Theo khảo sát của công ty bảo mật SecurityBox, hầu hết nhân viên quản trị mạng trong các doanh nghiệp Việt Nam không có giải pháp nhằm thường xuyên để nắm được thực trạng an ninh mạng doanh nghiệp, không biết toàn bộ hạ tầng mạng có bao nhiêu thiết bị dính lỗ hổng an ninh, lỗ hổng dạng nào và phương pháp khắc phục.
Điều này dẫn đến 99% doanh nghiệp hiện nay có lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng. Thậm chí có những lỗ hổng tồn tại cách đây hàng chục năm cũng chưa được khắc phục.
Đáng lo ngại hơn, phần lớn doanh nghiệp không có chính sách rõ ràng để đảm bảo an ninh mạng, người sử dụng trong doanh nghiệp không có nhận thức tốt về an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu và bảo vệ chính mình trước các cuộc tấn công mạng.
Việc này làm giảm đáng kể hiệu quả của việc thuê ngoài dịch vụ đánh giá an ninh mạng.
Đại diện SecurityBox cho rằng doanh nghiệp không có khả năng phòng thủ chủ động trước diễn biến an ninh mạng phức tạp ngày nay. Điển hình như vụ mã độc WannaCry với quy mô lớn vào đợt tháng 5/2017 đã làm lây nhiễm hơn 230.000 máy tính trên 150 quốc gia với thiệt hại không hề nhỏ. Vấn đề là mã độc WannaCry lây lan qua lỗ hổng MS17-010 của Windows và hãng Microsoft đã có bản vá lỗ hổng này từ tháng 3/2017. “Nếu các doanh nghiệp có công cụ để chủ động rà soát và kiểm tra hệ thống của mình một cách thường xuyên thì đã sớm phát hiện ra các lỗ hổng đồng thời có phương án ngăn chặn kịp thời giảm thiểu tối đa được thiệt hại”, đại diện SecurityBox nhận định.
" alt=""/>99% doanh nghiệp trong nước dính lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọngTheo thống kê của các chuyên gia, thể tích của 50 loại smartphone thịnh hành nhất thế giới hiện nay cũng ngày càng tăng kể từ năm 2006.
Các chuyên gia nhận định, xu hướng smartphone nặng hơn có thể liên quan đến việc các nhà sản xuất tăng sử dụng chất liệu kim loại và kính trong chế tạo máy. Cả hai chất liệu này đều nặng hơn nhựa, chất liệu sản xuất điện thoại phổ biến trước kia.
Không chỉ vậy, hai chất liệu này cũng đòi hỏi độ dày lớn hơn nhựa. Chẳng hạn như nhựa uốn gập dễ dàng nhưng nhanh chóng khôi phục về hình dạng ban đầu. Trong khi đó, kim loại uốn gập vĩnh viễn, đặc biệt quanh các xung yếu, nơi đặt phím bấm và các cổng, nền đòi hỏi dày hơn để giữ không bị biến dạng.
Trong giai đoạn 2014 - 2015, dư luận từng chứng kiến hoàng loạt vụ smartphone dính hiện tượng "bendgate" (điện thoại bị uốn cong ngoài ý muốn trong khi sử dụng), bao gồm cả các mẫu điện thoại flagship vào thời điểm đó như Apple iPhone 6 Plus và Samsung Galaxy S6. Thực tế, màn hình càng lớn thì càng dễ bị uốn cong.
Một điều đáng lưu ý nữa là, các nhà sản xuất đang thi nhau ra các mẫu điện thoại sở hữu màn hình ngày càng lớn hơn. Bên cạnh đó, tỉ lệ kích thước 18:8 hoặc lớn hơn khiến các smartphone cũng dài hơn. Đây không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến điện thoại ngày càng nặng hơn.
Tuấn Anh(Theo Gsmarena)
Tạp chí Consumer Reports đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm với các smartphone đầu bảng trên thị trường hiện nay để tìm ra thiết bị tốt nhất.
