận đơn hàng cho chặng đường tiếp theo. Công việc cứ thế tiếp diễn ngày này qua ngày khác.
![]() |
Sau giờ hành chính anh lại bắt đầu với công việc shipper và tham gia nhóm cứu hộ |
Thêm việc có ích cho đời
Cũng chính từ công việc shipper mà anh đã biết đến đội cứu hộ FAS Angel và không chút do dự đã đăng ký tham gia và trở thành một trong những thành viên thuộc những thế hệ đầu tiên của nhóm. Đây là đội cứu hộ miễn phí chuyên giúp đỡ những người bị tai nạn trên đường phố Hà Nội. Anh chia sẻ: “Tôi làm việc này đơn giản xuất phát từ suy nghĩ muốn làm việc thiện giúp đỡ mọi người bị tai nạn trên đường”.
Trong số hàng trăm người được cứu giúp, mỗi trường hợp lại mang lại những ấn tượng khác nhau, nhưng anh Ân chẳng bao giờ quên nhiệm vụ đầu tiên: “Tôi còn nhớ vào khoảng 20 giờ đêm khi đang đi giao hàng thì thấy trên đường có một đám đông bên đường, đi lại gần thì thấy một người bị tai nạn xe máy, sẵn có các thiết bị y tế trong túi tôi liền tiến hành các biện pháp sơ cứu, băng bó vết thương cho người bị tai nạn trong khi chờ xe cấp cứu đến. Nếu lúc đó không sơ cứu băng bó vết thương kịp thời thì người bị tai nạn sẽ có thể bị nguy hiểm về tính mạng do bị mất nhiều máu”.
![]() |
Anh Ân tham gia giúp đỡ một trường hợp bị tai nạn trên đường đi làm |
Anh Ân cho biết một ngày làm việc của mình đôi khi rất dài, từ sáng sớm đến tối mịt, do đó anh luôn cần năng lượng và sự tỉnh táo để hoàn thành tốt công việc. Chính vì thế anh Ân luôn mang theo bên mình chai Nước tăng lực Number 1, thức uống cung cấp năng lượng, giúp tỉnh táo và chống buồn ngủ để hoàn thành công việc và giúp ích cho cộng đồng.
![]() |
Bí quyết bổ sung năng lượng của anh Ân |
Từ đầu tháng 12/2021, khách sạn trong phố cổ Hà Nội nơi anh Ân đang làm việc dần hoạt động trở lại, anh Ân cũng bắt đầu quay lại với công việc quen thuộc. Bắt đầu công việc từ 7h30 sáng đến 17h30 tại khách sạn. Vì hiện tại cuộc sống còn nhiều khó khăn nên sau giờ hành chính anh Ân vẫn tiếp tục làm thêm công việc shipper đi giao hàng đến khoảng 23 giờ đêm.
Anh cũng duy trì đều đặn một tuần 3 buổi tham gia vào các hoạt động của nhóm cứu hộ, anh cảm thấy vui vì giúp ích được cho cộng đồng, hơn nữa vợ con ở nhà cũng hết lòng ủng hộ để anh hoàn thành tốt công việc.
Đêm Hà Nội khi thời tiết đang vào đông, ở ngoài trời nhiệt độ càng về đêm càng xuống thấp khiến những cơn gió như “cắt da, cắt thịt” nhưng những người làm công việc giúp đỡ người gặp nạn như anh Ân vẫn tiếp tục công việc bình thường như bao ngày, vì họ biết có rất nhiều người vẫn đang cần sự trợ giúp.
Thế Định
" alt=""/>Lễ tân khách sạn làm thêm shipper mùa dịchTrong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần chỉ trích người nhập cư không giấy tờ, cáo buộc họ làm "vấy bẩn" dòng máu Mỹ. Ông không giải thích chi tiết về kế hoạch trục xuất hàng loạt, nhưng từng nói sẽ viện dẫn Đạo luật Kẻ thù từ bên ngoài năm 1798 để tiến hành trục xuất những người mà ông coi là "tội phạm" nhập cư vào Mỹ.