Từ sáng sớm, rất đông các thế hệ giáo viên, cựu học sinh của nhà trường đã có mặt đông đủ để kỷ niệm ngôi trường 110 tuổi.
Sự kiện có sự tham dự của các cựu học sinh đặc biệt như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (khóa 1974-1977), hiện là Chủ tịch Hội cựu học sinh trường Bưởi- Chu Văn An, Chủ tịch danh dự Quỹ ươm mầm tài năng và phát triển của nhà trường.
Hay Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga (cựu học sinh khóa 1977-1980), người phụ nữ đầu tiên được giữ chức Thứ trưởng của ngành Ngoại giao Việt Nam,…
110 năm tuổi, trường Bưởi – Chu Văn An là cái nôi nuôi dưỡng tâm, trí và đức của rất nhiều cá nhân và thế hệ ưu tú, danh nhân ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Tiêu biểu như Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn, Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Cơ Thạch, Ngụy Như Kon Tum, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Đình Thi, Đặng Thùy Trâm,…
Trường luôn đạt kết quả cao trong giáo dục, đào tạo; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học và đi du học ở nước ngoài luôn ở tốp đầu cả nước.
Nhà trường luôn khắc phục khó khăn, tìm tòi sáng tạo để tiếp tục tạo ra những đột phá trong xu hướng hội nhập.
Hai người dẫn chương trình hiện là những biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam là những cựu học sinh của nhà trường. |
Sự kiện cũng có sự hiện diện của nhiều thế hệ cựu học sinh. |
...và cả đại diện các trường THPT chuyên trên khắp cả nước. |
Sinh thời, Bác Hồ đã dành sự quan tâm đặc biệt tới trường Bưởi - Chu Văn An với 5 lần về thăm, phát động phong trào giáo dục cách mạng tại nhà trường. Với truyền thống lịch sử và bề dày thành tích, trường đã được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý.
Đặc biệt, trong sự kiện trọng đại này, nhà trường vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Đến thăm và dự Lễ kỷ niệm 110 năm Trường THPT Chu Văn An, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lời chúc mừng tới các thế hệ thầy cô giáo, học sinh của trường về những kết quả đáng tự hào.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước gắn Huân chương Độc lập hạng Ba lên lá cờ của nhà trường. |
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh 110 năm lịch sử gắn với nhiều dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Thủ đô Hà Nội và dân tộc, trường đã nỗ lực phấn đấu, vượt nhiều khó khăn, đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn nhà trường phát huy truyền thống 110 năm xây dựng và phát triển, tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh, tăng cường năng lực ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu hội nhập quốc tế.
Cùng đó, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh. Quan tâm giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật, ý thức công dân, lồng ghép giáo dục tích hợp cho học sinh.
Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi.
Mỗi cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo cần tiếp tục học tập, nêu cao tinh thần trách nhiệm, say mê nghề nghiệp, thực sự là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo để học sinh noi theo.
“Các học sinh hiện nay, hãy tự hào về truyền thống của trường, luôn nêu gương rèn luyện, trau dồi đạo đức, chấp hành pháp luật; chủ động, sáng tạo trong học tập, gắn kiến thức học tập với kỹ năng thực hành; kết hợp với việc rèn luyện kỹ năng sống; phấn đấu trở thành công dân phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ, coi đó là việc làm thiết thực đền đáp công ơn của các thầy, các cô, gia đình và xã hội”, bà Ngân nhắn nhủ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng và mong rằng, nhà trường và các thầy cô giáo, học sinh sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tiếp tục xứng đáng với ngôi trường mang tên người thầy, danh sư của muôn đời - Vạn thế sư biểu Chu Văn An, xứng đáng với sự yêu mến, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thanh Hùng
Sáng nay nhiều thế hệ giáo viênTrường THPT Chu Văn An tròn 110 tuổi, các thế hệ giáo viên của nhà trường qua các thời kỳ đã cùng nhau tề tựu hội ngộ. Có những thầy cô nay đã 80, 90 tuổi.
