
|
Sáng nay, 8/12, nhóm người dùng sử dụng xe Mazda 3 đã có buổi làm việc với Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), Cục Quản lý cạnh tranh về vụ việc xe Mazda 3 gặp lỗi đèn báo lỗi động cơ. Trong buổi làm việc, gần 20 người dùng, đại diện cho gần 200 người dùng đang gặp phải lỗi này tỏ ra rất bức xúc về cách xử lý của Trường Hải trong hơn 4 tháng qua.
Trong “tâm thư” của mình, ông Trương Đăng Hải (Thành phố Thái Nguyên), đại diện cho nhóm người dùng làm việc với Bộ Công thương cho biết: "Với một chiếc xe hiện đèn check mà trong kỹ thuật gọi là “đèn báo lỗi động cơ”, vậy đó có phải là lỗi không? Có lỗi không phải là sản phẩm hoàn chỉnh mà là một sản phẩm khuyết tật. Và nếu là sản phẩm này khuyết tật thì có thể khẳng định Thaco đối xử với chúng tôi đến giờ là không đúng rồi".
Ông Hải cũng cho hay, kể từ khi phát hiện đèn báo lỗi động cơ, người dùng đã theo dõi, cập nhật tin tức từ việc kỹ sư Nhật Bản sang và phía Mazda đang tích cực tìm nguyên nhân. Nhưng, trong suốt 4 tháng, ngoài thông báo về việc người dùng tự mang xe đến trạm để khắc phục thì Thaco tỏ ra trốn tránh trách nhiệm và ứng xử không chuyên nghiệp. Ông cũng so sánh với vụ việc Mazda xuất hiện đèn báo lỗi tại Mỹ, Mazda gửi thư cho từng khách hàng, nhưng ở Việt Nam khách hàng lại không được ứng xử như vậy.
 |
|
Ngoài ra, ông Hải cho biết thêm, trước đó, báo Dân trí cũng đăng tải thông báo từ Thaco về việc sẽ nhận cam kết bảo hành động cơ đối với cả những động cơ hết bảo hành (điều kiện là bảo hành dưới 10.000km hoặc 3 năm tùy điều kiện nào đến trước. Thế nhưng, ngay sau đó, chính Thaco lại đưa ra thông báo khuyến cáo người tiêu dùng trái ngược với những thông tin đã đưa. Thậm chí, nhiều người dùng (sau khi đã có thông báo vệ sinh kim phun miễn phí) vẫn bị đại lý thu phí dịch vụ này như bình thường.
Theo thông tin từ Thaco, công ty đã bán ra được khoảng 4.000 chiếc Mazda 3, hãng ghi nhận khoảng 170 trường hợp xe lỗi. Tuy nhiên, theo danh sách được tổng hợp bởi câu lạc bộ Mazda 3 Club, diễn đàn quy tụ những người dùng và yêu thích dòng xe này tại Việt Nam trên mạng xã hội Facebook, đã có khoảng 200 xe xuất hiện lỗi đèn báo Check-engine (và con số có thể tiếp tục tăng lên). Trong số đó, rất nhiều trường hợp đã gặp phải lỗi này ít nhất 2 lần trở lên kể cả khi đã vệ sinh kim phun. Điều này trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của Trường Hải đưa ra từ trước đó.
Trong buổi làm việc, ngoài ý kiến của ông Trương Đăng Hải, nhiều người dùng cũng bức xúc và bày tỏ sự không đồng tình với việc Thaco trả lời cơ quan quản lý (ở đây là Cục quản lý cạnh tranh) rằng sau khi vệ sinh kim phun, xe sẽ không xuất hiện tình trạng đó.
Ông Phạm Minh Tuấn (Hà Nội) cho biết, chiếc xe Mazda 3 mà ông đi đã 3 lần báo lỗi động cơ. Lần đầu tiên chiếc xe báo lỗi khi mới chỉ vận hành được 600km. Ông được tư vấn đi cạn bình xăng, đổ xăng mới thì hiện tượng đèn báo lỗi động cơ sẽ mất. Tuy nhiên, khi đi được khoảng 800 km (tức chỉ thêm 200km) thì đèn báo lỗi lại xuất hiện. Tại thời điểm xe đi được 4.872 km, xe tiếp tục báo lỗi lần 3. Ông cho hay: đã “liều” đi đến mốc 5000 km và đi bảo hành đúng đợt chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam. Song việc thay thế kim phun cho chiếc xe của ông (được đại lý và chuyên gia thực hiện) lại hoàn toàn không được đề cập đến trong các hóa đơn chứng từ. Nhiều người dùng khác (có mặt trong buổi làm việc) cũng đồng tình với việc này.
