Chàng trai sinh năm 1990 có ngoại hình sáng, nụ cười tươi và giọng nói dễ thương. Seung cho biết, anh đã học tiếng Việt ở Việt Nam nhiều năm, hiện sinh sống tại Seoul (Hàn Quốc) và có bạn gái người Việt là Tôn Thị Thảo.
Được sự hỗ trợ của bạn gái, cả hai tự quay nhiều clip siêu hài, gây cười và thu hút sự chú ý. Không chỉ vậy, câu chuyện tình yêu của Seung và Tôn Thảo cũng có những tình tiết thú vị.
Kết bạn vu vơ rồi thành yêu
Hơn 3 năm trước, Kim Seung và Tôn Thị Thảo, cô gái sinh năm 1997 (Hà Tĩnh), quen nhau thông qua một ứng dụng trò chuyện trên mạng xã hội.
Thời điểm đó, Kim Seung đang học tiếng Việt, sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Nghe lời một người bạn Việt Nam, Seung dùng một ứng dụng trò chuyện để kết thêm bạn bè người Việt, đồng thời học tiếng Việt. Và anh vô tình thấy Thảo vì vị trí ngồi gần nhau nên chủ động nhắn tin làm quen.
Tuy nhiên thời điểm đó, Thảo chỉ dùng ứng dụng do tính chất công việc và không mấy thiện cảm với việc kết bạn là người nước ngoài trên đó. Lại nghe nhiều đồng nghiệp đi trước phàn nàn về các mối quan hệ trên mạng xã hội không hay, Thảo đã không đáp lại tin nhắn của Kim Seung.
Bản thân Seung cũng bị một vài bạn nữ trên ứng dụng nhắn tin trêu đùa nên anh quyết định xóa app.
Tưởng rằng đó chỉ là một mối quan hệ vu vơ không có kết quả. Nhưng Thảo không ngờ, chính sự tình cờ gặp gỡ ấy lại là cầu nối nhân duyên tình yêu giữa hai người về sau.
"Một năm sau, anh Seung tình cờ thấy Thảo khi đang dùng Facebook. Anh ấy đã tìm hiểu trang cá nhân của Thảo rồi quyết định nhắn tin làm quen thêm lần nữa. Thay vì nhắn bằng tiếng Anh như lần trước, anh đã dùng tiếng Việt", Thảo nói.
Vì có thể tìm hiểu về đối phương trên Facebook và nhận thấy Seung khá hiền lành, gần gũi, có nhiều bạn bè người Việt học tiếng Hàn nên Thảo quyết định làm quen. Mục đích ban đầu của Thảo là muốn trau dồi thêm vốn ngoại ngữ của mình.
Cũng từ đó, cả hai bắt đầu nhắn tin và hẹn gặp nhau ở quán cà phê. Ngày đầu gặp, hai người nói chuyện suốt 6 tiếng vì thấy đối phương khá hợp. Nhưng cả Thảo và Seung đều nghĩ, cả hai chỉ dừng lại ở mức bạn bè cùng học ngoại ngữ.
Sau đó, việc gặp nhau khá thường xuyên khiến Seung nảy sinh tình cảm và quyết định chinh phục Thảo. Sự hiền lành, chu đáo, lễ phép của chàng trai Hàn Quốc khiến cô gái Việt "đổ" lúc nào không hay.
Từ khi yêu nhau, Seung luôn dành cho Thảo những điều tốt đẹp.
Thảo kể: "Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lúc bọn mình yêu xa. Năm 2019, anh Seung mở quán ăn Tokbokki cùng bạn. Quán đang rất đông khách nhưng hồ sơ visa của anh không được duyệt và quán ăn cũng bị phạt rất nặng. Anh phải về nước rồi mới quay lại Việt Nam.
Lúc đó hai đứa mình khóc rất nhiều. Khi dịch Covid-19 bùng phát lần hai, anh Seung ra sân bay về nước. Mình tiễn anh trong nước mắt. Về nước, ngày nào anh cũng gọi video cho mình. Vì nhớ anh, mình khóc suốt, ăn uống không được nên sụt cân rất nhiều”.
Điều khiến Thảo nhớ nhất chính là màn cầu hôn lãng mạn của bạn trai dành cho mình.
"Hôm đó, anh hẹn mình đi chơi, mặc đồ đẹp để chụp ảnh. Anh đưa mình đến địa điểm cầu hôn rồi nói muốn cưới mình. Tình cảnh đó khiến mình vô cùng xúc động. Video anh làm, thư anh viết đã chạm tới cảm xúc của mình. Bao nhiêu khó khăn, hạnh phúc, khóc cười đều gói gọn trong thời khắc ấy. Mình sẽ không thể nào quên", Thảo chia sẻ.
