Via dell'Amore bị đóng cửa từ tháng 9/2012 sau một trận lở đất khiến 4 du khách Australia bị thương.
Theo Bộ Du lịch Italy, việc mở lại con đường này khá phức tạp vì nằm bên vách đá hiểm trở. Đây được coi là một thách thức về mặt kỹ thuật trong suốt nhiều năm.
Dự án cải tạo chính thức được triển khai vào ngày 14/1/2022 và hoàn thành vào ngày 19/7/2024.
Các đơn vị thi công phải làm việc tại chỗ, sử dụng trực thăng để vận chuyển vật liệu và lắp đặt lưới thép không gỉ bên dưới. Những người thợ phải vừa leo núi vừa di chuyển thiết bị trên tường nhờ sự hỗ trợ của dây thừng và cáp thép đến các mỏ neo đặc biệt.
Tổng mức đầu tư cho dự án là khoảng 26 triệu USD, chia đều cho một số bộ ngành liên quan. Con đường sẽ được quản lý bởi chính quyền Riomaggiore và được xem là một bảo tàng lộ thiên.
Từ ngày 27/7 đến ngày 8/8, con đường sẽ mở cửa dành riêng cho cư dân Cinque Terre, Levanto, La Spezia và những cư dân cũ cùng những người có bất động sản tại thị trấn Riomaggiore và gia đình của họ.
Bắt đầu từ ngày 9/8, Via dell'Amore sẽ chính thức mở cửa cho khách du lịch. Du khách sẽ cần đặt chỗ trước và phải trả phí khoảng 11 USD cho hướng dẫn viên trong suốt chuyến tham quan.
Chính quyền Riomaggiore cho biết rằng lượng người ra vào sẽ bị giới hạn ở mức tối đa 400 người/giờ, chia thành các nhóm 100 người sau mỗi 15 phút.
Khách du lịch sẽ vào từ Riomaggiore hướng về Manarola theo lộ trình một chiều.
Một trong những chiêu trò hay được các đối tượng dùng để lừa đảo, cướp tiền các lái xe taxi là gạ tình. Mánh lới tưởng như đã cũ nhưng cánh lái xe không ít người vẫn chủ quan…
![]() |
Tài xế Trần Văn Bộ. Ảnh: NVCC |
Đồng nghiệp của anh Trần Văn Bộ (30 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng vướng phải một tình huống tương tự.
Anh Bộ cho biết, năm 2012, người đồng nghiệp 7X của anh được một cô gái rất xinh đẹp, ăn mặc rất gợi cảm vẫy xe. Khách yêu cầu lái xe chở đi mua sắm trên phố cổ Hà Nội.
Trên đường đi, cô gái chủ động bắt chuyện làm quen với lái xe. Xe chạy được vài vòng, cô gái mời tài xế vào ăn trưa vì cô cho biết, đầu giờ chiều vẫn cần đi giải quyết một vài việc.
Tài xế đồng ý vào ăn theo lời mời của khách. Trong bữa ăn, cô gái trẻ buồn bã tâm sự, cô mới lấy chồng được 2 năm, chưa có con vì chồng đi công tác nước ngoài liên miên.
Gần đây, chồng vẫn gửi tiền về đều đặn nhưng chuyện tình cảm lạnh nhạt, hờ hững. Cả tháng anh ta không gọi cho vợ cuộc nào. Qua người thân bên nước ngoài, cô nghe nói chồng đang cặp kè với người phụ nữ khác…
Thấy cô gái xinh đẹp, tốt bụng lại chẳng may có số phận lận đận, người lái xe cũng có lời động viên, an ủi.
Thấy “cá đã cắn câu”, kiều nữ này tiếp tục tâm sự kể khổ. Cô còn ngọt ngào rủ lái xe đi ăn tối, đi hát hò với bạn bè của cô ta.
Nghĩ vừa được vui chơi không mất tiền, lại vẫn được thanh toán tiền taxi từ kiều nữ giàu có, anh lái xe cứ thế bị cuốn vào cuộc vui mà không ngờ cái bẫy hoàn hảo đang chờ mình phía trước.
