“Ví dụ mua 100 iPhone thì phải lấy ít nhất 200 ốp lưng. Mua 100 iPhone phải nhập thêm 100 MacBook”, đại diện một AAR nói.
Hoặc để có được 500 iPhone, có bên phải nhập trước 500 tai nghe AirPods, nhưng khi nhập đủ AirPods thì nhà phân phối không có đủ 500 iPhone giao cho đại lý bán lẻ, phải đợi đợt sau mới có hàng. “Nhưng khi đó máy đã hết “hot”, bán không lời như khi nhập sớm hơn”, một AAR khác chia sẻ.
Một đại lý nêu ví dụ, mua 1 iPhone 14 Pro/Pro Max sẽ kèm 1 MacBook, kèm 1 chuột; hay iPhone 14 Pro/Pro Max kèm 1 iPad và 1 bút; hoặc 3 iPhone Pro/Pro Max kèm 1 iMac.
Đại lý này giải thích, việc “bán bia kèm lạc” đối với sản phẩm iPhone không mới. Nhưng trước đây tỉ lệ non-phone (sản phẩm không phải iPhone) được giao số lượng cho nhà phân phối tương đối nhẹ nhàng, áp lực bán ra không cao cộng với lượng iPhone dồi dào. Do đó các nhà bán không bị ảnh hưởng bởi lượng "lạc" kèm theo.
Năm 2022 các đại lý đều nhận được chỉ tiêu bán iPad, MacBook rất lớn do sản phẩm bán chạy trước đó. Tuy vậy, năm nay khi đại dịch qua đi, nhu cầu giảm hẳn khiến hàng bị ùn ứ.
Do phải nhập số lượng ốp lưng, tai nghe, MacBook nhiều, các nhà bán chấp nhận bán lỗ để đẩy hàng và mong muốn mức lãi từ iPhone có thể bù đắp. Nhưng cho tới hiện tại, khá nhiều nhà bán không cân đối được, dẫn đến nguồn hàng bị tồn kho, lỗ.
Một người hoạt động lâu năm trong nghề cho PV VietNamNet hay tình trạng “bia kèm lạc” không mới. Các bên phân phối nguồn hàng Apple làm điều này khá nhiều năm nay.
“Chung quy cũng là thuận mua vừa bán”. Tuy vậy, ông khẳng định Apple là hãng hiếm hoi “bán bia kèm lạc” do sản phẩm iPhone, nhất là iPhone 14 gần đây, có sức hút lớn nhưng nguồn cung không đủ.
Trong trường hợp xe bị lật hoặc va chạm mạnh, người ngồi sau có thể bị thương nặng do va chạm với các vật dụng trong thùng xe hoặc bị văng ra ngoài. Những tình huống này có thể dẫn đến chấn thương đáng kể, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Ngoài những nguy hiểm khi xảy ra tai nạn, việc ngồi ở thùng sau xe bán tải còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe. Trong trường hợp xe di chuyển trên địa hình gồ ghề, những người ngồi sau thùng xe sẽ phải chịu sự rung lắc mạnh, gây ra các vấn đề về cột sống, xương khớp.
Các tác động này có thể không rõ ràng ngay lập tức, nhưng về lâu dài, chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người thường xuyên ngồi trong thùng sau.
Vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Hành vi chở người ngồi trên thùng sau của xe bán tải không chỉ nguy hiểm mà còn vi phạm nghiêm trọng Luật Giao thông đường bộ. Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt với người điều khiển xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ, cụ thể: "Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi "chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy".
Trường hợp chở người trên thùng xe tải, xe bán tải trái quy định sẽ bị phạt từ 900 nghìn đến 1 triệu đồng. Đồng thời, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1-3 tháng.
Việc chấp hành đúng quy định về chở người trên xe bán tải không chỉ giúp tránh bị phạt mà còn đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người trên xe. Cần nhớ rằng, tính mạng và sự an toàn của con người luôn là ưu tiên hàng đầu.
Người điều khiển xe cần nhận thức rõ về trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông. Việc chở người ở thùng sau xe bán tải không chỉ là hành động thiếu an toàn mà còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với tính mạng của những người đi cùng.
Dù là di chuyển quãng đường ngắn hay dài, việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của tất cả mọi người.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Có nên ngồi sau thùng xe bán tải?