Mẹ bạn trai “duyệt” ngay lần đầu gọi điện
Thời gian mới yêu, gia đình Thảo không ủng hộ mối quan hệ. Bố mẹ lo lắng cho cô con gái út, sợ con lấy chồng xa sẽ khổ. Ngay cả bố mẹ của Seung cũng không thích con trai yêu con gái Việt. Khoảng cách địa lý xa xôi khiến cả hai gặp nhiều trắc trở trong tình yêu và dự tính tương lai.
"Sau đợt anh Seung về thăm quê hương Hà Tĩnh cùng mình vào hồi tháng 8/2022, bố mẹ mình đã dần chấp nhận vì thấy anh hiền và thương mình. Bây giờ bố mẹ lại rất thương anh ấy, toàn dặn mình không được bắt nạt Seung", Thảo kể.
Về phần bố mẹ Seung, dù không thích con dâu nước ngoài nhưng khi xem video chúc mừng năm mới bằng tiếng Hàn của Thảo, ông bà đã ưng cô gái này.
"Mẹ anh ấy đem video khoe với họ hàng và gọi video cho mình. Lần đầu gặp mình trực tiếp, bác càng thích hơn. Thấy mình nói tiếng Hàn khá tốt nên bố mẹ anh Seung không còn lo lắng gì nhiều", Thảo chia sẻ.
Hiện tại, Thảo đang là du học sinh năm 2 thạc sĩ tại Seoul (Hàn Quốc) nên có nhiều thời gian gần gũi, bên cạnh bạn trai.
Vì cả hai đều có thể dùng hai ngôn ngữ Việt - Hàn linh hoạt nên luôn hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và công việc. “Bọn mình dự định mùa xuân năm sau sẽ tổ chức lễ cưới, cũng là lúc mình tốt nghiệp thạc sĩ. Sắp tới bọn mình cũng sẽ thực hiện một số dự án kinh doanh về Việt Nam”, Thảo tâm sự.
Tình yêu của Thảo và Seung được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Đặc biệt, cách nói chuyện bằng tiếng Việt dễ thương của chàng trai Hàn Quốc Seung được rất nhiều bạn trẻ mến mộ.
“Ban đầu, bọn mình tính quay video đăng lên mạng cho vui nhưng không ngờ lại nhận được nhiều phản hồi tích cực như vậy. Anh Seung cũng rất vui. Vì sự tin yêu của mọi người, bọn mình sẽ làm nhiều video hay và thú vị hơn nữa để đăng tải”, Thảo chia sẻ.
![]() |
Âm nhạc là một điểm sách của show diễn “Truyện ngắn” ngày hôm qua tại Hà Nội. Đầu tiên là phần 5 bài hát được Phan Mạnh Quỳnh sáng tác riêng cho Hà Anh Tuấn. Vẫn là những giai điệu “Xuân thì”, “Có chàng trai viết lên cây”, “An”… và lần này, được đặt cùng những thước phim tuyệt đẹp của “Truyện ngắn” do Phương Anh Đào và Liên Bỉnh Phát thủ vai chính. |
![]() |
Tất cả khán giả được cuốn vào một không gian khi lãng mạn, khi u buồn, khi nghẹt lòng đau khổ… của câu chuyện tình An, Phát. |
![]() |
Ở những phần còn lại của chương trình, Hà Anh Tuấn lịch lãm, đẳng cấp nhưng không kém phần duyên dáng và chút ngẫu hứng của chất nghệ sĩ. Quay ngược lại những giây phút đầu tiên của chương trình, khi hai người “nghệ sĩ của Hà Nội” cùng ngồi nghêu ngao trên sân khấu, vừa đàn, vừa hát “Hà Nội mùa thu”. Hà Anh Tuấn xuất hiện và gửi lời chào đến Hà Nội, vào một ngày thật ý nghĩa, và thật đẹp như thế này. |
![]() |
Hà Anh Tuấn nghẹn ngào chia sẻ về 39 người thiệt mạng tại Anh |
![]() |
Ít ai biết, ca khúc “Nước ngoài” cũng được Phan Mạnh Quỳnh – vốn là một người con Nghệ An, sáng tác dựa trên chính câu chuyện của những người con xứ Nghệ quanh mình, cũng vì một tương lai mà phải rời xa mảnh đất yêu dấu. |
![]() |
Phần sau của chương trình, Hà Anh Tuấn chiêu đãi khán giả với một bữa tiệc âm nhạc thăng hoa đích thực. Không có những chiêu trò màu mè, thậm chí, trò chuyện – vốn là “đặc sản” của Hà Anh Tuấn – cũng được tiết chế một cách hài hoà để nhường chỗ cho âm nhạc và chỉ âm nhạc. |
![]() |
Một điều đặc biệt nữa mà Hà Anh Tuấn dành tặng Hà Nội, đó là nếu như 2 show diễn trước, Hà Anh Tuấn hé lộ về thông điệp “Hà n Tuấn” – Người đồng hành tên Hà sẽ xuất hiện với Tuấn trong dự án truyện ngắn lần này. Hội An là nữ danh ca xứ Quảng – Hà Hồ. Sài Gòn là giọng hát da diết của Thanh Hà. Và Hà Nội, Tuấn dành cho Hà Nội một nghệ sĩ Hà độc nhất vô nhị - Hà Trần. |
![]() |
Ngay từ phút giây Hà Trần bước lên sân khấu, diva đã cuốn lấy tất cả khán giả, và cả band nhạc lẫn chính Hà Anh Tuấn vào câu chuyện của riêng mình. Giọng hát điêu luyện, đầy thâm trầm và kinh nghiệm của một nữ diva số 1, Hà Trần khiến tất cả choáng ngợp với những ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của mình. Cũng như giúp Hà Anh Tuấn khép lại 3 đêm diễn “Truyện ngắn” một cách thuyết phục. |
Tình Lê
Sau Hồ Ngọc Hà và Thanh Hà, giai nhân nào sẽ kết đôi cùng Hà Anh Tuấn trong “Truyện Ngắn" tại Hà Nội?