" alt=""/>Chủ tịch Quốc hội trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho ngôi trường 110 tuổiHôm nay, 30/9, trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương (TP Hải Phòng) cho biết: huyện đang tích cực cho điều tra làm rõ hành vi phụ huynh vào lớp học tát cô giáo và việc cô giáo đánh phạt trẻ để lại thương tích.
Vào khoảng 16h30’ ngày 28/9, tại lớp 2C, do cô Trần Thị Hải phụ trách đã xảy việc phụ huynh vào tận lớp tát cô giáo.
Cụ thể, mẹ và bà nội của học sinh T. đã vào lớp gặp cô Hải để hỏi việc cô đánh con họ. Đi cùng còn có một phụ huynh nữa của nhà trường.
![]() |
Cô Hải nằm viện |
Tại đây, bà nội cháu T đã chỉ tay vào mặt cô Hải. Cô Hải đã dùng tay hất tay bà cụ ra. Mẹ cháu T đã tát vào mặt cô Hải vì cho rằng như vậy là "láo với người già".
Sau khi tát cô Hải, mẹ cháu T còn rút dép và người đi cùng còn giơ mũ bảo hiểm định đập cô giáo. Tuy nhiên việc làm này không thành do được mọi người can ngăn.
Sau khi xảy ra vụ viêc, công an xã Đặng Cương đã mời cả cô giáo và các phụ huynh lên trụ sở để làm rõ.
Tại đây cô Hải kêu mệt và người rũ ra không thể làm việc được tiếp. Cô đã được đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng đã chuyển cô vào khoa yêu cầu để theo dõi.
Cũng theo ông Cường, sau khi xảy ra cơ quan chức năng đã trích xuất camera tại hiện trường cho thấy: không có chuyên phụ huynh dùng mũ đập vào cô giáo. Còn chuyện mẹ cháu T đã tát vào mặt cô Hải là có. Từ lúc vụ việc xảy ra đến khi cô giáo yếu đi tại trụ sở công an xã là gần 1 tiếng.
Ngày 29/9, công an đã vào viện để lấy lời khai, tuy nhiên cô Hải không thể nói được.
Quan điểm của huyện là sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Bắt đầu từ tuần tới, sẽ không cho bất cứ phụ huynh nào tự ý vào trường. Thay vào đó, các giáo viên sẽ cho các cháu tập hợp thành lớp đưa ra tận cổng trường giao cho phụ huynh.
"Về việc phụ huynh tự ý lao vào lớp học rồi tát giáo viên ngay trong môi trường sư phạm như vậy là không thể chấp nhận được. Huyện đang đề nghị công an vào điều tra" - ông Cường nêu quan điểm.
Tuy nhiên việc cô giáo dùng thước đánh vào tay trẻ khiến gia đình bức xúc cũng là việc làm đánh lên án. Chỉ vì trẻ khong mặc đồng phục mà cô phạt trẻ để lại thương tích trên tay là chưa đúng hành vi sư phạm.
Huyện đã giao cho Phòng Giáo dục An Dương kiểm tra làm rõ để xử lý.
Nhà anh có cơ ngơi là mấy ha đất đồi rừng được quy hoạch làm vườn lan và vườn ươm cây giống, làm ăn rất hiệu quả.
Ngày cưới anh, tôi vẫn nghĩ mình may mắn khi có được tấm chồng gần nhà, bố mẹ chồng đều là nông dân thuần hậu, chất phác. Nhưng quả thật, ở đời không ai học được chữ ngờ...
Khi con gái đầu lòng tròn 3 tuổi, tôi có thai tiếp. Tuy nhiên, cái thai khiến tôi lo lắng thực sự vì trước đó tôi vừa uống một đợt kháng sinh dài. Tôi mang đơn thuốc đến bệnh viện nhờ bác sĩ tư vấn. Bác sĩ nói thuốc này an toàn không ảnh hưởng đến em bé trong bụng và khuyên tôi theo dõi chặt chẽ quá trình mang thai.
Lúc thai 3 tháng tôi đi siêu âm 4 chiều, bác sĩ ở một phòng khám tư kết luận em bé phát triển tốt, vợ chồng tôi mừng rơi nước mắt. Khi thai 22 tuần tuổi, tôi lên viện sản ở Hà Nội để khám lại thì bác sĩ thông báo tin xấu: Em bé bị tim bẩm sinh, môi hở hàm ếch nên khuyên tôi bỏ thai.
Tôi ôm chồng khóc nghẹn, anh an ủi động viên tôi rất nhiều. Chúng tôi quyết định làm theo khuyến cáo của bác sĩ: Mổ bỏ thai (trước đó tôi đã từng mổ bé đầu tiên).
Sau khi bỏ thai, chị y tá nói, đứa bé là con trai khiến mẹ chồng tôi điếng người.
Tôi xuất viện về nhà, vết đau thể xác và tinh thần khiến tôi xơ xác, ủ rũ như tàu lá héo. Vậy mà mẹ chồng cứ đến bữa ăn là mắng chửi tôi những lời cay độc. Bà nói tôi ăn ở thất đức nên trời mới lấy đi của bà thằng cháu trai. Tôi khóc lịm người, chồng tôi tức giận can ngăn mẹ nhưng sự can ngăn đó càng khiến bà chán ghét tôi hơn.
1 ngày, nhân lúc chồng tôi vắng nhà, bà lấy cớ mạt sát tôi khiến tôi không kìm chế mà cãi lại. Thế là bà tức tối đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi lê lết ôm túi quần áo gọi em gái tới đón, con gái tôi giãy giụa khóc đuổi theo mẹ...
Ba ngày sau, chồng tôi tới xin lỗi bố mẹ tôi và đón tôi về nhà. Anh dặn tôi mẹ có nói gì kệ mẹ, em coi như không nghe thấy, đừng đáp lời, mọi chuyện rồi sẽ ổn.
Trở về nhà, mẹ chồng tôi không dám thể hiện sự ghê gớm, bạc ác với tôi trước mặt con trai nhưng mỗi khi khuất mặt anh, bà lại ra sức thóa mạ tôi. Bà bắt tôi phải bê vác đồ nặng nhọc và làm vườn. Trong khi tôi vẫn đang xơ xác vì nỗi đau mất con.
Đến khi tôi đi làm cơ quan trở lại, mẹ chồng vẫn không để tôi yên thân. Bà bóng gió rằng, tôi hãy chấp nhận việc chồng tôi kiếm con trai nối dõi bên ngoài, bà đã ngắm được một em công nhân dệt may trẻ trung, khỏe mạnh.
Tôi phản ứng tức thì, tôi nói không thể chấp nhận cảnh chồng chung thì bà nhiếc móc tôi không biết đẻ, lôi chuyện bố đẻ tôi từng lòng thòng bên ngoài cách đây 20 năm để sỉ vả tôi...
Tôi uất nghẹn, không ngờ mẹ chồng tôi ác độc đến mức này. Tôi nói với chồng, không thể ở chung với ông bà được nữa. Nếu cứ tiếp tục nghe mẹ chồng chửi bới hàng ngày chắc tôi sẽ hóa điên.
Khi chồng tôi xin ra ở riêng, mẹ chồng tôi tuyên bố sẽ từ mặt. Bà còn xỉa xói tôi thậm tệ nhưng tôi vẫn im lặng, không cãi lại nửa lời.
1 thời gian sau, không chịu được sự ghê sớm của mẹ, chồng tôi nhất quyết đưa vợ con ra thị trấn thuê nhà.
Chúng tôi đi được 6 tháng, mẹ chồng gọi điện ngọt nhạt nói chúng tôi chuyển về, ông bà nội rất nhớ cháu gái. Tôi từ chối lời đề nghị của mẹ chồng. Tôi đã trầm cảm suốt thời gian dài vì mẹ chồng nghiệt ngã nên hiện tại, tôi thậm chí còn không muốn cho con về thăm ông bà.
Bố mẹ đẻ khuyên tôi nên quay về sống chung cho trọn đạo dâu con nhưng tôi không thể. Có chị em nào đi làm dâu éo le giống tôi không?
Là con gái của vợ chồng doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn và Thủy Tiên. Ngay từ nhỏ, Thảo Tiên đã có cuộc sống xa hoa.
" alt=""/>Tiếng nấc nghẹn trong ngôi nhà của chủ vườn lan ở Thái Nguyên