Điện thoại Android chưa bao giờ rẻ đến thế. Đây là điều tốt. Trên thị trường, có khá nhiều các mẫu di động giá hời cho nhu cầu lướt web, truy cập ứng dụng và chụp hình ở mức cơ bản, tuy nhiên, không phải model nào cũng mang đến trải nghiệm đủ tốt, xứng với số tiền người dùng bỏ ra.
Dưới đây là một số tính năng nên có trên chiếc di động Android giá rẻ bạn nên cân nhắc trước khi chọn mua.
Bất cứ kích thước màn hình ra sao, một chiếc di động đủ tốt hiện nay phải có độ phân giải 720p (HD). Dưới độ phân giải đó, các nội dung như ảnh, video hoặc trang web sẽ hiển thị một cách mờ nhạt, gây khó chịu nhất định.
Từng là một trang bị xa xỉ trên các smartphone cao cấp trước đây nhưng hiện tại, nó lại là tiêu chí cơ bản cho một chiếc di động giá rẻ. Đừng quá dễ dãi khi cho rằng độ phân giải màn hình không quan trọng. Trái ngược, nó là phần quan trọng nhất trong việc trải nghiệm một chiếc di động.
![]() |
Tất nhiên, đây là một đòi hỏi không phải thấp cho một chiếc smartphone Android giá rẻ. Tuy nhiên, với việc các nhà phát triển liên tục ra mắt hoặc cập nhật ứng dụng với dung lượng lớn và ngốn RAM hơn, những trang bị nói trên là cần thiết.
Nên nhớ, bạn không bao giờ có đủ 8 GB trống cho một chiếc smartphone 8 GB. Thông thường bạn chỉ có khoảng 3 GB trống cho ứng dụng, ảnh, video, nhạc và hàng tá thứ khác. Bạn có thể dùng thẻ nhớ microSD nhưng hiệu năng sẽ chậm hơn đáng kể so với khả năng lưu trữ mặc định của máy.
Cũng liên quan đến vấn đề hiệu năng, 1 GB RAM – dù máy có tối ưu hóa tốt đến dâu – vẫn sẽ gây tình trạng hết RAM trong bối cảnh hiện nay. Hãy cố tìm kiếm một chiếc di động sử dụng RAM 2 GB, dung lượng 16 GB.
Ngay cả khi sử dụng smartphone 16 GB, bạn vẫn đứng trước nguy cơ sử dụng hết dung lượng bởi những thứ như nhạc, phim, ảnh vv… Về cơ bản, hầu hết các di động Android giá rẻ hiện nay đều hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra cẩn thận.
Đừng nên mua một chiếc smartphone chạy Lollipop (hoặc KitKat, thậm chí Jelly Bean) vào năm 2016. Marshmallow mang đến những cải tiến lớn về hiệu năng và thời lượng pin so với các thế hệ trước. Ngoài ra, nó cũng có khả năng bảo mật tốt hơn nhiều so với các máy giá rẻ chạy Android 5.x.
![]() |
Honor 5X là một trong những smartphone không có lớp phủ chống dầu trên màn hình. Ảnh: Android Authority. |
Lớp phủ chống dầu là trang bị tiêu chuẩn trên màn hình của phần lớn smartphone hiện nay. Tuy nhiên, có một số thiết bị giá rẻ loại bỏ chi tiết này. Do nó không được nhắc đến trên bảng liệt kê cấu hình máy, người dùng sẽ phải tự kiểm tra để xác định.
Lớp phủ chống dầu này cho tác dụng ngăn cho dấu vân tay bám lại lâu trên màn hình. Nếu không có lớp này, bạn sẽ cảm thấy nhờn khi chạm vào màn hình và rất khó làm sạch dấu vân tay. Nó thậm chí phát ra những tiếng kêu the thé khi bạn chà ngón tay vào màn hình máy.
Mặc dù lớp phủ này sẽ mất dần theo thời gian, sẽ là dễ chịu hơn rất nhiều nếu chiếc điện thoại không liên tục ghi lại dấu vân tay của bạn trên màn hình.
" alt=""/>5 tiêu chí mua một chiếc di động Android giá rẻTheo Cục Quản lý Cạnh tranh, khi việc sử dụng thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng ngày càng trở nên dễ dàng đã xảy ra nhiều vụ việc người dùng điện thoại phải trả một số tiền cước viễn thông rất lớn do các gói dữ liệu được kích hoạt bởi trẻ em, điển hình là việc bật dữ liệu 3G không trọn gói, tự do kích hoạt các ứng dụng có tính phí, mua hàng trong ứng dụng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, người dùng điện thoại đã bị tính phí vài triệu đồng.
Trẻ em cũng dễ bị thu hút hơn người lớn trong các trò chơi, đặc biệt trong bối cảnh các ứng dụng ngày càng được phát triển với các vật dụng/nội dung hấp dẫn. Việc này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà xuất hiện ở cả những nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ trong suốt nhiều năm qua.
Đầu tháng 4/2017, Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ (U.S Federal Trade Commission - US.FTC) đã tiến hành xử lý vụ việc liên quan đến việc trẻ em mua hàng trong ứng dụng của Amazon.
Tòa án đã ra phán quyết về việc Amazon phải chuẩn bị số tiền đền bù cho người tiêu dùng lên tới 70 triệu USD. Diễn biến trước đó của vụ việc bắt nguồn từ việc bị tính phí mua hàng trong ứng dụng mặc dù chủ tài khoản không thực hiện giao dịch. Các giao dịch này được thực hiện thành công bởi trẻ em mà không cần xác nhận từ người lớn.
Các ứng dụng liên quan trong vụ việc chủ yếu là trò chơi trực tuyến (online games) cho phép mua các vật dụng trong trò chơi như đồ dùng cho nhân vật, nâng cấp nhân vật, diện tích sở hữu, tài nguyên trong trò chơi, các phần tiếp theo của trò chơi hoặc thậm chí là phí để bỏ qua một phần quá khó của trò chơi...
Tiền ảo trong trò chơi được mua bằng thông tin thẻ tín dụng của người dùng – một hình thức thanh toán rất nhanh gọn do thông tin thẻ đã được lưu sẵn trong tài khoản.
Thông thường, khi có yêu cầu mua hàng từ người chơi, các ứng dụng sẽ yêu cầu thông tin xác nhận như mật khẩu hoặc dấu vân tay. Tuy nhiên, Amazon đã cho phép người chơi mua hàng mà không cần xác nhận từ chủ tài khoản - chỉ khi nhận được sao kê thẻ tín dụng từ ngân hàng, người dùng mới biết về các khoản chi. Vụ việc diễn ra trong suốt 5 năm, từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2016 với thiệt hại rất lớn cho người dùng.
Phán xét của tòa án về vụ việc này được cho là thỏa đáng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Tuy nhiên, với góc độ người tiêu dùng, việc chủ động bảo vệ quyền lợi của mình sẽ có ích hơn là để thiệt hại xảy ra và được bồi thường. Vụ việc tương tự Amazon đã từng được US.FTC xử lý triệt để với Apple và Google - những nhà cung cấp ứng dụng hàng đầu thế giới.
Theo đó, 2 công ty này đã bồi thường cho người tiêu dùng bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép người dùng đòi tiền bồi hoàn ngay trên thiết bị di động khi phát hiện có giao dịch trong ứng dụng.
Ba vụ việc nói trên chứng tỏ, một lượng rất lớn người tiêu dùng trên thế giới đã bị ảnh hưởng từ việc mua hàng trong ứng dụng.
" alt=""/>Cha mẹ mất hàng triệu đồng vì con cái tự kích hoạt 3G, ứng dụng tính phí