" alt=""/>Hà Anh Tuấn nghẹn ngào chia sẻ về 39 người thiệt mạng tại AnhNhân vật chính trong lễ trưởng thành của một gia đình người Dao tại Mộc Châu (Sơn La), em Triệu Xuân Hai (8 tuổi) mặc một bộ đồ truyền thống của dân tộc Dao Tiền nhân ngày vui của mình. Lễ cấp sắc không phân biệt tuổi tác, miễn là gia đình có điều kiện về kinh tế.
Bố của em là anh Triệu Xuân Minh (dân tộc Dao tiền, tiểu khu Tà Loọng, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, Sơn La) đã làm 15 mâm cơm tiếp đãi khách. |
Gia đình đã tổ chức trong 2 ngày, 2 đêm với 3 con lợn (tổng cộng 500 kg) được mổ. |
Trước đó anh Minh đã mời thầy mo xem ngày tốt để tổ chức. |
Cỗ được bày cả trong nhà và ngoài sân. Khách chủ yếu là hàng xóm, bạn bè và họ hàng từ xa về dự. |
Hai bộ ảnh với 6 tấm tượng trưng cho hình ảnh các thầy mo đi làm lễ được treo lên giữa nhà theo đúng nghi thức. Đồ làm lễ cũng khá đơn giản, chỉ có xôi nếp gói vào lá dong, rượu và những đồ thầy mo đem đến. |
Thầy mo được mời đến là người đã được cấp sắc, cao tay và có uy tín trong làng. |
21h, các cao niên trong làng thổi tù và, đánh cồng chiêng bắt đầu làm lễ và mời tổ tiên về dự. |
Triệu Xuân Hai và hai thầy mo phải làm lễ thâu đêm suốt sáng, kéo dài hai ngày. |
Một nghi lễ quan trọng là cậu bé phải uống rượu và mời thầy mo làm lễ. |
Mặc dù đêm hôm trước đã được gia đình cho ngủ sớm, nhưng do quá mệt và phải thức khuya nên Triệu Xuân Hai thường xuyên ngáp ngủ. |
Tiếng chuông vang lên kèm theo những lời thần chú gieo quẻ được các thầy mo đọc lên cả đêm. |
Múa xòe tập thể là phần nghi thức không thể thiếu trong ngày này. Riêng người được cấp sắc và thầy mo sẽ múa cả đêm. |
Gần 1h sáng, thầy mo đang chọn tên "âm" cho Triệu Xuân Hai. Lễ đặt tên "âm" vô cùng quan trọng trong lễ cấp sắc. |
3 ngọn nến được đặt trên vai và đỉnh đầu của em. |
Sau khi thụ lễ cấp đạo sắc tên âm của Triệu Xuân hai được ghi luôn trong 10 điều cấm, 10 điều nguyện để khi chết về được với tổ tiên. |
Lễ này là cấp pháp danh cho người thụ lễ rất quan trọng. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và cha đẻ, sau đó quan sát và học một số điệu múa từ các thầy để làm lễ cấp sắc cho người khác (Sau khi được cấp sắc, Triệu Xuân Hai sẽ được làm lễ cho người khác). Ngoài ra em còn có thể làm thầy mo, có quyền hơn trong họ hàng. |
Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái. Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Nếu gạt bỏ những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng thì lễ cấp sắc có tính giáo dục rất lớn, thể hiện qua những lời giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác. Lễ này thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng giêng hàng năm bởi đây là khoảng thời gian nhàn rỗi của bà con dân tộc. |