" alt=""/>Bất chấp các cải tiến, smartphone ngày càng nặngNgày 4 và 5/12/2017, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG tổ chức Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Phát triển Công nghiệp thông minh (Smart Industry World 2017) với chủ đề “Định hình & Phát triển nền sản xuất công nghiệp thông minh trong tương lai”.
Phát biểu tại phiên thảo luận về Tầm nhìn và chiến lược xây dựng đô thị thông minh trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế về Phát triển Công nghiệp thông minh, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh, công nghệ IoT đã trở thành cầu nối mở ra khả năng kết nối hợp nhất giữa không gian vật lý và không gian số cho phép giám sát trạng thái và các hoạt động của các thực thể vật lý đến mức chi tiết và do đó được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhất là đô thị thông minh. Xu hướng ứng dụng những tiến bộ ICT và các phương thức đổi mới sáng tạo khác đang được ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý đô thị làm cho đô thị thông minh hơn. Đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường được gọi là đô thị thông minh phát triển bền vững. Tuy nhiên, cho đến nay, thế giới chưa có sự thống nhất rộng rãi về định nghĩa đô thị thông minh.
![]() |
Tại phiên thảo luận này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc MobiFone cho biết, MobiFone cũng đã nghiên cứu mô hình thành phố thông minh lấy người dân làm trung tâm, các công nghệ thông minh sẽ hỗ trợ cho cuộc sống của những cư dân trong thành phố này. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng dưới góc nhìn của MobiFone, phương pháp tiếp cận công nghiệp 4.0 của một doanh nghiệp kinh doanh đa dịch vụ - Tầm quan trọng của chuẩn hoá và kết nối dữ liệu trong việc xây dựng thành phố thông minh.
“Nói về cuộc cách mạng công nghệp 4.0, ai cũng biết các yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng này là trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data (dữ liệu lớn) và IoT (Internet kết nối vạn vật). Thành phố thông minh sẽ là thành quả từ sự phát triển công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, để các giải pháp xây dựng thành phố thông minh thật sự thông minh thì cần phải chuẩn hoá và kết nối cơ sở dữ liệu và sử dụng AI và phân tích dữ liệu BIG Data” ông Hùng nói.
Ông Hùng khẳng định, các dữ liệu quốc gia nếu để rời rạc sẽ làm mất đi mối quan hệ của dữ liệu do đó làm giảm đáng kể ý nghĩa của phân tích dữ liệu BIG Data. Các hệ thống có thêm phần trí tuệ nhân tạo nếu có nhiều dữ liệu đầu vào kết nối với nhau thì sẽ nâng cao khả năng tự làm giầu thêm kiến thức xử lý của hệ thống qua đó làm cho hệ thống sẽ thông minh hơn. Đại diện MobiFone cũng khẳng định, việc liên kết và phân tích dữ liệu này sẽ tạo ra nhiều dịch vụ mới phục vụ cho người dân được tốt hơn.
Bên cạnh đó việc chuẩn hoá các cơ sở dữ liệu thành phần, cùng với giải pháp đám mây hoá dịch vụ sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư, giảm thời gian chuyển đổi và thuận lợi hơn nhiều khi thực hiện việc chuyển dịch mô hình quản trị và kinh doanh trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0
Trong bài trình bày của mình, ông Hùng cho rằng, thành phố thông minh sẽ quản lý ô nhiễm không khí, trang trại, tầu thuyền, rác thải, âm thanh, chiếu sáng, giao thông, đo mức độ phóng xạ… Tất cả những yếu tố này đòi hỏi phải có tiêu chuẩn bởi đây là những điều kiện ảnh hưởng đến cuộc sống cư dân trong thành phố đó.
" alt=""/>Sếp MobiFone: “Nếu không có chuẩn sẽ khó xây dựng thành phố thông minh”