
Ở Hà Nội không biết có chị em nào giống em không?Em làm việc cho một công ty nước ngoài, lương mỗi tháng 15 triệu. Chồng em làm cùng công ty nhưng ở vị trí tốt hơn em nên tổng lương mỗi tháng của anh là 23 triệu. Gia đình chồng em là người Hà Nội gốc, nhà cửa cao đẹp và rộng rãi. Bố mẹ chồng cũng đều là công nhân viên chức nhà nước về hưu. Hàng tháng, chỉ nguyên tiền lương hưu cũng đủ để ông bà ăn chơi thoải mái. Ấy là chưa kể đến chuyện các con các cháu ngoại của ông bà đều thành đạt và giàu có nên thường xuyên cho trách biếu xén…
Em kể đến đây, chắc chắn nhiều chị sẽ thấy ngưỡng mộ và ghen tị với em lắm. Cho rằng em thật có phúc, vì lấy chồng như vậy chẳng khác gì chuột sa chĩnh gạo.
Nhưng có ở hoàn cảnh của em mới hiểu, em còn khổ hơn các chị đi thuê nhà, lương tháng 3, 4 triệu nhiều.
 |
Về làm dâu nhà chồng giàu có, nhưng cuộc sống không như em tưởng tượng. Ảnh minh họa |
Nhà chồng em có 3 chị em, chồng em là út ít, nhưng là con trai duy nhất trong nhà. Vì thế, trước khi lấy nhau, chúng em đã xác định tâm lý sẽ chung sống với bố mẹ chồng cả đời mà không bao giờ nghĩ đến chuyện ở riêng.
Tuy nhiên, lúc chưa cưới thì nghĩ chuyện đó rất đơn giản. Nhưng, chỉ sau khi đám cưới diễn ra thôi, em đã biết, cuộc đời em không may mắn như em đã nghĩ.
Tiệc cưới vừa kết thúc, bố mẹ chồng em cho người bê thùng tiền cưới của cả 2 vợ chồng vào phòng riêng rồi bóc rồi đếm, rồi ghi ghi chép chép rồi cất tiền đi mà không hề nói với vợ chồng em một lời nào.
Chồng em thì thản nhiên như thể ấy là chuyện rất bình thường trong gia đình. Vì thế, khi em thắc mắc, anh chỉ bảo, thôi kệ ông bà. Rồi, anh lãng quên ngay chuyện đó như nó chưa từng tồn tại.
Em thấy lạ, và hơi khó chịu, nhưng cũng chỉ giữ kín ở trong lòng.
Thế nhưng, câu chuyện của ngày hôm sau thì mới thật khủng khiếp.
Chúng em chuẩn bị đi hưởng tuần trang mật. Đang sắp xếp quần áo thì ông bà mang sang 5 triệu, đưa cho chồng em và bảo, “đây, cho 2 đứa tiền đi trăng mật, còn tiền vé máy bay thì bố mẹ trả rồi”. Thấy thế, chồng em lại đưa 2 tay ra nhận rồi cất vào ví như 1 chuyện tất yếu.
Lúc kỳ nghỉ kết thúc, đang chuẩn bị quay trở lại công việc hàng ngày thì bố mẹ gọi 2 vợ chồng chúng em lại để họp gia đình và nhắc nhở em về những quy tắc của gia đình.Rồi, một thông báo chẳng khác gì sét đánh ngang tai được nói ra từ miệng của bố chồng khiến em bất ngờ vô cùng.
Ông bảo, tiền lương mỗi tháng, cũng giống như chồng mình, em sẽ phải giao nộp toàn bộ cho bố mẹ chồng. Sau đó, khi cần tiêu pha, mua sắm, thì hỏi xin, bố mẹ sẽ cho.
“Đây là quy tắc của gia đình và con bắt buộc phải nghe theo. Đồng thời, trong gia đình, tất cả mọi việc đều là quyền bố mẹ. 2 vợ chồng không được mua bán, hay làm bất cứ công việc gì mà không được phép của bố mẹ chồng” – bố chồng em nói.