Tàn cuộc vui cũng đã đêm muộn, vị khách bảo anh lái xe đưa về nhà. Đến gần khu vực Đầm Trấu, Hai Bà Trưng, Hà Nội cô ta bất ngờ gục đầu vào vai lái xe, ngỏ ý muốn được qua đêm cùng người đàn ông mới gặp.
Trước người con gái xinh đẹp, mặn mà, lái xe không kiềm chế được cảm xúc. Anh đồng ý cùng người đẹp tìm nhà nghỉ để "tâm sự". Họ cùng vào một nhà nghỉ ngay khu vực Đầm Trấu.
Sau khi "vui vẻ" cùng người đẹp, tài xế bỗng thấy từ ngoài cửa, một đám người ập vào la ó, chửi rủa. Đám đông lôi lái xe ra hành hung rồi không quên chụp ảnh, quay phim đôi tình nhân.
Một người đàn ông bặm trợn hét lên: “Mày tằng tịu với vợ tao. Muốn yên thân thì mang 50 triệu ra đây, không tao gửi ảnh về cho gia đình, vợ con mày biết”.
Biết gặp phải băng nhóm du côn, nên người lái xe đành kí giấy vay nợ 50 triệu. Sau đó, anh gọi bạn bè vay tiền, đưa cho cô kiều nữ “ngây thơ” kia. Khi cầm được tiền, chúng mới để anh được "yên thân".
Anh Bộ thở dài: “Đồng nghiệp mình cũng có nhiều năm kinh nghiệm lái xe taxi, va chạm ngoài xã hội nhiều thế mà vẫn bị sập bẫy”.
Nghĩ đến câu chuyện của vị khách, anh Huy vừa thấy hài vừa thấy thương. Anh bảo, nếu kể câu chuyện này ra, ít người tin được rằng nó là sự thật, tuy nhiên, kết cục của nó khiến anh bất ngờ hơn.
" alt=""/>Tài xế ngây thơ sập 'bẫy' khách nữ xinh đẹpTiền tỷ cũng không bán nhà cổ
Câu nói “đồng nát thì về cầu Nôm” từ xưa đã xuất hiện nhiều trong thơ văn. Bởi xưa kia, nơi đây là địa điểm tập trung thu mua đồng, thép vụn từ các nơi đổ về. Sau đó người ta phân loại và chuyển chúng đến lò để đun chảy, tái sử dụng.
Cũng chính vì nghề ấy mà người dân làng Nôm xưa kia có cuộc sống khá “vương giả”, xây được những ngôi nhà khang trang, bề thế và trở thành di sản quý giá của ngày hôm nay.
![]() |
Ngôi nhà cổ của ông Phùng Văn Long với kiến trúc nhà ngói ba gian đặc trưng |
Nằm ở gần đầu làng, ngôi nhà cổ ba gian nhà ông Long là một trong số đó. Ông Long, một trong những chủ nhân của ngôi nhà cổ, cho biết: “Ngôi nhà này được xây từ lâu lắm rồi, tôi không nhớ rõ. Chỉ biết rằng khi tôi sinh ra đã có và cứ truyền từ đời này sang đời khác”.
Bà Long, vợ ông, cho biết thêm: “Khi tôi về làm dâu thì căn nhà đã như thế này rồi, đến giờ vẫn không thay đổi gì cả. Những đoàn chuyên gia về đây họ đánh giá tuổi đời của nó không dưới 200 năm”.
Bà Long nhấn mạnh: “Có nhiều người họ trả tiền cao lắm, đến hàng tỷ bạc nhưng chúng tôi không bán. Đây là nhà của các cụ để lại, là nhà thờ, sau này con cháu còn về hương khói, mình có túng thiếu đâu mà phải bán?”.
![]() |
Căn nhà cổ từ nhiều đời nay hiện vẫn được sử dụng |
![]() |
Bà Long khẳng định không túng thiếu để phải bán nhà |
Bà Long tâm sự, từ ngày bà về làm dâu, bà nhận thấy rằng làng Nôm ít có biến đổi. Mặc dù kinh tế đã khá hơn rất nhiều nhưng người dân cũng không xây sửa lại căn nhà. Nhiều người đến hỏi mua nhưng cũng không ai đồng ý vì đó là tài sản của tổ tiên.
Con cháu dân làng đi lên Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác làm ăn sinh sống nhưng vẫn giữ được bản tính nhân hậu, hòa nhã của làng. Mỗi dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ, trong những căn nhà cổ lại rộn vang tiếng cười sum họp của các gia đình.