" alt=""/>Người dùng Mazda 3: 'Chúng tôi cần một lời xin lỗi'

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn mong muốn ngành TT&TT sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Dương trong thời gian tới, có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày truyền thống ngành TT&TT Việt Nam của tỉnh Hải Dương sáng 26/8..
|
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm Ngày Truyền thống Ngành TT&TT Việt Nam (28/8/1945-28/8/2016) tỉnh Hải Dương sáng 26/8, Bộ trưởng đánh giá công tác quản lý nhà nước về TT&TT trên địa bàn Hải Dương những năm gần đây đã được triển khai "toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm", hướng về cơ sở, không ngừng nâng cao chất lượng. Hệ thống văn bản quản lý, chỉ đạo điều hành đã được ban hành kịp thời, có hệ thống, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và quy định của Trung ương, của Bộ, tạo hành lang pháp lý, tạo cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng viễn thông, CNTT được đầu tư đồng bộ, hiện đại; ứng dụng CNTT được thúc đẩy triển khai mạnh mẽ tại các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, góp phần minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; Cổng thông tin điện tử, Hệ thống giao ban trực tuyến và Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được vận hành có hiệu quả góp phần từng bước xây dựng thành công mô hình Chính quyền điện tử tại Hải Dương trong thời gian tới.
Bộ trưởng cũng đánh giá cao mức độ đầu tư của tỉnh dành cho hệ thống hạ tầng TT&TT, hoạt động báo chí, xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích; Hải Dương cũng đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền; Hoạt động thông tin đối ngoại, tuyên truyền về biển, đảo được triển khai cơ bản toàn diện với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn, vừa khơi dậy, giáo dục được truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, vừa tạo được hiệu ứng tuyên truyền, quảng bá đến du khách và bàn bè quốc tế về hình ảnh con người, những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của Tỉnh.
"Qua 71 năm xây dựng và trưởng thành, Ngành TT&TT đã trở thành ngành tiên phong trong đường lối đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện, phát triển cao cả về quy mô, doanh thu và thị trường. Trong kết quả chung của toàn ngành đó, có vai trò, sự đóng góp tích cực của các địa phương trên cả nước, đặc biệt là tỉnh Hải Dương", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tuy vậy, với tính chất của ngành TT&TT là đa ngành, đa lĩnh vực, vừa mang tính chính trị, tư tưởng sâu sắc, nhạy cảm, vừa mang tính công nghệ kỹ thuật cao, phát triển nhanh, lại vừa là ngành kinh tế quan trọng – một trong những ngành đóng góp lớn và bền vững cho ngân sách Nhà nước, người đứng đầu ngành TT&TT cũng đã nêu ra những nhiệm vụ rất cụ thể dành cho Sở TT&TT tỉnh, cơ quan tham mưu chính cho tỉnh về chính sách, quy hoạch phát triển ngành trong thời gian tới.
Theo đó, Sở cần bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chương trình, kế hoạch của toàn Ngành, định hướng của Tỉnh để làm tốt công tác tham mưu với Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, ban hành kịp thời các quy định, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc triển khai hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của nhà nước và cảnh quan đô thị; đặc biệt là trong việc triển khai quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025, hoạt động thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở...quảng bá hình ảnh, nâng tầm vị thế cho tỉnh.
Sở cũng cần chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong Ngành đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở hạ tầng mạng lưới, dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng CNTT góp phần tạo bước đột phá trong công tác chỉ đạo điều hành của Tỉnh theo hướng tập trung, thống nhất về cơ sở hạ tầng, về các ứng dụng dùng chung, các dịch vụ công trực tuyến theo kế hoạch, lộ trình của Chính phủ; đảm bảo An toàn thông tin; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt những lĩnh vực còn nhiều bức xúc như: thông tin điện tử, quản lý thuê bao di động trả trước, in và phát hành trái phép xuất bản phẩm;
"Cần chú trọng tăng trưởng đi đôi với đảm bảo chất lượng dịch vụ và quan tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Năng lực quản lý nhà nước cần không ngừng được nâng cao, đổi mới phương pháp và phong cách làm việc để thích ứng với sự phát triển nhanh của ngành. Mục tiêu đặt ra là đưa ngành thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế- xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng", Bộ trưởng chỉ đạo.
T.C
" alt=""/>Hải Dương cần phấn đấu đưa TT&TT thành ngành mũi nhọn