Em nghe mà không tin được , trong khi chồng em thì gật gù như thể đấy là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu.
Từ đó, thẻ tiền lương của chồng và của em, bố mẹ em cầm hết. Hàng tháng, tiền lương báo về nghe ting ting, rồi lại tiếng ting ting khi bố mẹ chồng rút tiền trong thẻ của mình cứ liên tiếp báo về điện thoại khiến em bức xúc vô cùng. Bởi làm quần quật cả tháng, cuối cùng chẳng được cầm đồng lương nào, muốn mua một bộ quần áo, một cái váy hay một cái túi em cũng phải lựa lúc bố mẹ chồng vui vui mới dám xin.
Còn nếu bố mẹ em đang giận nhau, hay đang bực bội chuyện gì đó mà mở lời xin tiền thì kiểu gì cũng bị quát. Thế lên mới có lần, bố mẹ chồng cãi nhau với chồng em, họ cắt luôn tiền tiêu vặt của cả 2 vợ chồng khiến cả tuần em đi làm mà không có 1 xu dính túi.
Đến mức, em đến tháng, phải mua băng vệ sinh mà 1 nghìn cũng không có nên phải muối mặt thủ thỉ với mẹ chồng để xin tiền. Nghĩ mà buồn lắm các chị ạ. Có ai có cao kiến gì giúp em vượt qua cảnh này không ạ?
Thảo Anh
(Ba Đình – Hà Nội)
" alt=""/>Lương 15 triệu vẫn phải ngửa tay xin bố mẹ chồng từng đồng
Một buổi tối tháng 4 năm 2010, chị Raquel Nesol dắt theo 3 đứa con từ xe buýt bước xuống một trạm dừng ở thành phố Marietta, bang Georgia (Mỹ).Bốn mẹ con chị vừa trở về từ một bữa tiệc sinh nhật. Nhà chị ở khu chung cư bên kia đường, nhưng phần vạch trắng dành cho người đi bộ cách đó những 500m. Mẹ con chị và nhiều người khác vừa xuống xe quyết định băng qua đường để đi gần hơn.
Ngay lúc đó, cậu con trai 4 tuổi A.J. Newman tuột khỏi tay chị. Bà mẹ vội chạy theo túm lấy tay cậu bé, nhưng mọi thứ diễn ra quá nhanh. Chiếc mô tô lao tới, A.J. Newman và chị gái cậu tử vong ngay sau đó.
Dư luận Mỹ tranh cãi một thời gian dài về vụ việc này khi Nelson - bà mẹ vừa mới mất con - bị cáo buộc tội ngộ sát cấp độ 2 và phải đối mặt với mức án 3 năm tù giam. Trong khi đó, tài xế lái mô tô - người trực tiếp gây ra cái chết của cậu bé Newman chỉ bị tuyên 6 tháng tù giam.
Hơn 1 năm sau, nhờ quá trình đấu tranh pháp lý mạnh mẽ cùng các luật sư, chị Nelson chỉ phải nộp phạt 200 USD vì tội sang đường sai quy định. Các tội danh khác của chị được xoá bỏ.
Vụ án Raquel Nelson được dư luận ghi nhớ là một ví dụ điển hình cho thấy nước Mỹ không “đùa” với việc bảo vệ sự an toàn cho trẻ em trước những dấu hiệu vô trách nhiệm của cha mẹ.
 |
|
Thế còn ở Việt Nam chúng ta, mới đây, 2 vụ việc bạo hành trẻ em liên tiếp đã xảy ra, gây xôn xao dư luận. Vụ bạo hành cháu bé 8 tuổi ở TP.HCM dẫn đến cái chết thương tâm của bé được thực hiện bởi người tình của ông bố. Mới đây nhất là vụ bạo hành ở Thạch Thất, Hà Nội khiến tính mạng của bé gái 3 tuổi đang “ngàn cân treo sợi tóc”. Nghi phạm là tình nhân của người mẹ, sống chung nhà với bé.
Mặc dù những ông bố, bà mẹ trong cả 2 sự việc đều không phải là người trực tiếp “ra tay” với con mình. Nhưng tất cả chúng ta đều đặt câu hỏi: Họ đã ở đâu khi đứa con sống chung nhà với mình bị bạo hành dã man như thế mà không hề có phản ứng bảo vệ đứa trẻ?
Cả hai đứa trẻ đều từng bị bạo hành nhiều lần, với những vết thương có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Trong trường hợp bé gái ở Thạch Thất, trong vòng 6 tháng, người mẹ phải đưa con đi cấp cứu tới 5 lần, lần nào cũng đều là những tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng của đứa trẻ.
Hiện, nghi phạm đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Nhưng còn người mẹ, không ai hiểu tại sao chị ta lại có thể im lặng trước những hành vi man rợ ấy.
Theo phản ứng thông thường, ngay cả khi nhìn thấy một người lạ bị đánh đập, chúng ta cũng sẽ can ngăn. Huống hồ đây là một đứa trẻ, là con chị rứt ruột đẻ ra, là những hành vi man rợ như thời Trung cổ.
Nếu nói, người mẹ ấy không biết những việc đã xảy ra với con mình thì e rằng thật khó chấp nhận được. Không thể tự dưng mà một đứa trẻ liên tiếp gặp tai nạn nặng, từ uống phải thuốc trừ sâu trong căn phòng trọ chẳng có ai làm nghề nông cho đến nuốt phải 2 chiếc đinh vít.
Còn nếu chị biết, tại sao chị lại im lặng, thậm chí là giấu giếm người thân?
Chỉ có 2 lý do, một là chị quá luỵ tình dẫn đến u mê, lạc lối, không còn biết đâu là lẽ phải. Hai là chị không ý thức được những hành động ấy của người tình là độc ác và nó có thể cướp đi tính mạng của con mình bất cứ lúc nào. Đó là lỗi thiếu hiểu biết của một người đã lên chức cha mẹ.
Ở nhiều quốc gia tiên tiến, chỉ cần phát hiện một vết trầy xước hay bầm tím trên cơ thể trẻ, ngay lập tức bố mẹ đứa trẻ sẽ bị nghi ngờ đầu tiên. Nhiều phụ huynh gốc Việt từng chia sẻ những trải nghiệm bị nhà trường gọi lên nói chuyện khi phát hiện ra con họ có dấu vết lạ trên cơ thể. Và một khi ông bố bà mẹ được xác định là đã có những hành vi bạo lực với con cái, họ sẽ ngay lập tức bị tước quyền nuôi con.
Ở Việt Nam, khi sự giám sát của xã hội còn thấp đối với trách nhiệm làm cha mẹ, hệ thống pháp luật còn nương tay với những hành vi xâm phạm sức khoẻ tinh thần và thể chất của trẻ em, thì những câu chuyện bạo hành như với cô bé ở TP.HCM và bây giờ là bé gái ở Thạch Thất vẫn còn cơ hội tồn tại.
Nên chăng cần có một “bài kiểm tra” cho những người lớn trước khi họ được phép sinh con và nuôi dạy một đứa trẻ? Nó là tấm bằng tốt nghiệp lớp làm cha mẹ giống như chúng ta tốt nghiệp phổ thông, đại học. Bởi vì làm cha mẹ mà thiếu hiểu biết thì hậu quả thật khôn lường.
Đăng Dương

Ai đã găm đinh vào đầu em bé 3 tuổi?
Tại sao cháu bé mới 3 tuổi lại bị 9 cái đinh găm vào đầu? Ai đã găm và găm với mục đích gì?
" alt=""/>Nhân tình bạo hành con mình dã man, vì sao cha mẹ ruột sống cùng im lặng?