Tương tự, anh T, con trai của cụ Đích, một trong những chủ nhân của ngôi nhà cổ tại làng Nôm, cho biết: “Mặc dù có sửa qua đôi chút để ở cho tiện hơn, song về cơ bản thì kiến trúc nhà vẫn thế. Tôi được sinh ra và lớn lên ở đây, ông bà cha mẹ đều ở đây nên sau này dù thế nào vẫn sẽ ở đây”.
Ngôi làng, nơi thời gian dừng lại
Như bao làng Việt khác, cổng làng Nôm là nơi đầu tiên du khách nhìn thấy trước khi hòa mình vào không gian hoài cổ.
Dáng vẻ uy nghi, họa tiết tinh xảo, đậm dấu ấn Việt nhưng làng toát lên sự trầm lắng, u tịch hệt như cuộc sống và tính cách con người nơi đây.
![]() |
Những hình ảnh quen thuộc của cây đa, giếng nước, sân đình, mái ngói đơn sơ được thấy khắp nơi |
![]() |
Cùng những con đường rợp bóng xanh mát của cây cối |
![]() |
Dọc hai bên ao làng là những nhà thờ họ Nguyễn, Lê, Đan... |
Không chỉ tôi mà bất kỳ du khách nào sẽ cảm thấy rằng chỉ cần bước qua cánh cổng làng là thời gian như dừng lại, trên từng mái nhà, từng thửa ruộng, từng con đường.
Mặc dù đã nhiều thế kỷ trôi qua kể từ khi thành lập làng nhưng mọi thứ dường như vẫn như ngày hôm qua.
![]() |
Những họa tiết mấy trăm năm rồi mà vẫn rất tinh xảo, điệu nghệ. |
![]() |
Chưa một di tích nào ở trong làng phải xây lại hoặc trùng tu lớn. |
Ghé thăm chợ tôi nhận thấy chợ Nôm khác với những khu chợ khác mà tôi đã gặp. Chợ ở đây không phải là những ki-ốt đơn điệu, không phải là những gian hàng được xây bê tông kiên cố mà chỉ là những gian nhà xây gạch đỏ không trát vữa.
Màu gạch đỏ qua nắng gió thời gian trở nên đậm hơn. Nhiều chỗ trên tường bị lở, bám rêu phong tạo cho du khách như đi ngược lại quá khứ với những hình ảnh của ông, bà cha mẹ mình đi chợ ngày xưa.
![]() |
Chợ Nôm với những gian bán hàng đậm màu thời gian |
![]() |
Luôn là nơi vui chơi và tụ tập đầy thú vị của lũ trẻ con trong làng |
Vào sâu trong làng, tôi đã thấy cầu Nôm. Cây cầu hiện ra trước mắt tôi sừng sững như một chứng nhân lịch sử, chứ không phải hình ảnh có trong tưởng tượng. Cây cầu gồm có 9 trụ xây bằng đá bắc qua con sông Nguyệt Đức chảy vòng quanh làng.
Trên mỗi trụ cầu được chạm khắc đầu rồng tinh xảo trông như những thần bảo hộ cho ngôi làng này được sóng yên bể lặng. Người dân làng Nôm muốn vào ngôi chùa Nôm phía bên kia sông thì đều phải qua cầu.
Do đó cũng có thể nói rằng đây là một chứng nhân của lịch sử suốt hơn 200 năm qua.
![]() |
Cầu Nôm nổi tiếng trong thơ ca Việt Nam |
![]() |
Chùa Nôm - ngôi chùa có Tam Quan vĩ đại được xây dựng từ thời Hậu Lê |
Ngoài ra, một di tích nổi tiếng khác trong làng Nôm là đình thánh Tam Giang, thờ một vị tướng của Hai Bà Trưng.
Được xây dựng từ năm 1924, đến nay chưa từng trải qua một đợt trùng tu quy mô lớn nào nhưng đình Tam Giang vẫn giữ được nét nguyên bản như vốn có ban đầu.
![]() |
Đình Tam Giang cổ kính vượt thời gian |
Đình đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Quốc gia năm 1994.
Nguyễn Huy Tùng
" alt=""/>Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu